Không có gì đáng buồn hơn là thấy những chú tép mình bỏ công chăm sóc chết cả, đặc biệt là khi chúng đang ôm trứng. Thời điểm tép ôm trứng là lúc chúng nhạy cảm với môi trường nhất, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ lúc này cũng có thể khiến tép bị stress.
Nguyên nhân tép ôm trứng chết
Tép chết chủ yếu là do mất nước của bể bị mất cân bằng. Có thể là do bạn thay nước quá nhiều, cho tép ăn quá nhiều,.. Nếu bạn thấy tép trong bể thường xuyên chết thì bạn đang có vấn đề nghiêm trọng cần khắc phục.
Nguyên nhân chính khiến cho nước bị mất cân bằng chủ yếu do hệ sinh sinh của bể đang bị thiếu hụt, khiến cho amoniac trong bể bị gia tăng, gây độc cho tép. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ thấy nước trong bể trong tình trạng bị đục.
Ngoài ra, tép có thể bị ngộ độc do các chất có hại vô tình bị bắn vào trong bể. Chỉ cần một lượng nhỏ thuốc xịt côn trùng bị bắn vào thì cũng đủ để giết hết đàn tép của bạn.
Làm gì khi thấy tép ôm trứng chết?
Nếu có nhiều tép chết trong bể thì bạn hãy tiến hành thay 20% nước trong bể, đồng thời châm thêm vi sinh và tạo dòng chảy tốt cho bể. Nếu bạn chỉ thấy một con tép chết thì bãn hãy đừng vội làm gì cả, hãy quan sát thêm.
Đồng thời, hãy vớt tép chết ra. Khả năng cao là các con tép trong bể sẽ ăn tép chết đó. Nếu bạn không biết nguyên nhân tép chết thì vớt chúng ra là lựa chọn an toàn nhất. Tép có thể bị chết do bị bệnh, nhiễm trùng hoặc bị nấm, có thể khiến bệnh bị lây ra cho đàn tép. Để mặc tép chết trong bể cũng có thể sẽ khiến lượng amoniac tăng cao.
Cách nuôi trứng tép
Nếu bạn thấy trứng vẫn còn trong bụng tép chết, bạn vẫn có thể cứu và ấp chúng một cách nhân tạo.
Đầu tiên hãy tách trứng khỏi tép mẹ.
- Đặt tép lên trên một mặt phẳng, có thể là một cái đĩa.
- Cho thêm một ít nước để trứng không bị khô
- Nhẹ nhàng dùng hai cái tăm tách trứng khỏi tép chết
Bạn nên sử dụng tăm để tách trứng, nhớ là tách chúng ra một cách nhẹ nhàng để tránh làm vỡ trứng.
Trứng tép rất dính, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tách chúng khỏi tép chết và tách riêng từng quả ra. Đó là lý do tép có thể giữ trứng rất tốt mà không làm chúng bị bay ra. Cẩn thận không để làm rách tép chết, bởi làm vậy sẽ làm mất chỗ bám để bạn có thể tách trứng.
Sau khi tách được trứng khỏi thân tép thì bạn hãy tách riêng từng quả ra để tránh nấm mốc phát triển.
Cách 1: Ấp trứng bằng bể bé
Những gì bạn cần:
- Bể bé, ít nhất tầm một lít.
- Máy sủi oxy
- Xanh methylen
Các bước thực hiện
1. Đổ đầy bể bằng nước từ bể cá.
2. Cho trứng được tách vào trong bể
3. Mở sủi để cung cấp oxy và tạo dòng chảy cho trứng. Bạn nên tránh mở quá to, chỉ đủ để cho trứng có thể chuyển động nhẹ.
4. Cho lượng xanh methylen nhỏ vào bể để tránh cho trứng bị nấm mốc.
5. Thay 10% nước mỗi ngày cho đến khi trứng tép nở.
6. Sau khi tép nở hãy di chuyển tép trở về bể cũ.
Cách 2: Ấp trứng bằng lồng ấp trứng tép
Bạn có thể mua các loại lồng ấp trứng tép này để có thể ấp sau khi tách được trứng tép ra.
Lồng ấp trứng tép hoạt động như thế nào?
Không khí sẽ đi vào và bong bóng sẽ bay lên trên. Bong bóng tạo lực hút từ bên dưới đi lên, tạo dòng chảy đi qua trứng. Từ đó, ta có thể thấy trứng được di chuyển liên tục, tép con trong trứng có thể được cung cấp đủ lượng oxy để có thể phát triển và nở.
Đặt trứng tép vào lồng ấp trứng
Bạn cần làm bước này một cách cẩn thận để tránh cho trứng tép bị rơi mất
Bạn có thể sử dụng ống xy lanh nhỏ để hút trứng lên và bơm vào trong lồng ấp trứng
- Nối sủi oxy với lồng ấp trứng
- Lắp lồng ấp trứng vào trong bể
- Bơm trứng tép vào trong lồng rồi đậy nắp trên lại
- Bật sủi oxy, lưu ý để sủi oxy vừa phải, tránh cho trứng bị bay khắp nơi.
Cách để tự tạo lồng ấp trứng tép
Bạn cần:
- 1 ống nhựa trong suốt đường kính tối thiểu 2cm
- dây chun
- miếng lưới đủ nhỏ để cho trứng không rơi qua.
- Cưa
- Sủi oxy
- Hít kính loại to (lắp vừa ống nhựa)
1.Đầu tiên bạn sử dụng cưa để cưa ống nhựa thành đoạn dài tầm 15cm
2.Dùng dây chun để quấn miếng vải xuống phía dưới
3. Đục một lỗ phía trên ống để có thể nhét vừa đủ dây sủi vào
4. Dùng hít kính để lắp lồng ấp vào trong bể
Cách sử dụng thì cũng tương tự dùng lồng ấp trứng tép mua. Đầu tiên bạn cần bơm trứng tép đã được tách vào trong lồng. Sau đó bạn hãy bật sủi oxy, điều chỉnh vừa đủ để trứng tép có thể di chuyển nhưng không quá to đến mức làm trứng bay khắp nơi.
Lưu ý
Khi tép nở bạn không nên đổ chúng luôn vào bể. Trong tự nhiên, tép con không di chuyển quá nhiều. Chúng thích ở yên một chỗ và trốn hơn. Vậy nên hãy tháo nắp của lồng ấp và để cho chúng tự bơi ra.