Trong quá trình nuôi cá, bạn sẽ mắc phải nhiều sai sót và sẽ gặp phải nhiều tình huống mà không biết phải xử lý như thế nào. Một trong những vấn đề dễ gặp phải nhất là vấn đề về sức khỏe của cá bởi chúng có thể mắc vô số các loại bệnh khác nhau nếu bạn không để ý kỹ đến môi trường nuôi.
Cá bị cong lưng là một trong những triệu chứng cho thấy cá bị bệnh và thường triệu chứng này sẽ dẫn đến việc cá bị chết, một số người thậm chí còn nói rằng một khi cá bị cong lưng thì đã quá muộn rồi. Trong bài viết này mình sẽ nói về các nguyên nhân có thể khiến cho cá bị cong lưng, cách điều trị và phòng tránh.
Nguyên nhân khiến cá bị cong lưng
1. Vẹo cột sống (Scoliosis)
Không may là bạn không thể chữa được cá bị vẹo cột sống nếu cá bị nó do bẩm sinh nhưng cũng không có nghĩa là bạn cần phải giải thoát cho cá. Một số loại cá có thể sống tốt với cột sống bị vẹo mà không gặp khó khăn gì miễn là tình trạng không quá nghiêm trọng. Cá cũng có thể bị vẹo cột sống do ngộ độc môi trường nước và thức ăn thiếu dinh dưỡng. Trong trường hợp này nếu bệnh tình nhẹ thì cá vẫn có thể tự khỏi được.
Nói một cách ngắn gọn thì vẹo cột sống là tính trạng cột sống của cá bị biến dạng thành hình chữ S hoặc chữ C. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyên của cá, gây khó chịu và có thể khiến cá gặp nhiều vấn đề hơn nếu bệnh chuyển xấu.
Có một số nguyên nhân gây ra vẹo cột sống ở cá như là:
- Nguyên nhân về gen – Vẹo cột sống thường bị gây ra do cá bị lỗi gen. Tình trạng thường được phát hiện ngay khi cá còn nhỏ và cá trong nhiều trường hợp sẽ không sống lâu được. Cá bị phối giống cận huyết nhiều cũng sẽ đẻ nhiều cá con bị vẹo cột sống hơn.
- Chất lượng nước không tốt – Ammonia, nitrite và nitrate quá cao và cá tiếp xúc với môi trường nước không tốt trong thời gian dài có thể bị cong cột sống. Cá của bạn cần môi trường sống sạch và ổn định để có thể sống khỏe mạnh.
- Thiếu dinh dưỡng – Hầu hết cá đều cần chế độ ăn đa dạng, nếu bạn không cho cá ăn hoặc cho cá ăn kém chất lượng trong thời gian dài có thể khiến cá bị vẹo cột sống. Bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều bởi làm vậy có thể khiến cá gặp vấn đề về tiêu hóa và thức ăn dư thừa có thể gây ô nhiếm nước.
Như bạn có thể thấy một số vấn đề có thể tránh được, nếu bạn phát hiện ra cá gặp vấn đề sớm và khắc phục nhanh trước khi cột sống cá bị vẹo thì cá có thể sẽ tự khỏi mà không cần phải tác động gì. Một số nơi nói cá bị vẹo cột sống thì không thể chữa được. Tuy nhiên mình đã trải qua và chứng kiến trường hợp cá bị vẹo cột sống và được chữa khỏi thành công.
2. Nhiễm khuẩn Tuberculosis (TB)
Cá có thể bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium marinum – loại vi khuẩn phát triển mạnh ở môi trường nước bẩn và ít chăm sóc. Cá bị nhiễm khuẩn sẽ khó có thể khỏi và có tỉ lệ tử vong cao hơn khi bị vẹo cột sống. Một lần nữa, nhiều nơi sẽ nói cá bị nhiễm khuẩn này không thể chữa được và bạn chỉ có cách giải thoát cho cá. Tuy rằng cá có thể được chữa khỏi nhưng thời gian chữa sẽ lâu (ít là 3 tháng) và tỉ lệ cá có thể khỏi được rất thấp thường là dưới 50% và đừng tin ai nói rằng bạn không thể chữa được cho cá.
Bạn cần để ý đến một số thứ trước khi kết luận cá của bạn bị nhiễm khuẩn Mycobacterium bởi căn bệnh này khá hiếm gặp. Nếu cá của bạn đang sống khỏe mạnh nhiều tháng hoặc nhiều năm và không tiếp xúc với các loại cá mới được cho vào bể thì cá gần như không có khả nang bị nhiễm khuẩn TB gần như là không có. Đồng thời nếu cá của bạn chết một vài ngày sau khi phát hiện triệu chứng của bệnh thì khả năng cao là cá không bị nhiễm khuẩn Mycobacterium bởi loại khuẩn này sẽ giết cá một cách từ từ.
Dấu hiệu để nhận biết cá bị nhiễm khuẩn Mycobacterium là cá xuất hiện các vết thương trên thân, bị mất vảy, màu bị nhạt và đặc biệt là khung xương, cột sống bị biến dạng.
Ảnh trên cho thấy cá betta bị biến dạng cột sống, tróc vảy ở một số chỗ và bụng bị rỗng đến mức có thể nhìn xuyên qua.
Cá bị thương tích vật lý
Thương tích vật lý cũng có thể dẫn đến trường hợp cá bị cong cột sống do bị nhiễm trùng. Hầu hết cá bị thương là do vật trang trí nhọn hoặc bị các loài cá khác trong bể tấn công. Nuôi các loại cá trong bể mà không tính trước đến mức độ hòa đồng của chúng là cách rất dễ để dấn đến việc cá cắn nhau gây thương tích hoặc thậm chí có thể giết cá.
