aquasetup

Cách diệt bọ nước trong hồ tép

Mục lục

Cách diệt bọ nước hồ tép

Một ngày nọ, bạn tự dưng phát hiện những con bọ nhỏ li ti bơi trong bể tép. Liệu chúng có gây hại gì cho bể không?

Bạn không nên quá lo lắng bởi loại bọ nước này, với tên tiếng anh là daphnia, là loài không gây hại cho bể. Nhiều người còn nuôi chúng để làm thức ăn cho cá. 

Loại bọ nước này đến từ đâu? Làm thế nào để diệt chúng? Trong bài viết này mình sẽ giải đáp các thắc mắc đó. 

Có các loại bọ nước nào?

Có nhiều loài động vật giáp xác nhỏ khác nhau, thường người ta chỉ gọi chung là bọ nước. Thông thường, loại bọ nước trong bể tép nước ngọt là loài bọ thuộc bộ Anomopoda với tên là daphnia. Hai loại bọ phổ biến nhất là Daphnia pulex (dài 3mm, là loài bọ phổ biến nhất) và Daphnia magna (dài 5mm, thường được dùng làm thức ăn cho cá). 

Chúng là có hình dạng tròn nhỏ, với thân hình trong suốt màu trắng đục. 

Tại sao lại có bọ nước trong bể tép?

Bọ nước là loài sinh vật phổ biến, tồn tại rất nhiều ngoài tự nhiên, chúng có thể tìm được đường vào bể tép cũng như là bể cá thông qua nhiều cách. 

Đôi khi, chúng có thể bám vào cây thủy sinh, đồ trang trí, ở trong nước ở bể cá tại cửa hàng cá cảnh, sau đó được đem về bể tép trong nhà bạn. Đôi khi bọ nước cũng có thể trốn trong nền sỏi hoặc là trong lọc. 

Trứng bọ nước cũng có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt, kể cả khi bị khô hoặc là đông đá. Khi gặp môi trường thích hợp, trứng bọ nước sẽ nở, nếu không có biện pháp kiểm soát thì số lượng bọ nước sẽ bùng phát. 

Thậm chí chỉ cần một con bọ nước mang trứng cũng đủ để tạo nên một đàn bọ nước trong bể của bạn. 

Tác dụng của bọ nước

Bọ nước cũng là một phần của hệ sinh thái. Chúng có thể giúp xử lý cặn hữu cơ, thức ăn dư thừa, giúp bảo vệ môi trường nước không bị bẩn, tích tụ chất độc. 

Bọ nước có thể bơi trong nước, sử dụng chân để tìm, lấy được cặn trong nước và ăn. Các loại thức ăn phổ biến cho bọ nước là tảo đơn bào, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, cặn hữu cơ khác,…

Tác hại của bọ nước

Bọ nước có thể sinh sản nhanh. Trong bể tép sẽ không có loài để săn được chúng. Các loài có thể xử lý được bọ nước thì đều có thể ăn được tép con. Nếu không có cá để săn, số lượng bọ nước sẽ bị bùng phát.

Thông thường bọ nước sẽ phát triển mạnh trong môi trường nước bẩn, dồi dào thức ăn. Ngoài việc khiến cho bể nhìn xấu ra thì bọ nước sẽ không gây hại cho tép hoặc là cây thủy sinh. 

Một khi thức ăn đã cạn kiệt, bọ nước sẽ bị chết bớt đi. Nếu số lượng bọ nước bị chết quá nhiều, chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng do ammonia tăng cao, từ đó có thể giết chết tép. 

May mắn thay, bọ nước có thể dễ dàng được kiểm soát bằng cách chăm sóc cho bể tốt. 

Cách diệt bọ nước trong hồ tép

Bọ nước là vấn đề thường thấy trong bể tép lý do là bởi không giống như cá, tép không giỏi săn bọ nước. Bọ nước quá nhanh để tép có thể bắt được. Dưới đây là các cách xử lý khi bạn gặp trường hợp này. 

1. Nuôi cá ăn bọ nước

Nếu bể tép của bạn có tép con đã được vài tuần tuổi thì bạn có thể nuôi các loài cá bé như là cá trâm, cá chuột pygmy, ember tetra để diệt bọ nước. 

Các loài cá này là loài cá hiền lành, chúng sẽ bỏ qua tép không vừa miệng chúng. Đây chỉ là biện pháp xử lý tạm thời, nếu bạn không trị tận gốc vấn đề thì bọ nước sẽ sinh sôi trở lại. Hơn nữa, nếu bể của bạn có tép con mới nở thì bạn có thể xem xét đến các biện pháp dưới đây.

2. Thực hiện thay nước

Bọ nước cần cặn hữu cơ, rêu, tảo trong nước để có thể sống, nói cách khác, chúng sinh sản mạnh trong môi trường nước bẩn. 

Bạn có thể xử lý vấn đề tận gốc bằng cách thay nước và hút cặn bể. Đầu tiên bạn hãy dùng cây hút cặn (link lazada) để dọn bể và thay khoảng 30% lượng nước bể. Đổ đấy bể bằng nước sạch, đã được khử clo, có nhiệt độ tương đương với nước bể cũ.

Để chăm sóc định kỳ cho bể, bạn nên thay khoảng 10-20% lượng nước bể, cộng với hút cặn 1-2 tuần một lần. 

3. Sử dụng bộ lọc tốt hơn

Biện pháp khác để giúp cho bể tép sạch là dùng thêm lọc. 

Thông thường với bể tép bạn chỉ sử dụng một lọc vi sinh (lazada). Nếu cảm thấy không đủ, bạn có thể lắp thêm một chiếc lọc vi sinh, lọc thác nữa. Nếu muốn bạn có thể thay lọc vi sinh bằng lọc treo (lazada) hoặc lọc thùng (lazada) nếu bạn có bể to cũng được. 

4. Dùng bẫy

Bẫy không cần quá phức tạp, bạn chỉ cần sử dụng một miếng dưa chuột luộc cũng được. 

Dưa chuột là thức ăn yêu thích của bọ nước. Tất cả những gì bạn cần làm là luộc dưa chuột, bỏ vào bể và để qua đêm. Sáng hôm sau bạn có thể sẽ thấy bọ nước bám đầy dưa chuột, việc bạn cần làm bây giờ là vớt dưa chuột cùng với bọ nước ra và vứt đi là được. 

Hoặc bạn có thể mua các loại bẫy sán, bọ nước để dùng.

Cách ngăn bọ nước không vào bể tép

Bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau để ngăn không cho bọ nước có thể đi vào bể tép:

Cách ly cây thủy sinh khi mới mua

Cây thủy sinh là một trong những con đường phổ biến bọ nước có thể sử dụng để đi vào bể tép. 

Cách để hạn chế nguy cơ này là bạn cần cách ly, nuôi riêng cây thủy sinh ở bể khác trước khi thả vào bể tép. Thông thường thì bạn chỉ cần cách ly vài ngày cho đến một tuần là được. Trứng bọ nước sẽ nở trong khoảng 2-3 ngày và mất 2-3 ngày nữa để có thể phát triển đủ để bạn có thể phát hiện được. Sau khoảng thời gian đó nếu không thấy có gì bất thường bạn có thể thả cây thủy sinh vào bể. 

Nhúng cây vào dung dịch cồn pha loãng

Biện pháp nữa để kiểm soát bọ nước cũng như nguồn bệnh từ cây thủy sinh là sử dụng dung dịch cồn pha loãng để xử lý. 

Bạn hãy pha dung dịch cồn vào nước với tỉ lệ 1:20 và nhúng cây thủy sinh vào trong 90 giây, sau đó bạn hãy rửa sạch cây sau đó thả vào bể tép. 

Bọ nước có thể sống được bao lâu?

Trong những bể nuôi cá thì bọ nước có thể chỉ sống được vài tiếng ???? trước khi bị cá săn mất. Tuy nhiên, trong bể tép, với lượng thức ăn dồi dào, không có kẻ săn mồi thì chúng thậm chí có thể sống trong vòng 1-3 tháng hoặc thậm chí là 1 năm khi sống trong môi trường lạnh. 

Trứng của bọ nước có thể tồn tại trong vài năm, đã có trường hợp phát hiện trứng bọ nước có tuổi đời 125 năm và vẫn có thể nở được. 

Kết lại

Bọ nước sẽ không gây hại cho tép của bạn, tuy vậy chúng có thể sinh sôi nhanh, sống lâu, có thể khiến cho bể nhìn bẩn và xấu. Để xử lý bọ nước thì khá đơn giản, bạn chỉ cần hạn chế nguồn thức ăn của chúng là được. Bạn có thể làm vậy bằng cách hút cặn, thay nước cho bể thường xuyên. Để đẩy nhanh quá trình thì bạn có thể nuôi thêm cá nhỏ hoặc là sử dụng bẫy để bắt bọ nước. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *