Hồ thủy sinh muốn khỏe mạnh và ổn định thì cần phải có một hệ vi sinh tốt. Hệ vi sinh sẽ giúp phân hủy chất thải từ cá, cây cối và các loại chất hữu cơ khác như thức ăn thừa tích tụ lại dưới đáy bể. Chúng cũng giúp giữ cho nước bể cá trong, ngăn không cho ammonia và nitrite tích tụ. Những loại vi sinh này sẽ sống trong vật liệu lọc, trên các bề mặt cứng trong bể như đá, sỏi và cây cối.
Hệ vi sinh ổn định cần thời gian để phát triển, có một cách để đẩy nhanh quá trình này là châm thêm vi sinh trong bể. Tuy nhiên sẽ có những lúc bạn cần và những lúc bạn không cần châm thêm vi sinh. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn châm vi sinh cho hồ thủy sinh đúng cách.
Vi sinh có lợi là gì
Hồ thủy sinh là môi trường cho vô số các loài vi sinh khác nhau. Một số trong số chúng gây hại trong khi một số khác thì có lợi. Vi sinh có lợi đóng vai trò cực quan trọng đối với sức khỏe và độ ổn định của bể cá.
Trong hồ thủy sinh sẽ có hai loại vi khuẩn ta cần quan tâm, đó là tự dưỡng và dị dưỡng.
Vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ chất hữu cơ từ chất thải của cá, cây cối hoặc thức ăn thừa. Các chất thải hữu có chúng ăn sẽ được chuyển hóa thành các chất như ammonia.
Sau đó các loại vi khuẩn tự dưỡng sẽ sử dụng ammonia để làm thức ăn. Loại vi khuẩn tự dưỡng này gọi là vi khuẩn nitrat hóa. Các loại vi khuẩn này giúp chuyển hóa ammonia thành nitrite và rồi thành nitrate. Quá trình này sẽ gọi là quá trình nitrat hóa hoặc cycle.
Xem thêm: So sánh vi sinh psb và extra bio: đâu là loại vi sinh tốt hơn?
Ammoni được sản sinh từ chất thải của cá và có thể gây nguy hại đến cá cũng như các sinh vật khác trong bể nếu mức độ đủ cao. Nitrite cũng gây hại cho cá và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Nitrate cũng không tốt tuy nhiên nó không nguy hiểm như hai chất trên.
Vi khuẩn tự dưỡng sẽ sinh sôi rất nhanh trong bể, chúng chỉ cần 20 phút để sinh sản. Do đó chúng sẽ xâm chiếm bể cá đầu tiên. Vi khuẩn dị dưỡng hay còn gọi là vi sinh có lợi cần 24 tiếng để sinh sản, vậy nên chúng có thể cần vài tuần để hình thành hệ vi sinh hoàn chỉnh trong bể cá.
Một trong những sản phẩm vi sinh phổ biến nhất hiện nay là extra bio (link lazada) – Nếu bạn chưa biết được nên mua loại vi sinh nào thì bạn có thể mua thử.
Khi nào nên châm vi sinh cho hồ thủy sinh?
Nếu bể của bạn đang ổn đinh và khỏe mạnh thì bạn hoàn toàn không cần châm thêm vi sinh. Thú thật là bể cá của mình rất hiếm, gần như chả bao giờ châm thêm vi sinh, cá vẫn sống khỏe và mấy năm rồi không chết con nào.
Hệ vi sinh tốt có thể tự cân bằng nếu bạn chăm sóc cho bể định kì.
Dưới đây là những trường hợp bạn nên xem xét châm thêm vi sinh trong bể.
1. Sau khi mới làm bể
Thời điểm tốt nhất khi bạn nên châm vi sinh cho hồ thủy sinh là khi bạn mới làm bể và bể đang trong quá trình cycle. Thêm vi sinh sau khi bạn mới làm bể thủy sinh sẽ đẩy nhanh quá trình tạo vi sinh của hồ. Bạn nên thêm lượng vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên nếu bạn lỡ cho quá nhiều thì cũng không sao.
Xem thêm: Châm quá nhiều vi sinh có sao không?
2. Sau khi cho thêm cá
Cho thêm cá vào bể của bạn cũng sẽ gia tăng chất thải trong bể. Chất thải gia tăng sẽ dẫn tới gia tăng ammonia. Đương nhiên là nếu bể của bạn đủ to thì hệ vi sinh của bể cũng sẽ nhanh chóng tự cân bằng lại với lượng cá cho thêm.
Tuy vậy, trong khoảng thời gian đó cá vẫn phải tiếp xúc với lượng ammonia tăng cao tạm thời mà lượng vi sinh hiện tại chưa xử lý được. Châm vi sinh sau khi cho thêm cá sẽ đảm bảo an toàn hơn cho hồ thủy sinh của bạn.
3. Sau khi lượng ammonia tăng cao
Sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến ammonia tăng cao trong bể cá. Đó có thể là do bạn cho cá ăn quá nhiều hoặc có cá, ốc và cây chết khi bạn không để ý.
Sẽ khó có cách để phát hiện ra vấn đề này, dấu hiệu đầu tiên bạn thấy được thường sẽ là cá đột ngột chết mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra cá có thể có một số biểu hiện ngộ độc ammonia như là người, mang bị đỏ, mang hoạt động mạnh, cá bơi lờ đờ gần mặt nước.
Xem thêm : Cá cảnh bị xuất huyết
Trong trường hợp này thì bạn cần thay nước trong bể và cho thêm vi sinh, chạy lọc mạnh và tiếp tục theo dõi tiếp để kịp thời xử lý.
4. Sau khi rửa lọc hoặc thay quá nhiều nước
Khi bạn rửa lọc quá kĩ hoặc thay quá nhiều nước trong bể thì bạn đồng thời có thể sẽ loại bỏ một phần vi sinh quá lợi trong bể. Sau khi làm vậy bạn hãy châm thêm vi sinh để bổ sung lượng vi sinh thiếu hụt trong bể.
Vậy nên bạn chỉ nên rửa lọc bằng nước từ bể cá hoặc thay không quá 15% nước bể một lần.
Cách để giữ cho hệ vi sinh trong bể cá khỏe mạnh
Để hệ vi sinh trong bể cá của bạn khỏe mạnh thì có một số nhân tố bạn cần để ý.
Oxy trong nước
Việc đầu tiên bạn cần để ý tới là đảm bảo hồ thủy sinh có lọc nước với dòng chảy phù hợp trước khi châm thêm vi sinh cho bể.
Cách tốt nhất để thêm oxy vào nước là sử dụng máy sủi oxy. Tuy nhiên, đối với hầu hết trường hợp bạn chỉ cần bộ lọc đủ mạnh để làm động mặt nước trên bể là được.
Xem thêm: Cách tạo oxy cho bể cá mà không cần sủi
Vật liệu lọc
Vật liệu lọc là nơi cư trú yêu thích cho vi khuẩn nitrat hóa. Bạn hãy sử dụng một số vật liệu lọc chuyên dụng như Neo (lazada) hoặc để tối ưu không gian sống cho vi khuẩn có lợi.
Cây thủy sinh.
Thêm cây thủy sinh mới vào bể cũng là cách tốt để cho bể có thêm vi khuẩn có lợi. Ngoài việc tạo nơi sống cho vi sinh thì cây thủy sinh cũng giúp cân bằng ph và lọc nước.
Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần nhiều ánh sáng và CO2
Chăm sóc bể định kì
Ngoài ra, bạn cũng nên rửa lọc định kì. Lý do là bởi khi dùng lâu, lọc có thể bị nghẽn, từ đó làm giảm dòng chảy trong bể cũng như là nơi sống cho vi sinh có lợi trong đó.
Khi rửa lọc bạn cũng cần tránh rửa quá kĩ, chỉ cần tráng qua vài lần dưới nước để trôi đi các loại cặn lớn là được. Rửa quá kĩ có thể khiến hệ vi sinh bị trôi đi hết và bể bị vào quá trình cycle lại từ đầu.
Đôi khi rửa lọc bạn có thể thấy đám nhờn màu nâu bên trong và có thể nhìn khá ghê. Tuy nhiên bạn cần tránh rửa hết đám nhờn đó bởi đó chính là tập hợp quần thể vi khuẩn, nấm,… có lợi cho hệ sinh thái của bể.
Về vi sinh dạng bột
Trên thị trường hiện nay cũng có một số dạng viên vi sinh hoặc là vi sinh dạng bột có quảng cáo là giúp cycle bể cá.
Bạn cần tránh mua các sản phẩm này bởi vi khuẩn nitrat hóa thực sự sẽ không thể sống được nếu thiếu nước, thay vì đó chúng chỉ chứa các loại vi khuẩn tự dưỡng (bạn có thể đọc lại bên trên). Ngoài ra không phải sản phẩm vi sinh nước nào cũng có thể chứa vi khuẩn nitrat hóa thực sự.
Bạn nên mua các sản phẩm vi sinh tốt, có uy tín để đảm bảo chất lượng tốt. Sản phẩm tốt nhất có thể kể đến là các ống vi sinh sống (Các ống thủy tinh nhỏ).
Nhưng mà sau khi cho vi sinh vào thấy nước trong mà? Chẳng phải thế là sản phẩm có hiệu quả ư?
Vi sinh có lợi sẽ không giúp làm trong nước, chúng chỉ có tác dụng xử lý chất độc trong nước mà thôi. Thay vì đó nếu bạn dùng sản phẩm vi sinh nào đó mà thấy nước trong thì nhiều khả năng là sản phẩm chứa một số loại enzym có tác dụng xử lý chất thải hữu cơ trong nước, từ đó giúp cho nước trong trở lại.
Với bể cá cân bằng có sử dụng bộ lọc tốt thì nước sẽ gần như luôn trong trở lại.
Xem thêm: Cách giúp làm trong nước bể cá.
Các câu hỏi thường gặp
Tạo vi sinh cho hồ cá bằng sữa chua được không?
Bạn sẽ không tạo được vi sinh cho hồ thủy sinh bằng sữa chua bởi vi sinh có lợi cho bể cá và vi sinh có trong sữa chua là hai loại hoàn tàon khác nhau.
Cho quá nhiều vi sinh vào hồ cá có sao không?
Cho nhiều vi sinh vào hồ cá sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như sức khỏe của cá bởi vi sinh sẽ tự chết bớt nếu không có thức ăn.
Kết lại
Hệ vi sinh tốt sẽ có thể tự ổn định và duy trì tốt trong bể thủy sinh, miễn là bạn có bộ lọc tốt và chăm sóc bể định kì. Bạn sẽ hiếm khi cần phải châm thêm vi sinh.
Một số trường hợp bạn có thể châm thêm vi sinh là:
- Khi mới làm bể
- Sau khi nuôi thêm nhiều cá
- Khi bể bị tích tụ ammonia
- Khi rửa lọc quá kỹ hoặc thay quá nhiều nước