aquasetup

Rêu trắng trong bể cá: nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục

Bể cá bị rêu trắng

Bạn đang có đám rêu trắng xuất hiện trong bể cá? Những đám rêu trắng mỏng, mắc khắp nơi trong bể này thường sẽ không gây hại trực tiếp cho cây và cá nhưng chúng sẽ làm xấu bể. May mắn cho bạn là loại rêu này tương đối dễ xử lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rêu trắng là triệu chứng của những vấn đề nghiêm trọng hơn đang xảy ra trong bể. Bạn cần tìm hiểu và xử lý loại rêu này cũng như nguyên nhân gây ra chúng trong trường hợp này sớm để đảm bảo an toàn cho cá. 

Ai cũng sợ có rêu xanh trong bể, tuy nhiên, một khi thấy rêu trắng họ còn sợ hơn. Loại rêu này thực chất không phải là rêu, chúng là một loại nấm. 

Trong bài viết này mình sẽ nói về nguyên nhân tạo ra rêu trắng và cách xử lý chúng.

Rêu trắng là gì

Bể cá bị rêu trắng

Rêu trắng không phải là loại rêu đỏ hoặc rêu xanh thường thấy trong bể cá. Những loại rêu hại phổ biến nhất bạn có thể thấy trong bể thủy sinh là vi khuẩn lam (rêu tảo lam), tảo đơn bào (rêu nước xanh), hoặc rêu xanh. Rêu sừng hươu và rêu chùm đen là một dạng rêu đỏ, chúng là một dạng khác của rêu xanh nhưng đều có cách trị chung. 

Dù nhìn giống rêu nhưng loại rêu hại này thức chất là một loại nấm mốc dạng sợi hoặc đôi khi có thể là do vi khuẩn hoặc là kết hợp của cả hai.

Nếu rêu trắng được tạo thành từ mốc thì chúng sẽ thường bông hơn. Bạn sẽ thấy những đám rêu mọc trên thức ăn thừa cho cá hoặc trên lũa khi mới thả vào. Loại rêu trắng này sẽ sớm biến mất khi thức ăn cạn. 

Loại rêu trắng thứ hai là vi khuẩn. Chúng có thể lan khắp bể với số lượng lớn, tạo thành thảm trên nền, che phủ cây, lũa, đá. Loại rêu này thường xuất hiện sau khi bể mới được làm. 

Nguyên nhân tạo rêu trắng

Rêu trắng là loài giống như rêu, chúng có thể lấy ánh sáng và dinh dưỡng từ trong nước để sinh sôi và phát triển. 

Nhưng bạn có thể nhìn vào màu sắc của loài rêu này và có thể đoán được chúng không quang hợp, do đó giảm cường độ chiếu sáng sẽ không thể xử lý được chúng được giống như các loại rêu hại khác. 

Vì rêu trắng là nấm, vi khuẩn nên chúng sẽ ăn thức ăn thừa, cặn bẩn và các loại chất thải hữu cơ khác trong bể. Lũa khi vừa mới thả vào bể cá cũng nhiều khi bị xuất hiện rêu trắng, tuy nhiên, khi bể đã ổn định thì rêu trắng cũng sẽ tự biến mất theo. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể làm xuất hiện rêu trắng trong bể cá:

Lũa mới

Bạn có thể thấy rêu trắng xuất hiện vài ngày sau khi bạn thả thanh lũa mới vào trong bể. Rêu trắng sau đó có thể tạo thành những lớp màng bao phủ quanh thân gỗ. Đôi khi nhìn có thể rất khủng khiếp. Đây là vấn đề phổ biến, nếu bạn không luộc gỗ trước khi cho vào bể thì nhiều khả năng bạn sẽ có rêu trắng. 

Tuy vậy mình không khuyến khích luộc gỗ để khử trùng bởi làm vậy có thể phá hỏng cấu trúc trong gỗ và khiến chúng bị rữa trong nước nhanh hơn.

Khi cho vào trong nước, phần vỏ ngoài của gỗ sẽ mềm ra, cùng với các mầm nấm có sẵn trên đó, rêu trắng sẽ xuất hiện để ăn phần vỏ gỗ đang phân hủy. 

Để xử lý thì bạn có thể để nguyên như vậy, lớp nhớt trắng này sẽ tự biến mất khi bể ổn định. Để đẩy nhanh quá trình thì bạn có thể nuôi thêm một số loài ăn nhớt trắng như là tép, ốc táo, cá bút chì, cá otto, cá pleco,…

Cây thủy sinh hoặc cá chết

Nguyên nhân khác khiến cho bể bạn bị bùng phát rêu trắng là do bể có cây thủy sinh hoặc cá bị chết. Cây thủy sinh chết cũng giống như lũa, chúng là nơi ưa thích cho nấm mốc phát triển. Khi cây chết, nấm mốc trắng sẽ không mọc lên ngay. Nếu bạn để cây trong bể quá lâu thì có thể bạn sẽ thấy những sợi mốc trắng phát triển dần. 

Với cá, tép chết thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn. Cá chết có nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn bất kì loại cây hoặc lũa nào khác. Cá chứa nhiều protein, chất béo và các loại dinh dưỡng mà vi khuẩn cũng như là nấm thích. Nếu bạn không vớt cá chết ra ngoài khi vừa mới phát hiện thì chúng sẽ làm bẩn nước rất nhanh. Lượng ammonia trong bể khi đó sẽ tăng cao, giết các con cá khác và tạo ra hiệu ứng domino trong bể. 

Cho cá ăn quá nhiều

Nhiều người mới nuôi cá thường sẽ cho cá ăn quá nhiều. Dinh dưỡng từ thức ăn cho cá + nước + nhiệt độ là công thức hoàn hảo để nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Vấn đề này thường xảy ra trong những bể cá nhỏ với bộ lọc không đủ tốt. 

Dòng chảy và bộ lọc không tốt

Bộ lọc không đủ lớn cho bể cá sẽ không thể lọc và xử lý được hết các loại chất thải có trong bể cá. Hơn hết nữa, nếu dòng chảy của lọc không tốt, trong bể sẽ xuất hiện nhiều khu vực nước đọng, từ đó khiến cho phân cá, thức ăn và các loại chất độc hại tích tụ, từ đó tạo rêu hại cho bể cá. 

Cách xử lý và phòng tránh rêu trắng

Bây giờ bạn đã biết được một ít về nguyên nhân khiến cho bể bị rêu trắng, tiếp theo là học cách trị dứt điểm chúng. Một số phương pháp bên dưới sẽ là phương pháp trị rêu trực tiếp, một số khác là trị nguyên nhân tạo rêu. Bạn cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt kết quả tốt nhất. 

Một khi đã trị được rêu trắng, chúng vẫn có thể quay lại. Vậy nên bạn vẫn cần phải chăm sóc bể thường xuyên. 

1. Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể

rêu trắng có thể xuất hiện là nhờ dinh dưỡng dư thừa trong bể cá. Ngoài những nguồn dinh dưỡng có sẵn từ bể cá ra như là từ phân nền, từ nguồn nước thì dinh dưỡng có thể đến từ thức ăn cho cá. Tức là bạn càng nuôi nhiều cá, càng cho cá ăn nhiều thì chúng sẽ càng thải nhiều. Các loại dinh dưỡng như là ni tơ, phốt pho từ phân cá và thức ăn thừa có thể khiến cho rêu hại bùng phát nếu bạn không biết kiểm soát. 

Xem thêm: Cách cho cá ăn đúng cách

Việc châm thêm phân nước quá tay cũng sẽ khiến cho dinh dưỡng cho bể dư thừa. Nếu bạn có thể sử dụng nước lọc RO thì càng tốt. Nguồn nước máy bình thường cũng có chứa lượng dinh dưỡng nhất định. Dinh dưỡng cũng như các tạp chất trong nước sẽ được lọc gần hết bằng bộ lọc nước RO. 

Tóm lại, bạn cần:

  • Tránh nuôi quá nhiều cá
  • Tránh cho cá ăn quá nhiều
  • Sử dụng phân nước đúng liều lượng

2. Chăm sóc cho bể định kỳ

Khi bạn đã xử lý nguồn dinh dưỡng từ ngoài bể cá thì bạn cần phải xử lý nguồn dinh dưỡng có trong bể. Cụ thể hơn là bằng cách thay nước cho bể thường xuyên. Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. 

Ngoài thay nước, bạn cũng nên sử dụng cây hút cặn (lazada) để dọn đáy bể thường xuyên. Lâu ngày, thức ăn thừa, phân cá có thể đọng lại bên dưới đáy, từ đó giải phóng chất độc cũng như các loại dinh dưỡng cho rêu phát triển khác. 

Ngoài thay nước, bạn cũng cần phải cắt bỏ lá cây chết và rửa lọc khi lọc quá bẩn. 

3. Vớt rêu trắng ra ngoài

Bạn có thể đơn giản sử dụng tay hoặc bàn chải đánh răng để vớt rêu trắng ra ngoài nếu bạn muốn kết quả nhanh. Việc vớt rêu ra ngoài chỉ trị được phần ngọn vấn đề. Rêu sẽ tiếp tục mọc lên sau đó nếu bạn không giải quyết nguyên nhân tạo rêu. 

May mắn là rêu trắng tương đối mềm nên bạn có thể dễ dàng hớt cả cụm rêu ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi vớt rêu bởi rêu có thể cuốn quanh lá một số loại cây. Nếu bạn vớt quá nhanh thì có thể sẽ làm bật gốc cây. 

4. Trồng thêm cây thủy sinh

Rêu trắng sử dụng chung một loại dinh dưỡng với cây thủy sinh trong bể cá. Thực chất là toàn bộ cây và rêu hại sẽ thường xuyên cạnh tranh lẫn nhau để dành dinh dưỡng. 

Đó là lý do nếu bạn trồng các loại cây phát triển chậm thì bể cá sẽ dễ bị rêu hại hơn. Tại các loại cây phát triển chậm sẽ không hấp thụ dinh dưỡng nhanh vậy nên sẽ để thừa dinh dưỡng nhiều. 

Xem thêm: Các loại cây không cần đất nền và CO2

5. Thêm CO2 vào trong bể

Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu trắng xâm chiếm bể thủy sinh. Chi phí đầu tư bộ CO2 ban đầu không phải rẻ tuy nhiên cũng không quá đắt. Hơn hết nữa là bạn chỉ cần đầu tư một lần, chi phí bơm lại cũng khá rẻ và kết quả chúng mang lại sẽ làm thay đổi bể thủy sinh nhiều hơn bạn nghĩ. 

Chỉ thêm CO2 vào trong bể là không đủ. Bạn cần phải giữ cho mức CO2 ổn định. May mắn là các bộ CO2 hiện giờ cũng được trang bị thêm van điện, giúp bạn có thể điều chỉnh mức CO2 một cách tự động và đơn giản hơn. 

Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống CO2 cho bể cá

7. Nuôi các loài ăn rêu

Nuôi các loài ăn rêu hại luôn là cách để xử lý tuyệt vời. Đây là cách để trị phần ngọn của vấn để, bạn vẫn cần phải xử lý nguyên nhân gây rêu trước đã. Một số loài ăn rêu trắng phổ biến có thể kể đến là:

  • Ốc nerita: Ốc nerita là công nhân dọn dẹp rêu chăm chỉ. Không giống như các loài ốc khác, ốc nerita sẽ thích ăn rêu hơn là các loại thức ăn thừa cho cá khác. Ốc nerita có thể ăn rêu nhớt, rêu trắng, rêu bám kính. Điểm trừ là ốc nerita có thể đẻ trứng. Tuy trứng không thể nở được trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể khiến cho bể cá nhìn xấu. 
  • Cá bình tích: Loài cá đẻ con thú vị này có thể ăn được các loại rêu mềm. Chúng cũng là loại cá cảnh phổ biến sống khỏe. Cá bình tích thậm chí còn có thể sống tốt được trong môi trường nước lợ nếu bạn cho chúng làm quen dần dần với nước trước. 
  • Tép amano – Loài tép xử lý rêu hại phổ biến được đặt tên tho một chuyên gia về thủy sinh, một trong những người đặt nền móng cho bể thủy sinh hiện đại ngày nay – ngài Takashi Amano. Tép amano có thể xử lý được hết rêu hại trong bể của bạn chỉ trong một ngày nếu bạn nuôi chúng với số lượng lớn. 
  • Cá rô phi: Đây là giải pháp mình đã từng thử. Cá rô phi cũng có thể ăn hết rêu hại của bạn trong vài ngày. Bạn có thể sử dụng các con cá rô phi con bắt ngoài ao hồ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là khi chúng đói, cá có thể xử lý cả những cây thủy sinh lá mỏng. Cá rô phi cũng có tập tính chui xuống dưới nền, vậy nên bạn có thể sẽ khó bắt chúng ra, cá cũng có thể làm bật gốc các loại cây trong bể. Nhưng ngoài các vấn đề đó ra thì chúng sẽ xử lý rêu trắng rất tốt. 

8. Sử dụng bộ lọc tốt

Bộ lọc không đủ tốt là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu tóc xuất hiện. Khi không có đủ dòng chảy, trong bể cá sẽ xuất hiện những khu vực tù đọng, thiếu oxy, bị tích tụ thải. Đó sẽ là nơi khiến cho rêu hại phát triển.
Đồng thời, bộ lọc không đủ lớn sẽ không thể xử lý hết được phân cá, thức ăn dư thừa cũng như các loại chất thải hữu cơ khác. Hệ vi sinh trong bộ lọc cũng không có đủ chỗ để sinh sống, cộng với việc bể cá bị thiếu dòng chảy, vi sinh sẽ không thể phát triển đủ để xử lý các loại chất gây hại cho bể cá. 

Đối với những loại bể bé từ 50cm trở xuống thì bạn nên sử dụng loại lọc treo hbl (lazada) hoặc xbl (lazada). Với những bể lớn hơn thì bạn nên sử dụng lọc thùng (lazada)

Xem thêm: so sánh lọc hbl và xbl: đâu là bộ lọc tốt hơn

Kết lại

Rêu trắng thực chất không phải là rêu, tuy vậy, giống như mọi loài rêu khác, chúng phát triển nhờ dinh dưỡng dư thừa trong bể. Cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát rêu hại là kiểm soát dinh dưỡng cũng như dòng chảy trong bể bằng các cách mình đưa ra trong bài viết này. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *