Nước, dinh dưỡng và ánh sáng là các yếu tố chúng ta nhắc đến đầu tiên khi nói về vấn đề nuôi thủy sinh. Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến vấn đề ánh sáng.
Các nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới đã nghiên cứu trong thời gian dài, để tạo ra chiếc đèn không chỉ cung cấp ánh sáng giống ánh sáng mặt trời nhất mà còn tạo ra ánh sáng phù hợp nhất cho cây và cá phát triển.
Khi chất lượng là điều quan trọng nhất mà bạn quan tâm thì có những dòng đèn này đã được những chuyên gia kiểm duyệt, dành cho những người mới chơi hoặc có kinh nghiệm muốn những thiết bị ở phân khúc cao cấp.
Chúng ta sẽ bàn luận thêm về vấn đề ở bài viết bên dưới
Lịch sử về đèn thủy sinh
Đầu tiên nhắc đến 2 loại đèn chính Tuýp T5 và đèn led
10 năm về trước chúng ta có đèn T8 và đèn HQI nhưng chúng đã biến mất khỏi giới thủy sinh.
Đèn HQI có ánh sáng mạnh và có màu sắc tốt nhưng chúng dần biến mất vì chúng quá to và quá nóng. Việc sản xuất đèn và bóng đèn cũng không thân thiện cho môi trường.
Bóng đèn tuýp T5 được thay thế bởi T8 bởi hiệu năng chiếu sáng tốt, vượt trội hơn. Trên thực tế, đèn T5 cũng đang được dần dần thay thế bởi đèn led.
Đèn led đang dần trở thành tiêu chuẩn của đèn thủy sinh cũng như ở mọi lĩnh vực khác trong đời sống.
Xét đến hình dạng đèn
Chúng ta có 3 lựa chọn.
Đầu tiên chúng ta có loại đèn lắp ở cạnh bể, có chân đèn cố định lắp hoàn toàn vừa hai cạnh bên bể, chỉ dùng được cho một bể có kích thước cụ thể. Đèn 60 chỉ dành cho bể dài 60cm và chỉ vậy.
Loại thứ 2 chúng ta có đèn có thể điều chỉnh kích thước chân, nhưng chúng ta phải cẩn thận vì nếu dùng đèn 60 cho bể 90cm thì góc bể sẽ bị tối.
Loại thứ ba chúng ta có đèn treo, theo mình là loại tốt nhất.
Lý do đầu tiên là bạn có không gian phía trên bể để có thể chăm sóc cho bể, thay nước, tỉa cây, lọc cặn,… mà không phải di chuyển đèn.
Hai là bạn có thể tùy chỉnh đèn để có độ cao phù hợp nhất cho bể.
Xem thêm: Nên treo đèn thủy sinh cao bao nhiêu?
Đặc biệt khi bạn chọn đèn bạn cũng phải cân nhắc ánh sáng của đèn ảnh hưởng đến toàn bộ phòng như thế nào. Ví dụ nếu bạn có ghế phòng khách thấp mà đèn lại quá cao, bạn sẽ bị đèn chiếu vào mắt suốt. Vì lý do này, một số nhà sản xuất sẽ cung cấp thêm miếng chắn cho đèn thủy sinh
Xét đến màu sắc của đèn
Nếu có điều kiện, bạn nên đến tận shop và kiểm tra màu sắc của đèn để xem mình thích gì nhất. Mỗi đèn sẽ có màu sắc hơi khác nhau.
Ví dụ như đèn ADA AquaSky G, không phải đèn RGB, là đèn ánh sáng trắng, sẽ có màu hơi vàng, màu xanh lá sẽ rất xanh.
Mặc khác, đèn Twinstar S, là đèn RGB nhưng không điều chỉnh được màu sắc, sẽ khiến cho bể của bạn có ánh đỏ. Các cây thủy sinh màu đỏ khi được trồng dưới ánh đèn này sẽ có màu rực rỡ hơn.
Bạn có thể mua một số loại đèn có thể điều chỉnh được màu sắc. Bạn sẽ phải cẩn thận vì nếu bạn cho đèn cực đỏ, cực xanh thì bạn sẽ tạo ra màu sắc rất thú vị nhưng sẽ không tốt cho cây lắm.
Tuổi thọ đèn
Đối với đèn Tuýp và HQI, khi đèn hỏng, bạn chỉ cần mua bóng đèn mới để thay thế là xong. Nhưng bạn không thể làm điều này với đèn Led được.
Nhưng đừng lo vì theo nghiên cứu, trong điều kiện thông thường, tức là đèn được dùng để chiếu sáng 7-9 tiếng một ngày thì đèn sẽ dùng tốt trong vòng 8-9 năm. Điều này đúng đối với đèn led từ các hàng và ở phân khúc trung cấp trở lên.
Đối với đèn giá rẻ hoặc đèn chế thì tuổi thọ này sẽ không được đảm bảo.
Thực tế là, khi mình mới làm những bể đầu tiên, mình đã mua loại đèn thủy sinh giá rẻ và chỉ sau một thời gian rất ngắn chúng bị hỏng do nhiệt độ đèn quá cao. Không chỉ một đèn mà hai cái đèn tiếp theo mình mua cũng gặp tình trạng tương tự. Vậy nên mình khuyên bạn hãy chọn đèn thật kỹ và mua đèn từ những nhà sản xuất uy tín, bạn sẽ tiết kiệm được thêm nhiều về lâu dài.
Về đèn chế
Mình biết một số bạn thích chế đèn và mua dùng đèn chế. Điều này rất tốt, đó cũng là một sở thích khác ngoài sở thích chăm bể thủy sinh.
Nhưng với những loại đèn này để tìm thông số thích hợp cho cây thì khá là khó. Một số chỉ số như PAR, lux chỉ có ở loại đèn trung cấp trở lên. Vậy nên nếu bạn không quan trọng về thông số bạn hoàn toàn có thể sử dụng đèn led chế.
Nếu bạn có một số cây trong bể yêu cầu độ chăm sóc cao và mật độ cây dày đặc thì mình khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về đèn chế trước khi mua hoặc mua từ một hãng khác.
Đèn cao cấp cho bể của bạn
Bên dưới là phân loại đèn theo phân khúc, tuy nhiên phân loại này không tuyệt đối, một số loại đèn có thể nằm ở giữa các phân khúc và thuộc 2 phân khúc khác nhau.
1. Phân khúc thấp bình dân
Đây là các loại đèn dùng cho bể cá đơn giản, không có cây hoặc trồng những loại cây dễ sống, dễ chăm. Chúng ta có:
- Dòng B của hãng Twinstar
- Đèn Led Odyssea
- Chihiros A
2. Phân khúc trung cấp
Tại phân khúc này bạn có thể chỉnh được cường độ ánh sáng và hẹn giờ chiếu sáng, phù hợp cho những bể trồng nhiều cây cối.
Bạn có thể trang bị cho hầu hết tất cả các bể với loại đèn này, trừ những bể yêu cầu rất rất cao. Khi bạn làm bể mà bạn muốn cây cối dày, muốn thảm cây, bạn phải mua đèn ở phân khúc này.
Với các dòng đèn này, bạn có thể nuôi được hầu hết các loại cây thủy sinh nhưng bạn sẽ khó có thể có được màu sắc đỏ rực, đậm từ một số loài cây cụ thể.
- Chihiros A2
- Đèn ONF
- Dòng E của Twinstar
- Đèn Week Raptor
3. Phân khúc cao cấp
Khi chúng ta đến với phân khúc này, hộp chứa đèn bắt đầu lớn hơn, nhiều màu sắc và tinh tế hơn. Chúng ta có rất nhiều đèn RGB.
Một số người hay nhầm lần, với những đèn cao cấp này, có một số loại bạn không tùy chỉnh nhiều được. Ví dụ như với ADA, họ sẽ nói rằng: “chúng tôi biết nhiều hơn bạn”. Nghe có vẻ lạ nhưng mục đích của họ là tạo ra một chiếc đèn bạn chỉ cần lắp vào bể và bật lên, sẽ không có gì có thể sai được.
Nhưng khi mua đèn với mức giá này, nhiều người sẽ muốn được tùy chỉnh, kiểm soát nhiều hơn. Bạn có thể có được điều đó với dòng đèn Chihiros, bạn có thể chỉnh màu sắc, nhiệt độ màu. Đối với dòng Twinstar và ONF bạn cũng có thể chỉnh với một mức độ nào đó. Bên dưới là danh sách các đèn ở phân khúc cao cấp.
- Đèn Chihiros W RGB
- Đèn Twinstar phân khúc S
- Đèn AquaSky RGB từ ADA
- Đèn ONF Flat Nano+
- Đèn Flat One
4. Phân khúc siêu cao cấp
Bây giờ chúng ta đến với phân khúc siêu cao cấp
Bạn phải cẩn thận khi sử dụng những loại đèn này, nếu bạn là người mới, đừng chọn những loại này vì chúng có ánh sáng rất mạnh. Nếu bạn muốn có kết quả tốt nhất thì hãy dùng chúng. Nếu bạn muốn có một hệ thống ánh sáng hoàn hảo thì 5% của những gì tốt nhất sẽ đến từ những chiếc đèn này.
Chúng ta có:
- Flat One ONF
- ADA Solar RGB
- Chihiros Vivid 2
Kết lại
Để chọn loại đèn cho bể của bạn thì bạn phải xét đến nhu cầu của mình cũng như cây thủy sinh trong bể. Nếu như bạn chỉ nuôi những cây đơn giản, không cần đèn có chế độ hẹn giờ hoặc chỉnh sáng thì bạn có thể mua những dòng đèn bình dân – trung cấp. Bạn nên tránh mua đèn quá rẻ bởi chất lượng của chúng sẽ không được đảm bảo. Hơn hết nữa thì đèn là thứ quan trọng gần nhất trong bể cá. Đèn tốt có thể giúp cây thủy sinh sống tốt, giúp tạo màu đẹp cho bể cá. Suy cho cùng nuôi cá là để ngắm mà đúng không?
Dòng đèn trung cấp mình đề xuất là chihiros a2 và week raptor. Đây là hai loại đèn tốt, có giá cả phải chăng và có thể nuôi được hầu hết, có thể là tất cả mọi loại cây thủy sinh nếu bạn biết cách sử dụng.
Nếu bạn nuôi những cây thủy sinh có yêu cầu cao hơn, trồng cây cối dày đặc hơn trong bể thì bạn có thể xét đến dòng đèn cao cấp. Nếu bạn có bể cá nhỏ thì có lẽ lựa chọn tốt nhất là ONF nano – loại đèn đỉnh nhất trong phân khúc này.
Nếu bạn muốn đạt được sự hoàn hảo nhất thì dòng đèn siêu cao cấp là dành cho bạn. Những loại đèn này sẽ cho bạn 5% của những gì tốt nhất mà những dòng đèn khác không có được.