Cách chữa cá bị cong lưng
Bước đầu tiên để chữa mọi loại bệnh cho cá là đảm bảo các thông số nước tốt và phù hợp cùng với môi trường nước luôn sạch. Có nước sạch để nuôi cá là bạn đã giải quyết được gần hết vấn đề rồi.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho cá bị cong lưng là do nhiễm độc nước và chế độ ăn kém dinh dưỡng, để giải quyết vấn đề này thì bạn hãy:
- Nuôi riêng cá ra một bể riêng đủ lớn sử dụng nước lấy từ bể chính để ngăn các loại cá khác làm cá bệnh bị stress.
- Sử dụng một bộ lọc tốt có đủ công suất để lọc nước cho bể. Bạn có thể sử dụng thuốc khử độc nước như là SeaChem Prime (lazada) để xử lý nước tốt hơn.
- Đảm bảo nước có độ pH và độ cứng cân bằng nhất có thể bằng cách sử dụng lá bàng khô ngâm, lũa ngâm, trồng nhiều cây trong bể hoặc sử dụng nước lọc RO.nếu cần thiết.
- Châm thêm khoáng cần thiết cho bể.
- Sử dụng đèn uv diệt khuẩn theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bạn cần nuôi cá ra một bể riêng nếu muốn sử dụng đèn uv nếu lo ngại làm ảnh hưởng đến vi sinh có lợi trong bể chính.
Trong trường hợp cá bị nhiễm khuẩn TB
Trong trường hợp cá xuất hiện triệu chứng nhẹ thì bạn có thể điều trị được cho chúng. Một khi cá đã trở nên gầy và một số nơi, thường là bụng cá hóp lại thấy rõ thì có lẽ là đã quá muộn để cứu chúng. Để chữa trị cho cá bị nhiễm khuẩn TB thì bạn cần:
- Nuôi cá ra một bể riêng bởi thời gian điều trị cho cá sẽ rất lâu và các loại thuốc để điều trị cho cá có thể làm ảnh hưởng đến vi sinh của bể chính.
- Đảm bảo nước sạch và môi trường sống ổn định cho cá.
- Sử dụng kháng sinh theo liều chỉ định của nhà sản xuất. Một số loại kháng sinh đã được thử nghiệm mà có công dụng là KanaPlex, Neomycin, Isoniazid.
- Thường xuyên cho cá 2 trong 3 loại kháng sinh trên kèm với tắm cho cá ít nhất một lần một ngày với nước cho xanh methylene và muối để chống nhiễm khuẩn bên ngoài.
Bạn nên tránh cho muối vào bể nuôi cá để chữa khi cá bị nhiễm khuẩn TB bới loại vi khuẩn này có thể sống tốt cả môi trường nước mặn và nước ngọt. Tăng nhiệt độ bể đễ chữa cho cá cũng sẽ hầu như không có ảnh hưởng đến việc chữa trị.
Cách để phòng tránh cá bị cong lưng
- Chăm sóc bể thường xuyên – Cá của bạn nên luôn được nuôi trong môi trường nước tốt nhất với bộ lọc đầy đủ và được hút cạn định kì để loại bỏ đồ ăn và chất thải thữa. Bạn nên thay 10-15% nước mỗi tuần.
- Cho cá ăn chế độ ăn đấy đủ – Mỗi loại cá đều cần chế độ ăn dinh dưỡng khác nhau và đa dạng. Bạn có thể kết hợp cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống kèm với rau củ và thức ăn khô để giúp cá có đủ dinh dưỡng, khoáng và vitamin cần thiết để phát triển.
- Bể đủ to và an toàn – Bạn nên sử dụng bể đủ to để nuôi cá và tránh sử dụng nhiều loại đá cũng như đồ trang trí quá nhọn.
- Nuôi các loại cá phù hợp – Đảm bảo rằng tất cả loài cá bạn đang nuôi có kích thước gần ngang nhau và có thể sống chung tốt được với nhau. Một số loài cá sẽ có tập tính bảo vệ lãnh thổ và sẽ tấn công bất kì loài cá nào dám lại gần.
- Mua cá từ các nguồn uy tín – Hầu hết mọi loại cá trong cửa hàng đều không được nuôi và giữ trong môi trường lý tưởng, thường là quá đông hoặc thức ăn kém. Mọi người thường mua phải cá mang bệnh mặc dù chúng không có biểu hiện gì bên ngoài lúc ban đầu. Để giảm thiểu trường hợp này xảy ra thì bạn hãy luôn mua cá từ những nơi bán uy tín và được đánh giá tốt. Nếu có thể bạn hãy nuôi riêng cá mới mua ít nhất 2 tuần trước khi cho vào bể chính.
Cá có thể sống với lưng bị cong không?
Còn tùy thuộc vào loại cá và tình trạng của bệnh. Một số loài cá sẽ chết nhanh bởi bệnh cong lưng làm ảnh hưởng đến khả năng bơi lội và ăn uống của cá, một số khác thì có thể sống lâu hơn. Vấn đề là bệnh cong lưng luôn sẽ tệ hơn theo thời gian nếu đã bước vào giai đoạn nhất định. Cá bị cong lưng sẽ bơi chậm hơn, khó ăn hơn và thường là mục tiêu của các loài cá khác trong bể.