aquasetup

Dấu hiệu cá phượng hoàng sắp đẻ và cách nuôi cá sinh sản

Mục lục

Cá phượng hoàng sinh sản

Cá phượng hoàng là loài cá đẹp, có thể là điểm nhấn trong mọi bể cá thủy sinh. Bạn có biết rằng nuôi loài cá này sinh sản không khó chứ? Nhiều người đã thành công nuôi cá phượng hoàng sinh sản tại bể tại nhà. Thậm chí loài cá này có thể tự ghép cặp, đẻ trứng mà không cần bạn can thiệp nhiều. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi loài cá này sinh sản và cách chăm sóc cho cá con tốt nhất. 

Cách phân biệt cá phượng hoàng đực và cái

Không giống như các loài cá đẻ con khác như là cá bảy màu hoặc cá mún, cá phượng hoàng đực và cái không có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số điểm bạn có thể sử dụng để có thể phân biệt giới tính của loài cá này. 

Điểm khác biệt chính giữa cá đực và cá cái là kích thước và màu sắc của chúng. Con đực sẽ có kích thước lớn hơn, vào khoảng 5-6cm. Trong khi đó, cá cái sẽ nhỏ hơn một tẹo, vào khoảng 4-5 cm. Cá đực sẽ có màu sắc sặc sỡ, rõ hơn so với cá cái. 

Cá đực có thể có vây lưng và vây hậu môn dài hơn so với cá cái. 

Chọn cặp cá để sinh sản

Tuy bạn có thể dựa vào các yếu tố trên để có thể ghép cặp cho cá, nhiều khi bạn vẫn có thể chọn sai. Cách tốt nhất để chọn cặp cá sinh sản là chọn hai con đã ghép cặp sẵn hoặc là bạn mua một nhóm 4-6 con. Khi được nuôi trong bể lớn thì cá phượng hoàng sẽ ghép cặp một cách tự nhiên. 

Bể sinh sản cho cá phượng hoàng

Bạn nên chuẩn bị bể có kích thước tối thiểu khoảng 40 lít để làm bể sinh sản cho một cặp cá phượng hoàng. Bể nên có nền cát hoặc sủi nhỏ bởi cá phượng hoàng thích đào bới trong quá trình sinh sản. 

Bể cũng nên có đá, lũa hoặc cây có lá to để cá có thể đẻ trứng lên. Bạn có thẻ sử dụng miếng gốm hoặc là giá thể chuyên dụng cho cá đẻ trứng. 

Nếu trồng cây thì bạn chỉ nên trồng ở phía rìa bể để cá có thể có không gian bơi lội. Để có thể kích thích cá sinh sản, bể nên được chiếu sáng 10-12 tiếng một ngày và được chiếu sáng đều đặn hàng ngày. 

Thông số nước nuôi cá phượng hoàng sinh sản

Cá phượng hoàng sẽ dễ đẻ hơn nếu nước hơi mềm và mang tính axit. Do đó, bạn có thể sử dụng nước lọc RO và ngâm thêm lá bàng khô để có thể tại tạo lại môi trường sống tự nhiên của cá. Độ pH tốt nhất nên nằm trong khoảng 5.5 – 6.5. Nước bể sinh sản cũng nên hơi ấm một tẹo, vào khoảng 27-28 độ C. 

Lọc cho bể sinh sản

Để có thể đảm bảo chất lượng nước và bể không bị tích tụ chất độc thì bể sinh sản cho cá nên được trang bị thêm lọc. Cá phượng hoàng không thích dòng chảy mạnh nên bạn cũng không nên sử dụng loại lọc có dòng chảy quá nhanh. Loại lọc phù hợp nhất cho bể sinh sản cá là lọc vi sinh (link lazada). 

Để loại bỏ nitrate trong bể thì bạn cũng cần phải thay nước cho bể ít nhất là hai lần một tuần với khoảng 20% lượng nước bể. 

Bạn cũng nên tránh tác động quá nhiều vào bể trong khoảng thời gian này để cá cảm thấy thoải mái, dễ ghép cặp và đẻ trứng hơn. 

Thức ăn cho cá phượng hoàng

Trong thời điểm ghép cặp cho cá phượng hoàng sinh sản, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tươi sống để kích thích cá đẻ trứng. Một số loại thức ăn tốt có thể kể đến là artemia, trùn chỉ, bo bo,..

Bạn có thể tự ấp nở artemia bằng trứng (link lazada) bộ ấp (link lazada). Artemia cũng là loại thức ăn tốt bạn có thể sử dụng để nuôi cá phượng hoàng con nhanh lớn. 

Dấu hiệu cá phượng hoàng sắp đẻ

Nếu cá phượng hoàng đực và cái có dấu hiệu bơi loạn hơn, bắt đầu đẩy, bơi quanh nhau và có vẻ hơi dữ với con còn lại hơn thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy cá chuẩn bị đẻ. 

Thông thường cá sẽ chọn một hòn đá hoặc là đào một cái hố nhỏ gần đá để con cái đẻ trứng.

Đôi khi, cặp cá có thể chậm ghép cặp, đẻ trứng hoặc là sẽ từ chối đẻ. Trong trường hợp này, bạn đừng nên quá lo lắng. Bạn nên tiếp tụ cho chúng ăn đồ ăn tốt trong một vài tuần tới và bắt đầu thay nước nhiều hơn. 

Bạn cũng có thể thử tăng nhiệt độ nước lên 2 độ C để mô phỏng mùa sinh sản của cá. 

Trứng cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng sinh sản

Khi đẻ, cá sẽ đẻ trứng ở trong hố dưới nền, trên đá, lũa hoặc là lá cây. Sau khi cá cái đẻ trứng, cá đực sẽ bắt đầu thụ tinh. Thông thường, không phải quả trứng nào cũng được thụ tinh, sẽ có những quả trứng bị hỏng. 

Trứng cá sẽ nở sau khoảng 40 tiếng sau khi được thụ tinh. Quá trình cá đẻ trứng cần được theo dõi kỹ. Mặc dù có tập tính chăm con nhưng cá phượng hoàng không giỏi làm vậy cho lắm. Bản năng chăm con của cá khá yếu và thỉnh thoảng cá vẫn có thể tự ăn trứng và cá con của chính chúng. Sau khi đẻ trứng, cá bố mẹ sẽ canh gác cho trứng trong khoảng 24-36 tiếng đầu. Càng về sau thì cá càng bỏ mặc trứng và cá con hơn. 

Vậy nên bạn cần tách cá bố mẹ khỏi trứng trong 24 tiếng đầu tiên. 

Ngăn ngừa nấm ở trong bể

Để ngăn ngừa nấm phát triển trên trứng thì bạn cần phải cho bể có dòng chảy nhẹ. Tốt nhất là bạn nên sử dụng loại lọc vi sinh, chúng có thể vừa cung cấp oxy cho trứng cá vừa cung cấp dòng chảy để khiến không để khiến nước không bị tù. 

Ngoài sử dụng lọc vi sinh thì bạn nên sử dụng thêm xanh methelyn (link lazada) để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Nhiều người nuôi và sinh sản cá ở các trại cá cũng sử dụng xanh methylen để diệt nấm trên trứng cá. Xanh methylen là loại chất an toàn, miễn là bạn sử dụng đúng liều lượng của nhà sản xuất thì chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá con.

Chăm sóc cho cá phượng hoàng con

Cá phượng hoàng sinh sản

Như đã nhắc đến bên trên, cá phượng hoàng không phải là loài cá giỏi chăm trứng, và cả khi trứng nở cũng vậy. Thông thường, các loài cá chăm con giỏi sẽ có thể giữ được cá con tại một khu vực cố định, canh gác cho chúng cho đến khi cá có thể tự bơi được. Cá phượng hoàng sẽ không thể kiểm soát được cá con. Khi cá con bơi được, chúng sẽ bơi thành bầy xung quanh cá bố mẹ. Vào ngày thứ hai thì cá con có thể sẽ không bơi theo bố mẹ nữa và bơi độc lập dần. 

Đó là một trong những lý do bạn nên tách cá con ra riêng. 

Để chăm sóc cho cá con thì bạn cần phải cho chúng ăn thức ăn vừa miệng. Khi chúng còn nhỏ, bạn có thể cho cá ăn lòng đỏ trứng gà hoặc là trùng cỏ. Mình thích sử dụng trùng cỏ hơn bởi vì chúng không làm bẩn nước như lòng đỏ trứng nếu cá con không ăn hết. 

Khi cá con lớn hơn thì bạn có thể cho chúng ăn artemia ấp nở. Trong giai đoạn cá con đang phát triển, bạn nên cho chúng ăn nhiều bữa trong ngày với số lượng vừa đủ, tối thiểu là ba lần.

Khi cá con lớn dần, bạn cũng nên chuyển chúng sang bể riêng đủ to để cá con có thể phát triển được.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *