aquasetup

Dấu hiệu cá xecan/ tứ vân sắp đẻ và cách nuôi cá sinh sản

Mục lục

Dấu hiệu cá xecan/ tứ vân sắp đẻ và cách nuôi cá sinh sản

cá xecan là cá có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Chúng nổi tiếng ở trong cộng đồng thủy sinh bởi vì cá dễ chăm sóc, có màu sắc sặc sỡ và có thể sống trong hầu như tất cả mọi điều kiện nước khác nhau. 

Nuôi cá xecan sinh sản sẽ dễ hơn tương đối so với các loài cá cảnh nước ngọt khác Tuy nhiên bạn sẽ phải cần để ý đến một số vài điểm đồng muốn nuôi chúng sinh sản thành công. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi cá cá xecan sinh sản cách nhận biết dấu hiệu chúng sắp đẻ, điều kiện nước và cách chăm sóc cho cả con.

Xem thêm: Cá xecan nuôi chung với cá gì

Không nuôi cá xecan sinh sản trong bể cộng đồng

Rất nhiều người đã từng thử nuôi cá xecan trong bể cộng đồng và không thành công. Lý do là bởi trứng sẽ bị cá khác ăn mất trước khi chúng kịp nở. Vậy nên nếu bạn thực sự muốn nuôi sinh sản loài cá này thì bạn cần phải đầu tư một cái bể riêng. 

Nuôi cá xecan sinh sản trong bể riêng cũng giúp bạn kiểm soát môi trường sống của chúng tốt hơn, và cho cá ăn chế độ dinh dưỡng tốt hơn để kích thích sinh sản. 

Thông thường thì bạn cần phải có hai bể một bể để dưỡng cá và một bể để cho cá bắt gặp và để trứng.

Cách phân biệt cá xecan đực và cá xecan cái.

Dấu hiệu cá xecan/ tứ vân sắp đẻ và cách nuôi cá sinh sản

Cá xecan hay cá tứ vân sẽ cần phải dưỡng trước khi ghép cặp sinh sản. Vậy nên bạn cần phải tìm cá đực cá cái tách riêng chúng ra để chuẩn bị môi trường sinh sản cho chúng tôi nhất..

Phân biệt giới tính của chúng sẽ tương đối khó khăn hơn so với các loài cá đẻ con khác như là cá mún và cá bảy màu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì cá xecan đực và cá xecan cái sẽ có những điểm phân biệt khá dễ nhận biết. 

Con đực sẽ có phần vây và phần mồm đỏ hơn so với con cái trong khi đó con cái có màu sắc ít sặc sỡ hơn và có phần bụng tròn hơn so với con đực.

Phân biệt và cách riêng ra được cá xecan đực và cá xecan cái sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để dưỡng cá. Từ đó giúp bạn có thể kết nạp vào sinh sản cá thành công thuận lợi hơn.

Tập tính sinh sản.

cá xecan không có tập tính chăm con vậy nên bạn cần phải tách riêng trứng và cá bố mẹ ra sau khi chúng đẻ. 

Tóm tắt lại là:

  • Cá xecan không nên được nuôi sinh sản trong bể cộng đồng 
  • Chúng cần phải được dưỡng trước khi ghép cặp và sinh sản 
  • Bạn cần phải tách riêng cá bố mẹ và trứng sau khi phát hiện cá đẻ để tránh việc cá ăn mất trứng

Cá xecan thường có thể được sinh sản vào thời điểm 6 đến 7 tuần tuổi, khi mà cá đạt kích thước vào khoảng 3 đến 4 cm.

Thông thường tỷ lệ để dưỡng cá tốt nhất là một cá đực và hai cá cái. Khi chuẩn bị về để dưỡng cá thì bạn nên chuẩn bị để đủ to, tầm khoảng 3l nước cho mỗi một con cá.

Cá xecan sẽ không thể sinh sản nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ tối ưu để kích thích cá đẻ trứng là từ khoảng 23 đến 26 độ C. Bạn không cần phải sử dụng lọc trong bể dưỡng cá, miễn là bạn có thể thay nước từ khoảng 20% đến 30% lượng nước bể mỗi ngày.

Khi đã chuẩn bị bể riêng để dưỡng cá đực và cá cái thì bây giờ bạn cần cho chúng ăn. Để kích thích cho cả sinh sản, bạn cần cho chúng ăn thức ăn giàu protein như là trùn chỉ, trùn huyết, và artemia 2 đến 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể mua artemia đông lạnh tại các cửa hàng cá cảnh, hoặc bạn có thể tự ấp, sử dụng trứng artemia (link lazada)bộ kit ấp trứng (link lazada).  Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô giàu protein nếu muốn.

Quá trình dưỡng cá nên kéo dài từ khoảng 3 đến 4 ngày. Sau đó thì bạn nên ghép cặp cho cá theo tỉ lệ một đực và hai cái vào trong bể sinh sản riêng.

Cá xecan nói riêng và các loại cá bơi đàn nói chung ghép cặp và đẻ trứng rất nhanh. Mỗi lần sinh sản thì cá cái sẽ để khoảng 300 quả trứng nhỏ, sau đó trứng sẽ rơi xuống dưới đáy nền.

Yêu cầu cho bể sinh sản.

Dấu hiệu cá xecan/ tứ vân sắp đẻ và cách nuôi cá sinh sản

Bể cho cá sinh sản nên có kích thước tối thiểu vào khoảng 30 lít. Trong bể không nên có dòng chảy hoặc dòng chảy nhẹ. Dưới đáy bể thì bạn cần phải đặt lưới hoặc là nền sỏi hoặc to để trứng có thể rơi vào kẽ sỏi, kẽ đá và sẽ giúp cho trứng không bị cá bố mẹ ăn.

Bể sinh sản không nên được chiếu sáng nhiều, và nên đặt được và nên được đặt ở nơi ít người qua lại để tránh cá bị stress.

Nền bể sinh sản

Cá xecan là loài đẻ trứng rơi xuống dưới đáy nền, vậy nên bạn cần phải chọn loại nền có thể bảo vệ được trứng cá. Những loại nền bể tốt là nền sỏi hoặc bi lớn, bạn cũng có thể sử dụng là khô xơ dừa hoặc là các tấm lưới để có thể bảo vệ được trứng cá.

Dấu hiệu cá xecan sinh sản.

Khi cá đực ghép cặp với cả cái thì chúng sẽ đuổi nhau khắp bể. Cụ thể hơn là cá cái sẽ để cá đực đuổi nó. Thỉnh thoảng cá đực sẽ rỉa đuôi cá cái để kích thích cho cả cái đẻ trứng.

Sau quá trình này thì các cái sẽ bắt đầu đẻ trứng, và trứng sẽ được thụ tinh bởi cá đực. Không may, cá xexan không phải là loài cá có tập tính chăm con, vậy nên bạn cần tách riêng trứng khỏi cả bố mẹ ngay khi phát hiện thấy cá đã đẻ.

Trong quá trình ghép cặp cho cá thì bạn hãy tiếp tục cho chúng ăn thức ăn chất lượng tốt và giàu protein. Sau khi ghép cặp, nếu bạn không phát hiện thấy cá đẻ thì hãy kiên nhẫn và đợi thêm một vài ngày nữa.

Chăm sóc cho trứng cá

Bước tiếp theo bạn cần làm là ngăn ngừa nấm ở trong bể.

Để ngăn ngừa nấm phát triển trên trứng thì bạn cần phải cho bể có dòng chảy nhẹ. Tốt nhất là bạn nên sử dụng loại lọc vi sinh (link lazada). Loại lọc này có thể vừa cung cấp oxy cho trứng cá vừa cung cấp dòng chảy để khiến không để khiến nước không bị tù. 

Ngoài sử dụng lọc vi sinh thì bạn nên sử dụng thêm xanh methylen (link lazada) để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Nhiều người nuôi và sinh sản cá ở các trại cá cũng sử dụng xanh methylen để diệt nấm trên trứng cá. Xanh methylen là loại chất an toàn, miễn là bạn sử dụng đúng liều lượng của nhà sản xuất thì chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá con.

Dưới điều kiện thông thường, trứng sẽ nở sau khoảng 3 ngày, sau khi nở cá xecan bột sẽ chưa thể bơi ngay được. Vào thời điểm này, cá con sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ noãn hoàng. Sau khoảng 3 ngày sau khi nở thì noãn hoàng sẽ dần biến mất khi đó cá con có thể tự do bơi lội và kiến thức ăn.

Cho cá con ăn

Sau khi bạn thấy cá con đã có thể bơi lội được thì đây là thời điểm bạn cần cho chúng ăn. Bạn lưu ý là không phải mọi quả trứng đều nở cùng lúc và mọi cá con đều có tốc độ phát triển giống như nhau. Tuy nhiên bạn cần phải cho chúng ăn ngay khi phát hiện ra cá con bắt đầu có thể bơi được.

Thức ăn tốt nhất cho cả con là artemia ấp nở. Nếu bạn không có điều kiện để tự ấp artemia thì bạn có thể mua tại các cửa hàng cá cảnh. Ngoài ra thì bạn cũng có thể cho cá con ăn artemia sấy khô (link lazada)

Xem thêm: Cách cho cá bột ăn artemia sấy khô

Nếu bạn chưa có thời gian chuẩn bị thì trong một vài ngày đầu bạn có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà hòa với nước để cho cá con ăn.

Bạn nên cho cá con ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ cho chúng ăn một lượng thức ăn ít vừa đủ. Tránh việc cho cá con ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thức ăn dư thừa và làm bẩn nước. Dấu hiệu để biết cá con đã no là chúng không ăn thêm thức ăn và bụng của cá con bắt đầu tròn lại.

Bạn có thể sử dụng artemia để nuôi cá con từ lúc bé cho đến lúc chúng trở thành. Hoặc bạn có thể dần dần cho chúng làm quen với thức ăn khô khi cá con lớn hơn. Khi nuôi cá con thì giữ chất lượng nước sạch cũng là vô cùng quan trọng, bạn cần thay từ 10 đến 15% nước  2 lần mỗi tuần. Sau khi cá con bắt đầu lớn hơn thì bạn cần phải cho chúng ra bể cá to hơn và tiếp tục cho cá ăn thức ăn tốt cộng với thay nước thường xuyên. 

Kết lại

Nếu bạn đã quen với việc nuôi các loài cá đẻ con như là cá bảy màu hoặc cá mún thì nuôi cá xecan sinh sản có thể tương đối khó. Đó là bởi bạn cần phải chuẩn bị nhiều bể riêng để dưỡng cá và ghép cặp cũng như để tách riêng trứng gà con ra để sinh sản.

Tuy nhiên việc sinh sản loài cá này có thể sẽ là trải nghiệm tuyệt vời bất kỳ ai cũng nên thử một lần. Nếu bạn làm đúng theo các bước trong bài viết này thì cơ hội nuôi cá sẽ càng sinh sản của bạn thành công sẽ rất cao.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *