Bạn có biết rằng ngoài những màu sắc truyền thống như là đỏ, vàng thì cá có thể có màu hồng không? Thông thường thì cá màu sẽ có màu hồng khi được nuôi chọn lọc hoặc khi được biến đổi gen. Khác với cá nước mặn, màu hồng hiếm khi xuất hiện ngoài tự nhiên trong môi trường nước ngọt. Vậy nên sẽ ít có loài cá nào tiến hóa để có được sắc tố hồng, giúp chúng sinh tồn được ngoài tự nhiên.
Dưới đây là các loài cá có màu hồng bạn có thể chọn mua cho bể thủy sinh của mình. Một số trong số đó là cá dạ quang – loài cá được nuôi chọn lọc từ cá cảnh thông thường.
Cá dạ quang là loài cá được biến đổi gen để có màu sắc sặc sỡ. Điểm thú vị là bạn không thể nuôi sinh sản loài cá dạ quang này để đem bán được bởi chúng đã được đăng ký bản quyền bởi công ty tên là Yorktown Technologies, sau đó bán lại cho Spectrum Brands – một công ty có trụ sở tại Mỹ.
Ngoài ngoại hình có điểm khác biệt nhưng cá dạ quang sẽ yêu cầu chế độ chăm sóc gần giống so với cá thông thường.
1. Cá sọc ngựa dạ quang
- Kích thước: 4cm
- Tính cách: hiền lành
- Nhiệt độ nước: 20 °C – 27 °C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 50 ppm – 140 ppm
Loại cá sọc ngựa phổ biến nhất hiện nay là sọc ngựa dạ quang. Đó là một dòng cá sọc ngựa được chọn lọc và biến đổi gen từ cá sọc ngựa ngoài tự nhiên để có được màu sắc sặc sỡ và có thể cũng sẽ có bộ vây dài và đẹp hơn. Tuy vậy, dù là loại cá sọc ngựa nào thì về mặt bản chất chúng đều giống nhau.
Cá sọc ngựa là loài cá vô cùng khỏe, có thể sống được trong nhiều loại môi trường khác nhau. Cá cũng có thể chịu đựng được thay đổi môi trường tốt hơn so với một số loại cá khác. Cá sọc ngựa cũng là loài cá bơi theo đàn. Bạn nên nuôi chúng theo đàn từ 6 con trở lên để cá cảm thấy thoải mái hơn.
2. Cá cánh buồm dạ quang
- Kích thước: 5 cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 24-27°C
- Độ pH: 6.0-7.0
- Độ cứng: 50—150 ppm
Tiếp tục với danh sách này là loài cá dạ quang không kém phần phổ biến – cá cánh buồm dạ quang.
Cá cánh buồm là loài cá bơi theo đàn. Khi được nuôi theo nhóm thì cá sẽ chỉ tương tác với những con cá trong đàn và không làm phiền đến cá khác.
Bạn nên nuôi cá cánh buồm theo nhóm ít nhất là năm con trở lên. Cá cánh buồm cũng có thể hay rỉa vây cá khác. Bạn nên tránh nuôi hai loài cá này với cá bơi chậm hoặc các loại cá có vây dài. Nuôi cá cánh buồm theo đàn cũng là cách để hạn chế hành vi này.
Xem thêm: Cách chăm sóc cho cá cánh buồm
3. Cá betta
- Kích thước: 5-6 cm
- Tính cách: Hơi hung dữ
- Nhiệt độ nuôi: 22-30°C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 90—300 ppm
Chắc hẳn không ai xa lạ gì với loài cá betta. Chúng là loài cá phù hợp cho những người mới nuôi bởi cá betta sống rất khỏe và có thể ăn được mọi thứ, không yêu cầu cao về môi trường sống! Tuy nhiên chúng vẫn thích thực đơn giàu protein hơn.
Cá betta là loài cá bơi tầng mặt và tầng giữa. Chúng là loài cá phù hợp cho những bể cá bé, có dòng chảy chậm và trồng nhiều cây cối.
Cá betta là loài cá không thực sự hiền lành nên bạn cần phải xem xét kỹ trước khi nuôi chúng trong những bể cá cộng đồng. Nguyên tắc đầu tiên bạn phải luôn làm theo đó là bạn không bao giờ được nuôi chung hai con cá betta đực với nhau. Chúng rất hung hăng với con đực cùng loài trong mùa sinh sản.
Xem thêm: Cách chăm sóc và nuôi sinh sản cá betta
4. Cá hồng két
- Kích thước: 20 cm
- Tính cách: tương đối hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-30°C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 90—300 ppm
Cá hồng két là loài cá có ngoại hình độc đáo với miệng nhỏ và màu sắc sặc sỡ. Chúng là một loài cá thuộc họ cá rô phi. Nhờ vào miệng nhỏ, cùng với tính cách thú vị của mình, cá hồng két là một loài cá được ưa chuộng để nuôi trong cá bể cá có kích thước trung bình lớn.
Nếu để ý kỹ một tẹo bạn có thể nuôi chung chúng với các loài cá khác. Do ngoại hình được chọn lọc nhiều nên cá cũng cần phải được chăm sóc đặc biệt hơn so với một số loại cá khác.
Cá hồng két có thể có nhiều màu khác nhau, phổ biến nhất là màu hồng đỏ, ngoài ra, cá cũng có thể có màu hồng, trắng hoặc là tím.
Xem thêm: Cách chăm sóc cho cá hồng két
5. Cá la hán
- Kích thước trung bình: 30 cm
- Nhiệt độ nuôi: 24°-28°C
- Tính cách: dữ
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 160—300 ppm
Tiếp theo danh sách là loại cá sặc sỡ, có màu hồng và hung dữ – cá la hán.
Cá la hán có ngoại hình nổi bật với cục bướu ở trên đầu. Điều thú vị là loài cá này tồn tại là do được lai tạo chéo các loài cá khác thuộc họ cá rô phi và được sinh sản chọn lọc. Bạn sẽ không thể tìm thấy cá la hán ngoài tự nhiên.
Cá la hán là loài cá vô cùng hung dữ và bảo vệ lãnh thổ. Chúng cũng là loại cá săn mồi và sẽ săn, giết bất kỳ loài cá nào nhỏ hơn. Vậy nên chọn lựa cá nuôi cùng bể cho cá la hán sẽ tương đối khó khăn và bạn phải chọn lựa cẩn thận.
Bạn cũng nên lưu ý khi nuôi cá la hán bởi loài cá này thậm chí thỉnh thoảng cũng cắn tay người khi được cho ăn.
Chúng là loài cá săn mồi nên bạn phải cho cá ăn nhiều thức ăn giàu protein như là giun, dế hoặc các loại cá mồi khác.
Xem thêm: Các loài cá có thể nuôi chung với cá la hán
6. Các dòng cá albino
Gần như mọi loài cá được nuôi chọn lọc nhiều sẽ có dòng albino. Đó là dòng cá được nuôi chọn lọc để loại bỏ hết sắc tố màu sắc trên da. Do đó cá sẽ có màu trắng hồng và có mắt màu đỏ. Cá albino thường sẽ có màu trắng nhiều hơn, khi có ánh sáng hợp lý thì thân của chúng có thể hơi ngả hồng. Do cá không có sắc tố màu trên người vậy nên chúng sẽ yếu hơn, nhạy cảm với ánh sáng hơn một tẹo so với những dòng cá thường.
Các loài cá albino có thể kể đến là:
- Cá bảy màu
- Cá neon
- Cá chuột
- Cá két panda
- Cá thần tiên
- …