aquasetup

Cách setup bể thủy sinh bán cạn

Mục lục

Cách setup bể thủy sinh bán cạn

Bể thủy sinh thông thường được làm bằng cách sử dụng những bể kính sâu với mặt kính trước là khu vực chính, nơi ta nhìn thấy đầu tiên. Tuy nhiên, sau dần những phong cách khác cũng dần phát triển và trở nên phổ biến. Tiêu biểu trong số đó là phong cách bể bán cạn.
Bể bán cạn thường được làm bằng cách dùng những bể kính lớn, rộng và nông. Bể sẽ có cả khu vực dưới nước và khu vực cây trên cạn, mô phỏng lại khu vực bờ sông, suối. 

Tại sao bể lại cần phải nông vậy?

Bể bán cạn nông sẽ cho ta nhiều không gian để sáng tạo hơn. Các loại đồ trang trí như là đá và lũa sẽ có nhiều chỗ để đặt hơn và có thể đặt nửa chìm, nửa nổi trên mặt nước. 

Nhiều loại cây thủy sinh có thể được trồng trên cạn. Khi mọc lên trên mặt nước, các loại cây có thể nở hoa. 

Thông thường với những bể bán cạn, bạn sẽ thường ngắm với vị trí nhìn từ trên xuống, vậy nên bể sẽ phù hợp với một số loại không gian bố trí cụ thể hơn. 

Dù nhìn có vẻ phức tạp nhưng bể cá bán cạn sẽ dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần một chiếc kéo nhỏ để thường xuyên cắt tỉa cây và một cái chậu/ xô để múc nước đổ đi để thay nước định kì là được. 

Hạn chế của bể bán cạn

Do sử dụng bể nông nên bể bán cạn chỉ có thể nuôi được các loại cá bé. Hơn hết nữa, với diện tích mặt bể rộng thì nước sẽ bố hơi nhanh hơn, bạn sẽ cần phải thêm nước cho bể thường xuyên. Khi thêm nước vào trong bể bạn cần phải sử dụng nước lọc để tránh việc khoáng bị tích tụ trong nước, làm tăng độ cứng của nước bể. 

Do bể không có chiều cao lớn, vậy nên bạn sẽ không thể nuôi được các loài cá có kích thước trung bình – lớn được. 

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành setup bể thủy sinh bán cạn thì bạn sẽ phải cần chuẩn bị:

Bể kính

Khi làm bể bán cạn bạn nên sử dụng bể nông. Bề mặt nước lớn sẽ giúp trao đổi khí trong bể diễn ra hiệu quả hơn. Cây thủy sinh sẽ có nhiều CO2 hơn, cá, tép trong bể sẽ có nhiều Oxy hơn. Thông thường bể bán cạn sẽ được làm theo dạng sườn dốc, giống như là khu vực bờ sông, bờ suối vậy.  

Lọc

Với bể nông, bạn sẽ khó có thể sử dụng các loại lọc thông thường như là lọc treo hoặc là lọc thác bởi hình dạng đặc biệt của bể. Loại lọc phù hợp nhất cho loại bể này là lọc thùng. Bạn nên sử dụng lọc thùng (lazada) cho những bể nông dài khoảng 60cm. Với những bể nông nhỏ thì bạn có thể không cần sử dụng lọc hoặc sử dụng lọc thác nhưng mà bạn cần phải cắt bỏ bớt ống in bên dưới để có thể vừa với chiều cao của bể. 

Ánh sáng

Đối với bể bán cạn thì loại đèn đẹp nhất là đèn rọi hoặc là đèn thủy sinh flat nano, chihiros type C. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đèn thủy sinh chuyên dụng dạng thanh dài bình thường và mua thêm một bộ giá treo đèn có thể điều chỉnh được độ cao. 

Lũa

Bạn có thể sử dụng một khúc lũa lớn, xếp vào bể để một phần chìm dưới nước, một phần nhô ra phía trên mặt nước. Phần gỗ trên mặt nước sau đó bạn có thể gắn một số loại cây như là dương xỉ. 

Bạn có thể tham khảo loại gỗ săn đá – loại lũa yêu thích của mình khi muốn cho bể thêm nét tự nhiên. 

Xem thêm: Các loại lũa phổ biến cho bể thủy sinh

Đá

Có nhiều loại đá thủy sinh bạn có thể lựa chọn. Với bể thủy sinh bán cạn, bạn nên mua nhiều đá nhỏ rồi tự ghép lại với nhau bằng keo. Các khối đá có thể giúp chia bố cục cho bể, giúp bạn có khu vực đằng sau bể để đổ phân nền trồng cây. 

Xem thêm: Các loại đá thủy sinh

Nền bể

Bạn cần phải có nền thủy sinh chuyên dụng (lazada)nền cát (lazada). Nền cát dùng để trải phía trước, nền thủy sinh dùng để đổ cao phía sau, dùng để trồng cây thủy sinh bán cạn. 

Cây thủy sinh

Trước khi chọn cây thủy sinh để trồng bạn cần nghiên cứu kĩ về đặc tính cũng như là môi trường sống tự nhiên của chúng. Một số loại cây có thể mọc được ở cả môi trường dưới nước và trên cạn. Một số khác thì lại chỉ có thể mọc được dưới nước. Một số loại cây thích được trồng phần gốc trong nước, trong khi đó phần thân và ngọn cây mọc lên phía ngoài mặt nước. 

Ở phần đáy bể, phần cuối dốc bạn nên chọn các loại cây mọc thấp, lá nhỏ như là cỏ ngưu ma chiên, trân châu ngọc trai. Ở phần giữa dốc, bạn nên trồng các loại cây thủy sinh có thể mọc trong nước, tuy nhiên, nếu cần thiết, chúng vẫn có thể chuyển dạng khi ngọn cây bắt đầu vươn ra ngoài mặt nước. Thông thường, các loại cây cắt cắm thủy sinh đều có thể làm được vậy. 

Các loại cây cắt cắm dễ trồng, đẹp có thể kể đến là vảy ốc lá xanh, vảy ốc lá đỏ, Hra, lệ nhi, …

Bạn cũng có thể xem xét trồng cỏ tóc thủy sinh ở phần giữa/ cuối dốc để bể có thêm nét tự nhiên. 

Phần đất ẩm trên cạn bạn có thể xem xét các loại cây mọc cạn thấp như là rau má hương, cỏ đồng tiền, rau cần nước, thạch xương bồ thủy sinh,…

Trên mặt nước, bạn có thể thả thêm các loại bèo như là bèo tấm (lazada) hoặc là bèo rễ đỏ (lazada). 

Cách setup bể bán cạn

Cách setup bể thủy sinh bán cạn

1. Chuẩn bị bể thủy sinh

2. Rắc một lớp nền cát mỏng xuống phía bên dưới bể và trải đều

3. Đặt thanh lũa vào phía đằng sau bể. Nếu bạn có nhiều thanh lũa thì bạn có thể ghép lũa trước khi cho vào trong bể. Bạn có thể ghép lũa bằng cách nhét bông vào giữa các khe bạn muốn ghép, sau đó đổ keo vào. Khi keo đang khô, bạn có thể rắc thêm cát lên vết ghép để che keo. Khi làm bể bán cạn, bạn nên để chừa ⅓ hoặc ¼ không gian trống phía đằng trước bể để tạo khu vực bơi cho tép hoặc là cá. 

4. Xếp đá vào bên trong bể. Bạn nên xếp sao cho bố cục tạo thành hình dốc. Dốc sẽ đẹp khi bắt đầu từ góc bể, càng về phía ngoài càng hạ dần độ cao. Sau đó bạn hãy tiến hành ghép đá như cách mình ghép lũa phía trên. Bạn cần lưu ý rằng đã và lũa cần phải được lau khô trước khi dán keo. Bố cục nên được tạo để có thể đổ một lớp phân nền cao phía đằng sau. 

5. Đổ phân nền phía sau. Bạn cần ghép đá sao cho phân nền phía sau không bị rơi ra phía trước. Lớp phân nền này sẽ được dùng để trồng cách loại cây bán cạn. 

6. Tiến hành trồng cây. Ở phần rìa dốc bạn nên trồng các loại cây thủy sinh mọc thấp, lá nhỏ như là cỏ ngưu ma chiên, trân châu ngọc trai,… Ở phần giữa dốc là khu vực cho các loại cây cắt cắm, có thể mọc cả cạn lẫn bán cạn. Đằng sau bạn có thể trồng thêm các loại cây mọc bán cạn như các loại mình đã kể tên ở phía trên bài viết này. 

7. Đổ nước và lắp đặt lọc, đèn. Ở bước cuối cùng, bạn hãy đổ nước nhẹ nhàng vào bể để tránh làm động nền. Sau đó bạn hãy lắp đặt thêm lọc và đèn thủy sinh. 

Chăm sóc cho bể bán cạn

Để bể có thể khỏe mạnh thì bạn cần phải chăm sóc cho bể định kì, cụ thể là hàng tuần và hàng tháng. Các công việc có thể kể đến là châm thêm phân nước, thay nước, cắt tỉa và trồng cây, rửa lọc. Các công việc chăm sóc có thể được tóm tắt như sau:

  • Hằng ngày: Cho cá ăn, quan sát bể để phát hiện điều bất thường
  • Hàng tuần: Thay 15% lượng nước bể, châm thêm phân nước, lau rêu bám kính, cắt tỉa cây
  • Hàng tháng: Rửa lọc, ống in, out, cắt tỉa, trồng thêm cây hoặc vứt bớt đi. 

Các mẫu hồ thủy sinh bán cạn đẹp

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *