aquasetup

8 nguyên nhân có thể khiến cá betta của bạn nằm im dưới đáy và cách chữa trị

Mục lục

Cá betta nằm im dưới đáy

Một ngày nọ bạn về và phát hiện chú cá betta đang nằm bất động dưới đáy bể. Tại sao lại vậy, liệu cá betta có đang sắp chết không?

Nếu bạn thấy cá betta nằm im dưới đáy thì đứng hốt hoảng bởi nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Một số nguyên nhân hoàn toàn bình thường trong khi một số khác thì nghiêm trọng hơn. 

Bài viết này sẽ giúp bạn xác định rõ vấn đề và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời. 

Các nguyên nhân có thể xảy ra

1. Cá betta đang ngủ

Cá betta nằm im dưới đáy

Một trong những lý do chính cho việc cá betta nằm dưới đáy bể là do chúng đang ngủ. Cũng giống như con người, cá betta cũng cần ngủ. Khi chúng ngủ thì cá vẫn sẽ mở mắt bởi chúng không có mi mắt và nằm nghiêng một bên. Cá betta cũng sẽ ngủ vào ban đêm và hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên chúng vẫn có thể thỉnh thoảng lười và nằm ngủ vào ban ngày. 

Nếu cá betta của bạn ăn tốt, vẫn có nhiều năng lượng trước đó, nằm im dưới đáy bể với mang cử động nhẹ nhàng thì có lẽ chúng chỉ đang ngủ thôi. Cá có thể ngủ trên lá cây, dưới đáy bể hoặc nằm trong khe lũa. Khi cá betta ngủ thì chúng chỉ cần một ít tác động cũng đủ để bị đánh thức. Nếu không chắc cá ngủ hay đang bị làm sao thì bạn hãy thử cho chúng ăn một ít xem cá có phản ứng gì không. 

Nếu cá ngủ vào ban ngày thì bạn cũng nên kiểm tra xem bạn có hay bật đèn hoặc có gì hay làm cá thức vào ban đêm không. 

2. Cá betta đã già

Một nguyên nhân khác khiến cho cá betta hay nằm dưới đáy bể là do chúng đã già. Cá betta có tuổi thọ tương đối ngắn. Trong điều kiện nuôi bình thường thì cá chỉ có tuổi thọ trung bình vào khoảng 3-5 năm. Vậy nên nếu bạn đã nuôi cá trong khoảng 2 năm thì có lẽ là chúng đã lớn tuổi và không còn nhiều năng lượng nữa. 

Giống như mọi loài vật khác, cá betta khi già sẽ bơi chậm lại và nằm nghỉ cũng như ngủ nhiều hơn. 

Trừ khi bạn nuôi cá betta từ khi chúng là cá con, xác định đúng tuổi của cá sẽ khá khó. Kể cả khi bạn mới mua cá vài tháng trước những có thể chúng đã sống vài năm rồi. 

3. Ngộ độc ammonia và nitrite

Cá khi ăn sẽ tạo chất thải. Phân cá khi phân hủy sẽ tạo ra ammonia và sau đó ammonia chuyển hóa thành nitrite. Ammonia là chất vô cùng độc với cá, nếu cá sống trong môi trường có chứa ammonia lâu thì cá sẽ bị ngộ độc và có thể dẫn đến chết. 

Vấn đề là bạn không thể nhìn thấy ammonia ngoài cách test thử chất lượng nước nhưng không phải ai cũng có điều kiện để mua bộ test. 

Dấu hiệu nhận biết cá bị ngộ độc ammonia hay nitrite là : 

  • Cá cố đớp không khí trên mặt nước
  • Cá có các vệt đỏ ở trên thân và vây
  • Mắt hoặc hậu môn của cá có màu đỏ
  • Cá bơi lờ đờ
  • Cá betta bỏ ăn

Liệu bể cá của bạn mới làm? hoặc bạn không có bộ lọc đủ lớn cho bể? Lâu rồi bạn chưa thay nước cho bể? Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là có thì có lẽ cá betta của bạn đang bị ngộ độc ammonia hoặc nitrite. 

Để giải quyết vấn đề này thì đầu tiên bạn hãy hút hết cặn thức ăn thừa dưới đáy bể, thực hiện thay khoảng 20-30% nước. Nếu có thể thì bạn hãy sử dụng các loại thuốc khử độc hồ cá như là Seachem Prime (lazada). 

Tiếp theo đó bạn hãy châm thêm vi sinh (lazada) và kiểm tra xem bộ lọc xem có đủ lớn cho bể không để thay mới. Bộ lọc của bạn cần phải có ngăn chứa vật liệu lọc để giúp cho các loại vi sinh có lợi phát triển, giúp xử lý ammonia, nitrite trong nước và cân bằng lại môi trường nước trong bể. 

Cách duy nhất để kiểm soát ammonia và nitrite là thay nước bể, hút cặn (lazada) đáy bể thường xuyên. Bạn hãy thực hiện thay khoảng 10-15% lượng nước bể để đảm bảo cá luôn có nước sạch để sống. 

4. Dòng chảy quá mạnh

Cá betta không thích dòng chảy quá mạnh, hai vây bơi lớn của chúng chủ yếu chỉ phục vụ mục đích làm đẹp. Nếu bể của bạn có dòng chảy quá mạnh thì cá sẽ phải mất nhiều sức hơn để bơi và sẽ dễ bị mệt và thường xuyên nằm dưới đáy bể. 

Bạn cần bộ lọc tốt cho bể nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo dòng chảy của lọc không quá mạnh. Bạn có thể trồng những loại cây trên mặt nước hoặc sử dụng những vật để cản dòng chảy hoặc tạo những nơi trong bể dòng chảy ít đi vào được để cá có thể nghỉ ngơi.

5. Do bể cá quá nóng hoặc quá lạnh

Nếu bể cá bị quá nóng hoặc quá lạnh hoặc nhiệt độ môi trường nước thay đổi quá nhanh thì cá betta cũng sẽ rất dễ bị stress và nằm im bên dưới đáy bể. 

Cá betta là loài cá nhiệt đới nên chúng thích nước ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất để nuôi cá betta là vào khoảng 22 – 30 độ C. Thường thì cá betta sẽ chịu được nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ thấp. 

Khi cá bị sốc do thay đổi nhiệt độ quá nhanh thì bạn sẽ thấy cá bơi không bình thường và thở mạnh, đôi khi cá sẽ hoạt động ít hơn và nằm dưới đáy bể. 

Đó chính là lý do bạn không nên thay quá nhiều nước trong bể trong một lần thay. Hoặc khi mới mua cá về bạn phải cho cá làm quen với nước một cách từ từ thay vì thả luôn cá vào trong bể. 

Cách xử lý trong trường hợp này là bạn cần cho bể thêm oxy bằng cách bật sủi nhẹ bởi khi bị sốc nước thì cá cũng sẽ gặp khó khăn trong việc lấy oxy. Ngoài ra thì bạn chỉ có thể chờ đợi để cá có thể quen dần với môi trường nước và khỏe dần lại. 

6. Cá mắc bệnh bong bóng khí

Bong bóng khí là một bộ phận quan trọng của cá, giúp cho cá có thể kiểm soát được khả năng bơi trong nước. Khi cá mắc bệnh bong bóng khí thì cá sẽ có hành vi bơi kỳ lạ, gặp khó khăn khi bơi hoặc nằm dưới đáy bể. 

Căn bệnh này khá phổ biến ở cá betta. Nguyên nhân là vì chúng là những loài ăn khỏe, vậy nên nhiều người cho chúng ăn quá nhiều. Kết quả là chúng bị táo bón và từ đó bong bóng khi cũng bị ảnh hưởng. 

Bạn có thể chữa trị bệnh bong bóng khí bằng cách cho cá ăn chế độ ăn giàu chất xơ như là đậu hà lan luộc hoặc cho cá ăn các loại rau xanh.

Xem thêm: Cá cảnh bị bệnh đường ruột và cách chữa trị

7. Cá bị bệnh 

Nếu cá betta của bạn bơi lờ đờ và nằm dưới đáy bể nhiều thì nhiều khả năng là cá đang bị bệnh. 

Cá betta có thể bị nhiều bệnh khác nhau như là nấm trắng, phình bụng hoặc bị xù vảy, xuất huyết,…

Nguyên nhân khiến cho cá bị bệnh chủ yếu là do môi trường sống không tốt và làm cho cá bị stress, từ đó làm hệ miễn dịch của chúng bị suy giảm. 

Cách tốt nhất để chữa bệnh cho cá đầu tiên là phải đảm bảo môi trường sống của chúng sạch, được thay nước và hút cặn bể đầy đủ. Bể có bộ lọc tốt, nước sạch. Nếu cá bị bệnh nhẹ chúng có thể sẽ khỏe dần và hệ miễn dịch của cá sẽ tự đẩy lùi được bệnh. Trong trường hợp cá bị bệnh nặng hơn thì bạn phải kết hợp sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để chữa bệnh cho cá. 

8. Bể không đủ lớn

Cá betta nằm im dưới đáy
Cá betta sẽ không thể sống khỏe nếu được nuôi trong những bể bé như thế này

Dù bạn có thể nuôi cá betta trong những bể cá nhỏ khoảng 10 lít nước nhưng thực ra bể càng lớn càng tốt. 

Cá betta khi được nuôi trong bể quá bé sẽ không có gì để làm. Chúng là loài cá thú vị, thích bơi quanh bể để khám phá. Nếu bể không có gì thì chúng sẽ nhanh chán và chỉ nằm ở dưới đáy bể. 

Vậy nên khi nuôi cá betta thì bạn hãy nuôi chúng trong bể to nhất có thể, trồng nhiều cây, cho nhiều đồ trang trí cùng với đá, lũa vào bể để chúng đi khám phá. 

Kết lại

Như bạn có thể thấy, việc cá betta nằm im dưới đáy không phải lúc nào cũng là vấn đề nghiệm trọng. Đôi khi cá chỉ cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu cá nằm quá nhiều, kể cả vào ban ngày thì có lẽ có gì không ổn đang xảy ra. 

Đó có thể là do cá bị sốc nước hoặc bị ngộ độc ammonia, nitrite hoặc cá bị bệnh. Bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này là cho cá betta môi trường nước luôn sạch và ổn định, cùng với cho cá ăn chế độ ăn chất lượng giàu protein để tăng cường sức đề kháng của cá.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *