aquasetup

10 loại đá thủy sinh phổ biến và đẹp nhất

Mục lục

Các loại đá thủy sinh

Liệu bạn có thể sử dụng bất kì loại đá nào ngoài tự nhiên để cho vào bể thủy sinh được không? Mình khuyên bạn không nên làm vậy bởi bạn không biết đá ở ngoài tự nhiên sẽ chứa những chất gì. Nếu may mắn, bạn sẽ có được những viên đá tốt, đôi khi xui xẻo thì đá tự nhiên có thể sẽ chứa kim loại nặng, khi được cho vào bể cá sẽ giết hết tép, ốc và cá ở trong bể. 

Hiện nay trên thị trường thủy sinh có vô số các loại đá khác nhau bạn có thể sử dụng cho bể thủy sinh và không cần phải lo nghĩ gì nhiều. Trong bài viết này mình sẽ liệt kể các loại đá thủy sinh phổ biến nhất và cách sử dụng chúng. 

Lưu ý: Đá thủy sinh có thể ảnh hưởng đến nước

Có những loại đá trơ, chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến thông số nước và có một số loại đá có thể làm cứng nước một tẹo. Các loại đá như là đá nham thạch hoặc đá tiger sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Mặt khác, các loại đá có bề mặt gồ ghề như là kẹp kem thì sẽ có thể chứa một ít vôi sống và làm cứng nước một tẹo. Đặc biệt là khi bể của bạn được thêm CO2, axit cacbonic tạo ra từ CO2 có thể làm tan vôi sống trong đá, từ đó làm tăng độ cứng KH cũng như là độ cứng tổng trong nước. Để làm nước bình thường trở lại thì bạn nên thay nước thường xuyên sau giai đoạn mới làm bể. 

Bạn cũng nên rửa kĩ đá trước khi cho vào trong bể. Làm vậy có thể giúp loại bỏ cặn bẩn cũng như một phần tạp chất trên bề mặt đá. 

Các loại đá thủy sinh phổ biến

1. Đá tiger

Các loại đá thủy sinh

Đá tiger (lazada) là loại đá được sử dụng nhiều trong các bể thủy sinh chuyên nghiệp cũng như là để làm các bể thủy sinh đơn giản. Đây là loại đá đẹp, không ảnh hưởng tới nước bể cá. Chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến pH cũng như là độ cứng. 

Loại đá này có thể được sử dụng trong gần như mọi bố cục bể thủy sinh. Đá tiger có nhiều lỗ, rãnh, khe, giúp cung cấp chỗ trốn tự nhiên cho cá con và tép. 

Ưu điểm

  • Không làm ảnh hưởng đến độ cứng và độ pH
  • Đẹp
  • Có kích cỡ đa dạng

Hạn chế

  • Giá thành đắt hơn một số loại đá khác

2. Đá nham xanh

Các loại đá thủy sinh

Đá nham xanh (lazada) là loại đá cục, thường có kích thước lớn. Đá nham xanh thường có màu xám, hơi ánh xanh rêu, phù hợp để setup những bể natural. 

Ưu điểm

  • Không làm ảnh hưởng đến độ cứng và độ pH
  • Phổ biến, dễ tìm mua

Hạn chế

  • Khó ghép và tạo bố cục hơn các loại đá khác

3. Đá nham thạch đen/ Đá đen gia lai

Các loại đá thủy sinh

Đá nham thạch (lazada) thường được sử dụng để làm vật liệu lọc, trồng cây và cũng nhiều người sử dụng loại đá này để tạo bố cục bể thủy sinh. Đá nham thạch đen có màu sắc trầm, phù hợp cho mọi bể thủy sinh có nhiều cây xanh. Đá có kết cấu rỗng, nhẹ hơn các loại đá thủy sinh khác và chúng cũng được bán với giá thành tương đối rẻ. 

Ưu điểm

  • Phù hợp cho các bể thủy sinh nhiều cây xanh
  • Giá thành rẻ
  • Tạo nơi sống cho vi sinh có loại

Hạn chế

  • Đá không có hình thù đẹp như các loại đá khác nên khó để sử dụng làm điểm nhấn

4. Đá da voi

Các loại đá thủy sinh

Đá da voi (lazada) là một trong những loại đá có kết cấu bề mặt độc đáo nhất, nhìn tương tự như là nếp nhăn trên da voi, có thể dễ dàng tạo điểm nhấn trong bất kì bố cục bể thủy sinh. 

Đá da voi với nhiều vết nứt bề mặt cùng với hình dạng gồ ghề có thể giúp cho bể mang thêm tính tự nhiên. 

Tuy nhiên, loại đá này có thể sẽ làm tăng độ cứng của nước một tẹo nhưng bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay nước. 

Ưu điểm

  • Kết cấu đẹp
  • Dễ tạo điểm nhấn
  • Phổ biến

Hạn chế

  • Có thể làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng trong bể

5. Đá vỉa mỏng

Các loại đá thủy sinh

Đá vỉa là loại đá có hình dạng dẹp, có nhiều đường vân và có giá thành rẻ. Bạn có thể sử dụng kẹo để gắn đá, tạo bố cục núi, hẻm đá,..

Đá vỉa mỏng sẽ không làm ảnh hưởng đến pH cũng như là độ cứng của hẻm đá. 

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ
  • Không làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng

Hạn chế

  • Không thể sử dụng cho một số loại bố cục

6. Đá trầm tích vân gỗ/ gỗ hóa thạch

Các loại đá thủy sinh

Bạn đang tìm kiếm một loại đá độc lạ? Đá trầm tích vân gỗ (lazada) hay gỗ hóa thạch sẽ là lựa chọn phù hợp. Màu sắc của gỗ hóa thạch sẽ khá đa dạng, phụ thuộc vào loại khoáng có trong đá. Thường đá sẽ có màu nâu, hơi ánh đỏ hoặc là hồng. Ngoại hình của gỗ cũng sẽ phụ thuộc vào loại cây bị hóa thạch, thường sẽ có dạng hình trụ nhỏ. 

Ưu điểm

  • Không làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng nước
  • Ngoại hình độc đáo

Hạn chế

  • Không thể sử dụng để tạo một số loại bố cục

7. Đá kẹp kem Seiryu 

Các loại đá thủy sinh

Đá kẹp kem (lazada) có thể trở thành điểm nhấn trong bể thủy sinh với hoa văn vân trắng trên nền xám ánh xanh. Loại đá này sẽ không làm ảnh hưởng đến độ pH cũng như là độ cứng trong bể của bạn. 

Ưu điểm

  • Không làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng nước
  • Ngoại hình độc đáo
  • Đầy đủ kích cỡ

Hạn chế

  • Đá có thể có cạnh sắc

8. Đá cuội

Các loại đá thủy sinh

Đá cuội (lazada) là dạng đá tảng lớn, thường nằm ở những con sông suối, có dòng chảy mạnh. Chúng có ngoại hình mịn, tròn, thỉnh thoảng sẽ hơi ghồ ghề do bị nước ăn mòn xung quanh. Đá cuối phù hợp để sử dụng trong những bể mô phỏng lại môi trường sông suối ngoài tự nhiên. 

Ưu điểm

  • Không làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng nước
  • Ngoại hình độc đáo

Hạn chế

  • Không thể sử dụng để tạo một số loại bố cục

9. Đá trầm tích đen

Các loại đá thủy sinh

Đá trầm tích đen sẽ không làm ảnh hưởng đến pH hay độ cứng trong bể. Đá có thể được sử dụng để tạo các bố cục hang động hoặc là hẻm núi. 

Đá trầm tích đen cũng là loại đá phù hợp cho những bể bò sát bởi chúng có thể giữ nhiệt tốt. Đá khá dễ vỡ vậy nên bạn cần phải vận chuyển đá cẩn thận. 

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ
  • Không làm ảnh hướng đến pH và độ cứng

Hạn chế

  • Dễ vỡ

10. Đá tai mèo

Các loại đá thủy sinh

Đá tại mèo (lazada) là loại đá từ miền trung Việt Nam. Chúng có dáng vẻ sần sùi với nhiều hốc hác, phù hợp để tạo bố cụ chính cho bể thủy sinh. 

Ưu điểm

  • Kết cấu đẹp
  • Dễ tạo điểm nhấn
  • Phổ biến

Hạn chế

  • Có thể làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng trong bể

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *