Bạn mới mua tép và không biết nên cho chúng ăn như thế nào? May mắn là loài giáp xác tí hơn này sẽ không kén ăn, chúng sẽ ăn bất kì mọi loại chất thải hữu cơ, rêu, cây chết, vi khuẩn, thức ăn thừa cho cá,..
Trong bài viết này mình sẽ nói về các loại đồ ăn bạn có thể cho tép cảnh ăn và cách tốt nhất để có thể mô phỏng lại thức ăn của tép ngoài tự nhiên.
Tép ăn gì?
Tép là loài kiếm ăn đáy bể, đào bới mọi loại đồ ăn chúng có thể tìm thấy. Tép sẽ ăn bất kì mọi loại đồ ăn hữu cơ nào chúng có thể ăn được, như là rêu, tép, cá chết, thức ăn thừa, cây thủy sinh chết.
Để tép có thể sống khỏe nhất thì bạn cần phải mô phỏng thực đơn của chúng ngoài tự nhiên nhất có thể.
Tức là tép cần chế độ ăn chủ yếu là rêu, rau củ luộc, được thêm với protein từ động vật. Bạn cần cho chúng ăn chế độ ăn đa dạng để tránh tép bị thiếu hụt chất như là vitamin và khoáng.
Bạn có thể sử dụng thức ăn chế biến sẵn cho tép nhưng không nên chỉ cho tép ăn loại thức ăn này. Thông thường thì các loại thức ăn cho cá hoặc một số loại thức ăn khô cho tép sẽ chứa quá nhiều protein cần thiết. May mắn là bạn có thể cho tép ăn nhiều thứ khác nữa mình sẽ nhắc đến bên dưới.
Đồ ăn tốt nhất cho tép cảnh
Dưới đây là các loại đồ ăn tốt bạn có thể kết hợp để nuôi đàn tép trong bể
Rêu
Rêu nên là thực đơn chính của tép. Đó là lý do bạn chỉ nên thả tép vào bể khi mà bể đã ổn định, đã được đánh đèn và lên rêu.
Nếu bạn thả tép vào bể trong vắt với thành kính sạch, trong thì nhìn có thể sẽ đẹp nhưng tép sẽ bị thiếu đồ ăn. Khi nuôi tép, bạn có thể thấy chúng liên tục bơi quanh bể, nhặt đồ ăn trong kẽ đá, trên lũa. Đó là một dấu hiệu cho thấy tép đang thoải mái, bể đang có đủ đồ ăn, rêu cho tép.
Nếu bể của bạn bị thiếu rêu thì bạn hãy đánh đèn cho bể nhiều hơn để lên rêu. Nếu đèn bể cá không có cơ chế hẹn giờ bạn hãy mua thêm ổ cắm hẹn giờ cơ (lazada) để có thể kiểm soát thời gian chiếu sáng tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy chúng bơi quanh bể và không ăn gì thì có thể bể đang quá sạch, chúng đang cần đồ ăn thay thế cho rêu.
Hoặc nếu bạn thấy tép bỏ mặc rêu mà chỉ ăn đồ ăn khác thì bạn nên giảm việc cho chúng ăn lại để tép có thể tập chung vào ăn rêu hơn.
Rau củ quả luộc
Rau củ quả luộc là loại đồ ăn thay thế tốt cho rêu. Bạn có thể sử dụng các loại rau như là dưa chuột, rau cái, cà rốt, khoai lang, xà lách luộc cắt nhỏ để cho tép ăn.
Rau củ quả luộc là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và canxi tuyệt vời cho tép cảnh. Để chuẩn bị thì bạn hãy gọt vỏ khoai, dưa chuột, cắt chúng thành các miếng dày khoảng 0.5-1cm. Và luộc trong vòng 2 phút. Sau đó bạn hãy cho chúng vào nước bình thường để nguôi lại trước khi thả cho tép ăn.
Luộc qua rau củ sẽ giúp chúng mềm, có thể chìm được xuống đáy bể, tép dễ ăn hơn. Bạn có thể để rau củ trong bể tầm 1-2 ngày, nếu qua thời gian đó tép chưa ăn hết thì bạn nên vớt ra.
Nếu bạn muốn bổ sung thêm canxi cho tép qua rau thì dưới là bảng so sánh lượng canxi (mg) có trong 100 gam rau củ các loại.
Rau cải xoăn | 137 |
Rau chân vịt | 99 |
Cải thảo | 74 |
Đậu xanh | 44 |
súp lơ | 40 |
xà lách | 33 |
Cà rốt | 33 |
Cải bắp | 32 |
Bí đỏ | 24 |
Dưa chuột | 21 |
Lá khô
Trong môi trường sống tự nhiên của tép, cụ thể là khu vực sông, suối có rất nhiều lá khô rụng từ cây xuống. Khi lá rụng xuống dưới nước, chúng sẽ mục dần, giải phóng tannin, làm nâu nước. Tép cực kì thích lá khô mục và chúng sẽ ăn lá cho đến khi chỉ còn gân lá mà thôi. Lá bàng có thể là nguồn thức ăn lâu dài cho tép nếu chẳng may bạn đi xa.
Có một loại lá người nuôi betta hay sử dụng để dưỡng cá đó là lá bàng khô. Bạn có thể kiếm lá bàng ở khu vực mình sống hoặc là đặt mua trên mạng.
Ngoài chức năng cung cấp thức ăn cho tép, lá bàng còn giúp làm sạch nước, giúp tép phòng tránh các bệnh về nấm hoặc bị nhiễm khuẩn.
Nang mực sấy khô
Nang mực sấy khô thường được bán làm thuốc nhưng bạn có biết bạn có thể sử dụng chúng để cung cấp thêm khoáng cho tép không? Bạn có thể mua nang mực khô trên mạng, cắt chúng thành miếng nhỏ và đặt hòn đá lên để chúng chìm xuống bể. Sau vài ngày, nang mực sẽ ngấm nước và tự chìm xuống.
Chúng có cấu tạo chủ yếu từ Canxi Cacbonat, tuy nhiên lại khá mềm, có thể giúp cung cấp thêm canxi cho tép, giúp tép lột vỏ dễ hơn. Nang mực cũng giúp nhả khoáng từ từ vào trong nước.
Thức ăn tép tự làm
Bạn có thể tự làm thức ăn cho tép nếu muốn.
Bạn có thể làm bằng cách sử dụng bột rau cải, hoặc là rau xay, xay lẫn với các loại rau củ quả khác như là cà rốt, vỏ đậu nành, bí đỏ, khoai lang… sau đỏ trải đều lên một mặt phẳng rồi đem phơi khô, hoặc nướng trong lò nước để khô lại sau đó sử dụng dần.
Chắc phải thử làm và làm hỏng vài lần bạn mới có thể làm được một mẻ thức ăn tốt (Mình trước cũng thử làm rau cải xoăn xay với cà rốt, đậu hà lan luộc. Sau đó lỡ tay nướng quá nhiều nên mẻ bị cháy :D. Vậy nên mình nghĩ là bạn nên phơi nắng nếu có thể hoặc sử dụng lò nướng cẩn thận)Tuy vậy, đây vẫn là trải nghiệm đáng để thử.
Viên tảo xoắn
Viên tảo xoắn (link lazada) cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác bạn có thể cho tép lẫn cá cảnh ăn. Chúng có thể giúp cho tép lên được màu đẹp, cung cấp lượng protein, vitamin, khoáng và amino acids cho tép.
Thức ăn chuyên dụng cho tép
Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị các loại rau củ hoặc tự làm đồ ăn cho tép thì bạn có thể sử dụng thức ăn chuyên dụng cho tép (lazada). Bạn nên mua đồ ăn từ các hãng uy tín để có thể đảm bảo được chất lượng đồ ăn.
Bạn cũng có thể sử dụng thức ăn cho cá để cho tép ăn, tuy nhiên, bạn cần tránh cho tép ăn quá nhiều loại đồ ăn này. Lý do là bởi thức ăn cho cá sẽ chứa nhiều protein cần thiết hơn dành cho tép.
Mẹo: Sử dụng đĩa cho tép ăn
Bạn hoàn toàn có thể thả trực tiếp thức ăn xuống dưới nền. Nhưng làm vậy thì bạn sẽ phải hút cặn đáy bể thường xuyên và vớt thức ăn thừa ra cũng khá khó.
Trong trường hợp này thì bạn có thể cân nhắc sử dụng đĩa cho tép ăn. Chúng giúp bạn kiểm soát thức ăn cho tép dễ hơn, tránh việc để lại thức ăn thừa. Từ đó đĩa giúp bạn cũng đỡ phải hút cặn đáy thường xuyên hơn.
Kết lại
Tép là loài ăn tạp, chúng sẽ ăn gần như bất kể mọi thứ chúng tìm được. Để tép sống khỏe thì ta nên cung cấp cho tép thực đơn giống với ngoài tự nhiên nhất có thể.
Thức ăn chính của chúng nên là rêu hoặc các loại rau củ quả luộc. Bạn cần đánh đèn nhiều nếu có bể nuôi tép để bể có thể lên rêu và màng sinh học.
Ngoài ra, bạn có thể thả thêm các loại lá cây khô như là lá bàng, lá bưởi, lá chuối,.. Để chúng có thể ăn dần dần nếu bạn không ngại nước hơi ngả vàng.
Nang mực là loại thức ăn tốt trong trường hợp bạn muốn bổ sung thêm canxi cho tép.
Cuối cùng, nếu bạn không có thời gian để tự chuẩn bị thức ăn cho tép thì bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại đồ ăn cho tép chuyên dụng như là.