aquasetup

Tất tần tật về cách nuôi cá chuột sinh sản

Mục lục

Cách nuôi cá chuột sinh sản

Bạn đang có ý định nuôi cá chuột sinh sản ư? Dù cho cá chuột là loài sinh sản tại bể trong nhà khá tốt nhưng bạn vẫn cần phải biết thêm vài điều để giúp cho chúng đẻ và cách để chăm cá con tốt nhất.

Xem thêm về cách nuôi và chăm sóc cho cá chuột.

Tỉ lệ tốt nhất để nuôi cá chuột sinh sản

Khi bạn nuôi cá chuột với mục đích sinh sản, tỉ lệ tốt nhất là một con cái với hai hoặc ba con đực. Nuôi với số lượng như vậy sẽ giúp cho trứng cá chuột có khả năng được thụ tinh tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể nuôi đực cái với tỉ lệ 1:1 cũng được bởi cá chuột không đòi hỏi quá cao khi ghép cặp và đẻ trứng.

Nếu bạn đang sở hữu một đàn cá chuột gồm 6 con thì khả năng cao là bạn đã có cả đực cả cái rồi.

Kích thước đàn tối ưu

Thông thường thì đàn càng lớn càng tốt, với trường hợp cá chuột thì nuôi với đàn nhỏ sẽ giúp chúng sinh sản tốt hơn.

Kích thước đàn tối ưu là 6-7 con, với 2-3 con cái và 4-5 con đực. Nuôi với số lượng như vậy sẽ giúp bạn tối ưu được lượng trứng được thụ tinh.

Khi nuôi với số lượng vậy, con đực sẽ chú ý hơn tới con cái và ngược lại. Hơn hết nữa, khi nuôi với số lượng nhỏ bạn có thể dễ dàng theo dõi cá hơn. Một số người thậm chí chỉ nuôi ba con cá chuột trong một bể để sinh sản.

Cách phân biệt cá chuột đực cái

Phân biệt giới tính cá chuột sẽ dễ hơn nếu bạn có cá chuột mạnh khỏe và đủ tuổi sinh sản. 

Thông thường cá chuột sẽ đến tuổi sinh sản trong khi đạt 9-12 tháng tuổi. Quá trình này có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy vào loài cá chuột, kích thước và tốc độ lớn của chúng.

Nếu cá chuột bạn nuôi đủ lớn để phân biệt giới tính mà bạn vẫn không thấy được điểm khác biệt, có một mẹo nhỏ là hãy cho chúng ăn thức ăn tươi sống trong vòng hai tuần. Sau hai tuần chúng sẽ béo hơn và các đặc điểm để phân biệt đực cái cũng rõ ràng hơn.

Dưới là một số điểm khác biệt:

Chiều dài

Điểm phân biệt đầu tiên là chiều dài của cá. Cá cái thường dài hơn so với cá đực khoảng 1cm, bạn có thể nhận thấy đặc điểm này ở cá chuột cà phê.

Tuy nhiên ở một số loài nhỏ hơn như cá chuột panda hoặc cá chuột pygmy thì kích thước cá đực và cá cái sẽ không có điểm khác biệt nhiều.

Độ rộng

Đây là điểm phân biệt dễ nhận biết nhất khi bạn muốn phân biệt cá cá đực.

Khi bạn nhìn từ trên cao xuống, cá cái sẽ béo hơn cá đực ở phần phía vây bụng. Đó là nơi cá cái dự trữ trứng khi đến mùa sinh sản.

Vây

Nếu bạn vẫn không thể phân biệt cá đực và cá cái bạn có thể dựa vào vây cá.

Vây bụng – Cá đực thường có vây bụng nhọn hơn, cá cái có vây bụng tròn và hình giống như quạt.

Vây ngực – Ở một số loài thì cá chuột đực sẽ có vây ngực dài và linh hoạt hơn cá cái.

Vây hậu môn – Cá đực thường có vây hậu môn dài hơn.

Lưu ý là một số loài cá chuột sẽ có điểm khác biệt về vây và một số loài thì không.

Xem thêm: 10 loài cá chuột phổ biến nhất hiện nay

Cách để nuôi cá chuột sinh sản

Cuối cùng bây giờ mình sẽ nói đến phần các bạn đang chờ đợi

Làm bể để cá sinh sản

Trước khi có ý định sinh sản cá chuột thì bạn phải làm một bể riêng cho chúng, đặc biệt là khi bạn đang nuôi cá chuột trong bể cộng đồng. Làm một bể riêng sẽ giúp tạo không gian thoải mái hơn cho cá chuột, dễ dàng theo dõi chúng hơn, tránh việc trứng bị các loài cá khác ăn mất. Hơn hết nữa về sau bạn có thể sử dụng bể này để nuôi cá con.

Kích thước bể

Bể nên có kích thước khoảng 50 lít nếu bạn có ý định nuôi một đàn từ 6-7 con. Nếu bạn chỉ nuôi 3-4 con thì bạn có thể sử dụng bể tầm 30 lít. Cá chuột thích được nuôi trong bể có diện tích lớn thay vì những bể cao bởi chúng hoạt động chủ yếu ở bên dưới đáy bể. 

Bạn có thể sử dụng khay nhựa như thế này để cho cá chuột sinh sản.

Bạn cũng không nên nuôi chúng trong những bể quá to bởi khi cá đẻ sẽ khó có thể tìm thấy trứng và việc thay nước bể to sẽ rất là phiền.

Nền để nuôi cá chuột sinh sản

Thường thì mình sẽ thích bể không sử dụng nền, làm vậy sẽ giúp cho bể sạch hơn và có thể nhìn rõ trứng hơn khi cá chuột đẻ.

Nếu bạn muốn sử dụng nền thì có một số mẹo là:

  • Hãy sử dụng nền cát bởi làm vậy sẽ giúp bảo vệ cho râu cá chuột và chúng có thể thoải mái đào bới. 
  • Sử dụng lớp nền mỏng. Nếu lớp nền bể bạn quá dày thì sẽ khiến chất thải tích tụ nhiều và gây ô nhiễm cho nước.

Hệ thống lọc

Bạn không nhất thiết phải sử dụng một hệ thống lọc khỏe bởi cá chuột đôi khi sẽ thích nước hơi bẩn một tẹo. Chỉ cần bạn thay nước cho bể thường xuyên thì bạn sẽ thậm chí không cần phải sử dụng đến lọc.

Loại lọc phù hợp nhất cho bể sinh sản cá chuột là loại lọc vi sinh nhỏ (link lazada). Chúng sẽ cung cấp cho cá oxy, dòng chảy và nước sạch cho cá. Nếu bạn định nuôi cá trong bể một thời gian dài thì bạn nên đầu tư thêm một bộ lọc tốt.

Cây cối

Cho thêm cây cối vào trong bể sẽ giúp tạo nơi cho cá chuột đẻ trứng và tạo chỗ trốn cho cá. Tuy nhiên, nếu bạn cho quá nhiều cây vào bể thì bạn sẽ không thể tím thấy trứng cá.

Nếu cá chuột bạn nuôi được bắt ngoài tự nhiên thì bạn buộc phải cho thêm cây bởi một số loài bắt ngoài tự nhiên chỉ đẻ lên lá cây và các loài cây nổi khác.

Bạn có thể cho thêm đá, lũa vào bể để tạo chỗ trốn tự nhiên cho cá.

Một số loại cây tốt để cho thêm có thể kể đến là:

Bạn có thể tự tạo giá thể để cho cá đẻ trứng

Một số người nuôi sinh sản chuyên nghiệp sẽ sử dụng giá thể đẻ trứng (spawing mop) để nuôi và cho cá đẻ.

Bạn có thể tự làm bằng cách dùng len acrylic, tốt nhất là màu xanh lá để mô phỏng màu rêu, một vật để buộc nổi hoặc gắn lên kính.

Sử dụng giá thể để đẻ trứng có thể giúp bạn dễ nhấc trứng ra và đặt vào bể khác mà không cần phải nhặt từng quả và có thể gây tổn hại đến trứng.

Ánh sáng

Ánh sáng không quan trọng khi bạn nuôi cá chuột sinh sản. Thậm chí là cá chuột khônng thích ánh sáng mạnh nên bạn không cần phải đầu tư thêm đèn.

Vậy nên nếu bạn muốn để cây cối trong bể thì bạn nên trồng một số loại cây không yêu cầu cao về ánh sáng như rêu java, dương xỉ java, ráy. Một chiếc đèn led kẹp nhỏ là đủ rồi, bạn thậm chí cũng chả cần đèn đâu.

Bước 1. Chuẩn bị cho cá sinh sản

Bước đầu tiên là bước quan trọng nhất để giúp cho bạn nuôi cá chuột sinh sản thành công.

Bạn cần cho cá ăn chế độ ăn phù hợp và thay đổi thông số nước để mô phỏng lại môi trường ngoài tự nhiên khi cá đến mùa sinh sản.

Một số loài cá chuột như cá chuột cà phê hoặc albino thì không cần chuẩn bị nhiều tuy nhiên một số loài khác lại đặc biệt cần.

Việc chuẩn bị cho cá cũng khá đơn giản nhưng hơi tốn công một tẹo. 

Trong 2-3 tuần đầu tiên bạn hãy cho cá ăn chế độ ăn giàu protein cứ 2 ngày một lần bằng các loại đồ ăn tươi sống như trùn chỉ, bo bo, artemia,…

Bước 2. Mô phỏng mùa khô

Trong tự nhiên, quá trình sinh sản của quá chuột sẽ diễn ra vào mùa mưa. Tuy nhiên để có thể mô phỏng mùa mưa thì chúng ta phải mô phỏng mùa khô trong bể trước. 

Trong mùa khô tại Amazon, nhiệt độ tăng lên, nước và thức ăn ít đi. Trong thời điểm này cá sẽ chết nhiều và chúng sẽ chuyển sang chế độ sinh tồn.

Đương nhiên là chúng ta sẽ không cần phải bỏ đói cá, chúng ta chỉ cần mô phỏng lại một phần là được.

Để mô phỏng mùa khô thì bạn hãy hút bớt 50-75% nước trong bể. Để cá như vậy trong một vài ngày hoặc một vài tuần, tùy thuộc vào mức độ dễ sinh sản của cá chuột.

Trong thời gian này hãy tăng nhiệt độ của nước lên một hoặc hai độ và không sử dụng lọc. Bạn thậm chí có thể bỏ hết cây ra để mô phỏng mùa khô tốt hơn.

Trong gia đoạn này, bạn có thể không cho cá ăn hoặc cho cá ăn ít đi nhiều. 

Bước 3. Mô phỏng mùa mưa

Đây là thời điểm cá chuột bắt đầu sinh sản. Sau một khoảng thời gian phải chịu đói thì chúng cuối cùng cũng được tận hưởng mùa mưa với lượng thức ăn dồi dào hơn.

Bạn có thể làm vậy bằng cách:

  • Đổ thêm vào bể bằng nước mát và mềm: Đầu tiên bạn hãy đổ thêm nước mát vào trong bể. Trong tự nhiên, vào mùa khô cá chuột sẽ sống trong các hồ nước có độ mặn, độ cứng cao, khi mùa mưa bắt đầu, nước mưa tinh khiết với độ cứng bằng 0 sẽ ùa vào các hồ nước đó. 
  • Cho cá ăn nhiều trở lại: Khi thực hiện thay nước thường xuyên, bạn hãy cho cá ăn nhiều trở lại với thức ăn tươi sống. 
  • Tăng dòng chảy nước và giảm nhiệt độ: Bước tiếp theo bạn làm là bỏ sưởi đi cộng với lắp thêm sủi hoặc lọc vi sinh cho bể để gia tăng dòng chảy trong nước.

Dấu hiệu cho thấy cá chuột sắp đẻ

Sau khi thay nước thì rất có thể sẽ thấy cá chuột hoạt động mạnh trở lại, đừng quá lo lắng nếu thấy cá chuột bơi khắp bể, đây là dấu hiệu cho thấy chúng đang chuẩn bị sinh sản.

Quá trình sinh sản thường kéo dài vài giờ. Trong quá trình này, con đực và con cái sẽ tạo thành hình chữ “T”. Con đực ở bên dưới sẽ đưa tình trùng vào nước và con cái sẽ nuốt chúng. Đúng rồi, bạn không nghe nhầm đâu, con cái sẽ nuốt chúng đấy!

Cá chuột cái có khả năng di chuyên tinh trùng qua hệ thống tiêu hóa để thụ tinh cho trứng.

Cá chuột cái đẻ trứng vào đâu và đẻ bao nhiêu trứng sẽ tùy vào từng loài, một số loài sẽ đẻ trứng rời rạc và một số loài đẻ theo cụm.

Cách ấp trứng cá chuột

Sau khi cá chuột đã đẻ trứng rồi thì bạn làm gì tiếp theo? Để đảm bảo an toàn cho trứng thì bạn nên tách riêng cá chuột bố mẹ ra khỏi bể. Bạn có thể:

  • Nhấc trứng ra khỏi bể
  • Bắt cá chuột ra khỏi bể.

Nếu bạn muốn nhấc trứng ra khỏi bể thì hãy đợi tầm 1-2 tiếng sau khi cá chuột đẻ để đảm bảo vỏ trứng đã đủ cứng để bạn có thể nhấc ra. 

Nếu trứng dính trên kính thì bạn không nên sử dụng dao cạo để cạo ra, thay vì đó thì bạn hãy lăn trứng trên kính bằng ngón tay. Đừng lo làm vỡ trứng bởi trứng cá chuột cũng khá cứng nên nó sẽ không dễ vỡ được. Nếu trứng bị vỡ thì chúng có lẽ là trứng chưa được thụ tinh. Bạn có thể đặt trứng vào trong bình ấp trứng cá hoặc cho vào bể cá tầm 20-30 lít.

Thông thường thì nhiều người sẽ bắt cá chuột bố mẹ ra bởi làm vậy sẽ dễ dàng hơn và tránh nguy cơ làm hỏng trứng.

Trong thời gian trước khi cá nở thì bạn cần phải thay nước thường xuyên để tránh cho trứng cá bị nấm.

Cho xanh methylene

Bạn nên cho thêm xanh mehylene (link lazada) để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm có hại phát triển.

Thay nước thường xuyên và hút trứng cá bị hỏng ra.

Bạn nên thay nước cho bể có trứng hằng ngày và thay bằng nước từ bể cá khác sang. Nếu bạn để ý thấy trứng chuyển màu trắng đục và có sự xuất hiện của nấm bên trên thì hãy hút trứng ra. Nếu trứng đã được thụ tinh thì chúng sẽ chuyển sang màu cam-nâu.

Mẹo: cho thêm tép hoặc ốc vào bể

Cách hay để kiểm soát nấm và vi khuẩn là thêm tép vào bể trứng. Tép sẽ ăn các loại chất thải hữu cơ và có thể sẽ giúp làm sạch cho trứng. Chúng sẽ không ăn trứng mà thay vì đó chỉ ăn các loại nấm và vi khuẩn bên trên.

Cách nuôi cá chuột con

Sau khoảng 3 đến 7 ngày trứng cá chuột sẽ nở. Bạn cần để ý kỹ đến cá con trong giai đoạn này bởi chúng rất nhạy cảm.

Xêm thêm: cá chuột có ăn tép và cá con không?

Thức ăn

Bạn không cần cho cá chuột ăn trong khoảng 24-28 giờ sau khi chúng nở bởi trong khoảng thời gian này cá chuột con vẫn chưa bơi được và sống nhờ dinh dưỡng từ noãn hoàng.

Cho cá chuột con ăn thức ăn giàu protein sẽ giúp chúng lớn nhanh, một số loại thức ăn giàu protein cho cá chuột có thể kể đến là:

  • Cám cho cá nghiền: Bạn có thể nghiền nhỏ cám ăn cho cá để giúp cá bột có thể ăn được.
  •  Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng gà cũng là một phương án rất rẻ trong danh sách này nhưng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng và tiện dụng. Bạn chỉ cần luộc trứng, lấy một tẹo lòng đỏ hòa tan với nước và nhỏ cho cá con ăn. Lòng đỏ có thể khiến nước rất đục nên hãy thay nước cho cá sau đó.
  • Artemia mới ấp nở: Artemia là nước ăn tốt nhất cho cá chuột con. Artemia sau khi mới được ấp nở sẽ chưa nhiều dinh dưỡng quan trọng và chúng có kích thước hoàn hảo để cá chuột bột có thể ăn được. Để có thể tự ấp nở được artemia thì bạn cần phải mua trứng artemia (link lazada)bộ dụng cụ ấp nở artemia (link lazada). Bạn cũng có thể sử dụng artemia đông lạnh hoặc artemia sấy khô (link lazada) nếu không có điều kiện ấp nở chúng.
  • Thức ăn đông lạnh: sau khoảng 3-4 tuần bạn có thể cho cá chuột con ăn các đồ ăn đông lạnh khác như trùn chỉ, bo bo,…

Nên cho cá bột ăn bao nhiêu

Bạn nên cho cá ăn ít và cho ăn nhiều lần, tối thiểu là hai lần một ngày. Tuy nhiên bạn có thể cho cá ăn 6-8 lần một ngày để chúng có thể phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ là bạn cho ăn càng nhiều thì bạn càng phải thay nước nhiều.

Thay nước

Bạn nên thay 50% nước trong bể tầm 2-3 lần một tuần nếu bạn cho ăn nhiều hơn 2 lần một ngày. Bạn nên nhớ là chỉ thay nước bằng nước khử clo hoặc nước từ bể cá của cá bố mẹ.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *