aquasetup

Rêu minifiss: cách chăm sóc và ươm rêu 

Mục lục

Rêu minifiss

Bạn đang tìm kiếm một loại cây trải nền? Bạn không có thời gian chăm nsóc hoặc có điều kiện để sử dụng CO2? May mắn là có một loại cây vô cùng phù hợp cho bạn –  Đó chính là rêu minifiss.

Loại rêu này có thể giúp bạn nhanh chóng có một thảm cỏ xanh mượt trước nền mà không cần phải tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Dù sống khỏe nhưng đôi lúc bạn cũng sẽ gặp phải một chút khó khăn trong quá trình chăm sóc loại cây này. The minifiss có thể bị vàng lá đen lá hoặc là nhả đất bẩn vào trong nước.

Trong bài viết này mình sẽ nói về đặc điểm cách chăm sóc, các bệnh phổ biến ở rêu minifiss và cách phòng tránh.

Rêu minifiss là gì

Mức độ chăm sócDễ
Yêu cầu ánh sángTrung bình – thấp
Màu sắcXanh lá
Vị trí trồngTiền cảnh
Chiều cao tối đa2cm
CO2Không cần nhưng nên có
Nhiệt độ 18-25 ºC
Độ pH5-7

Rêu minifiss là một loại cây thuộc họ Fissidentaceae và chi của chúng có chứa đến hơn 400 loài khác nhau. Bạn có thể cũng đã từng nghe đến người anh em họ hàng cũng không cái phần nổi tiếng của chúng, đó là rêu phượng vĩ đài. Rêu minifiss có tên khoa học là Fissidens Splachnobryoides. Loài rêu này có nguồn gốc từ Châu Á. Bạn có thể sẽ tìm thấy rêu tại bờ suối, ao, hồ. 

Rêu minifiss

Nếu để ý kỹ bạn bạn sẽ thấy lá cây có dạng đuôi chim, để tránh nhầm lẫn với loại rêu phổ biến là rêu sao (loại rêu này không trồng thủy sinh được)

Đặc điểm của rêu minifiss

Rêu minifiss có tán lá nhỏ, hình lông vũ. Tán cây nhỏ đến mức bạn cần phải nhìn gần mới thấy rõ được. Minifiss thường được bán dưới dạng lá cạn hoặc là lá nước. 

Rêu minifiss lá cạn

Rêu minifiss
Rêu minifiss

Hầu hết tấc đất đều là minifiss ở dạng lá cạn. Rêu lá cạn cần phải mất thời gian để làm quen với môi trường nước mới hơn. Khi mới trồng vào bể, bạn có thể sẽ thấy lá cây vàng, chết dần và lá nước mới bắt đầu mọc lên. 

Cây lá cạn có tỉ lệ chết cao hơn, do đó chúng sẽ có giá thành rẻ hơn. Lá cạn của minifiss tương đối giống với lá nước, điểm khác biết là lá cạn sẽ to hơn một tẹo và lá trên mỗi nhánh mọc sát nhau hơn. Lá cạn của minifiss cũng sẽ có màu xanh nhạt hơn.

Rêu minifiss lá nước

Rêu minifiss

Rêu minifiss lá nước thường được bán dưới dạng được ươm trên lũa, đá, chúng có giá thành đắt hơn. Lá nước của rêu sẽ có màu xanh thẫm hơn với lá thưa và có thể dài hơn. 

Cách rêu minifiss sinh sản 

Vì là rêu nên rêu minifiss sẽ không thể ra hoa và vì đó chúng đương nhiên cũng sẽ không có quả. Trong tự nhiên và trong bể cá, rêu minifiss sẽ sinh sản thông qua bào tử. Các bào tử này được tạo trong nang được gọi là túi bào tử. Khi túi bào tử trưởng thành, mở ra, khi đó bào tử có thể rơi xuống nền, trôi vào lũa, đá và tiếp tục phát triển. 

Bạn có thể dễ dàng ươm được rêu bằng cách sử dụng minifiss vò mình sẽ nhắc đến thêm ở dưới. 

Cách chăm sóc

Dù là loài dễ chăm sóc nhưng bể vẫn cần phải có thông số nước trong khoảng nhất định để rêu có thể phát triển được. 

Nhiệt độ nuôi rêu minifiss

Nhiệt độ có lẽ là thông số bạn cần để ý kỹ nhất nếu muốn nuôi loại rêu này thành công. Giống như đa số loại rêu khác, rêu minifiss là loài ưa nước mát. Vậy nên bạn cần phải giữ cho nước dưới 28 ºC. Nhiệt độ trên 30 ºC có thể khiến cho cây không phát triển được, vàng lá hoặc là chết. Nhiệt độ tối ưu để nuôi loài rêu này là từ 18-25 ºC. Khi nuôi cây trong nhiệt độ này, cây sẽ cho ra lá nước màu xanh nhìn tươi hơn. 

Ánh sáng cho rêu minifiss

Rêu minifiss cần ánh sáng trung bình -yếu. Cây có thể sống tốt vào mùa đông và chuyển đen, nâu vào mùa hè khi có quá nhiều ánh sáng cộng với nhiệt độ ấm. 

Bạn nên hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể vào khoảng 8 tiếng một ngày hơn là ít hơn. Nếu đèn thủy sinh của bạn không có cơ chế hẹn giờ thì bạn có thể sử dụng ổ cắm hẹn giờ cơ (lazada).

Nền bể

Khi sử dụng rêu minifiss dạng tấc đất thì bạn nên có một lớp phân nền thủy sinh lót bên dưới. Độ dày của phân nền còn tùy vào kích thước bể hoặc là loại cây thủy sinh bạn định trồng thêm. Thông thường thì độ dày chỉ cần vào khoảng 2-4cm là được rồi. 

Phân nền có thể giúp nhả dưỡng từ từ vào trong nước, cung cấp dưỡng chất cho rêu phát triển. Ngoài ra, phân nền cũng có thể giúp ổn định pH trong bể, tránh tình trạng pH bị dao động quá mạnh trong thời gian ngắn. 

CO2

Bạn không cần phải sử dụng CO2 cho rêu miễn là nước đủ mát, có dòng chảy ổn định. Khi nước hơi ấm, cây có thể sẽ gặp vấn đề về quang hợp do đó cần phải được bổ sung thêm CO2 để hỗ trợ. 

Khi làm bể không có CO2 thì có một số cách bạn có thể cung cấp thêm CO2 tự nhiên cho bể, đó là:

  • Sử dụng các loại bể nông, sâu để tối ưu trao đổi khí ở mặt nước
  • Sử dụng bộ lọc tốt để khí có thể đi khắp bể đều hơn
  • Mặt nước không bị tù
  • Thay nước cho bể thường xuyên, khoảng 10-15% lượng nước bể 1-2 lần một tuần

Xem thêm: Viên nén CO2 cho bể thủy sinh có tốt không

Hút cặn cho rêu minifiss

Khi bạn sử dụng tấc đất để trải nền thì nền sẽ dễ bị tích tụ thức ăn thừa, phân cá, tép, ốc. Vậy nên bạn nên sử dụng ống hút cặn (lazada) để hút bẩn cho nền minifiss thường xuyên. 

Tốt nhất là bạn nên kết hợp việc thay nước với hút cặn luôn một thể. 

Cách trồng rêu minifiss

Khi bạn mua rêu minifiss lót nền, nếu không cẩn thận thì bạn có thể sẽ làm đất bay khắp trong bể, khiến cho nước đục ngầu bụi mù (mình từng bị rồi và phải mất vài tiếng để bụi mới có thể lắng lại nhưng bụi đất vẫn sẽ bám trên lá cây, đá nhìn rất xấu). 

Khi mua về bạn nên lấy dao để cạo đi phần lớp đất, bạn không cần cạo quá nhiều, cạo cho đủ mỏng khoảng 3-5mm là đủ. 

Sau khi cạo đất thì bạn hãy rửa miếng rêu dưới vòi nước nhẹ. Sau đó bạn hãy nhẹ nhàng đặt những mảng lớn để lót nền trước. Khi thấy còn những khu vực còn trống bạn hãy cắt những miếng nhỏ hơn để lót vào. 

Cách ươm minifiss vò lên đá, lên bể

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị sẵn bố cục nền bể hoặc là đá bạn muốn ươm trước. 

Để ươm minifiss thì bạn hãy loại bỏ hết đất của rêu, loại bỏ càng sạch càng tốt. Sau đó bạn hãy cho rêu vào trong máy xay sinh tố, cho thêm ít nước và xay để lấy nước rêu chứa bào tử. Bạn cần tránh cho quá nhiều nước, cho vừa đủ để nước đặc tẹo cho dễ ươm.

Khi bạn đã xay rồi thì bạn hãy vẩy nước đều lên đá hoặc là bố cục bể của mình. Sau đó bạn hãy bọc bể lại bằng màng bọc nilon. Nếu bạn muốn ươm lên đá bên ngoài thì bạn hãy đặt đá vào trong chậu nước, bọc nilon lại và để nơi có có ánh sáng mặt trời gián tiếp. Bạn nên tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp bởi nhiệt độ quá nóng có thể sẽ khiến rêu không lên được 

Sau đó bạn hãy đổ một ít nước vào bể để nền đủ ướt, tạo độ ẩm và xịt nước vài lần một ngày để rêu không bị khô. 

Nhiệt độ tối ưu để rêu lên được là vào khoảng 23 độ C. 

Rêu sẽ bắt đầu lên sau khoảng tuần đầu tiên. Khi vào đến tuần thứ 2 và 3, rêu bắt đầu mọc dày và xanh hơn. Khi đó bạn có thể đổ nước vào trong bể hoặc là đặt lại đá vào bể thủy sinh. 

Rêu minifiss bị tảo nâu

Tảo nâu thường xuất hiện khi bể mới làm. Tảo nâu sẽ mọc khi bể bị thiếu sáng và thừa dưỡng. Tảo nâu là loại tảo dễ xử lý nhất, bạn có thể nuôi ốc nerita hoặc là các loài tép để xử lý tảo. Nếu không thì bạn có thể chờ cho bể ổn định thì tảo nâu cũng sẽ tự biến mất. 

Xem thêm: tảo nâu trong bể cá: nguyên nhân và cách xử lý

Rêu minifiss bị nâu và đen

Rêu minifiss có thể bị chuyển màu đen do bị thiếu sáng hoặc là nhiệt độ bể quá cao. 

Rêu minifiss có cần đất nền không?

Bạn không cần đất nền để trồng minifiss, tuy vậy, bộ nền có thể cung cấp dưỡng, giúp nước ổn định và trồng rêu cũng đẹp hơn. Nếu không có nền bạn cần phải bổ sung thêm phân nước định kỳ cho rêu. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *