aquasetup

Bể biotop là gì? Cách setup bể cá biotop đúng chuẩn

Mục lục

Cách setup bể cá biotop

Bể biotop là loại bể cá mô phỏng lại môi trường tự nhiên ở một khu vực cụ thể. Dù có thể sẽ không sặc sỡ hay thú vị như những phong cách khác nhưng biotope vẫn được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người yêu thiên nhiên, muốn mang một góc nhỏ ngoài tự nhiên về nhà của mình. 

Bể biotop là gì?

Biotop là phong cách bể cá mô phỏng lại môi trường tự nhiên, với cây cối, quang cảnh và các loại động vật sống ở đó. Từ “biotop” được lấy từ 2 từ Hy Lạp, là “bios” và “topos” nghĩa là sự sống và khu vực. Bể biotop có thể mô phỏng bất kì môi trường nào ngoài tự nhiên, từ khu vực rừng amazon, suối, hồ malawi,…

Trước khi bạn tiến hành làm bể biotop thì bạn cần phải nghiên cứu trước thông số nước, các loại cây thủy sinh và loài cá sống ở đó để có thể làm bể biotop hoàn hảo nhất. 

Tại sao bạn nên làm bể biotop?

Có nhiều lý do bạn nên cân nhắc để làm một chiếc bể biotop thay vì các phong cách thông thường khác, có thể kể đến là:

  • Bể biotop có thể mang nét tự nhiên về căn phòng của bạn
  • Chăm sóc định kỳ cho bể sẽ nhẹ nhàng và tốn ít thời gian hơn so với các phong cách khác
  • Bể biotop dễ setup và có nhiều phong cách khác nhau để cho bạn chọn. 
  • Bể biotop có thể giúp cá cảm thấy thoải mái hơn. Suy cho cùng thì để cá khỏe mạnh, bạn cần phải mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của chúng, càng giống càng tốt. 

Các loại phong cách bể biotop

Tùy thuộc vào khu vực tự nhiên bạn muốn mô phỏng mà phong cách biotop có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại phong cách phổ biến nhất có thể kể đến là: 

  • Phong cách biotop rừng ngập nước Nam Mỹ
  • Phong cách biotop đất thấp Đông Nam Á
  • Phong cách biotop nước đen
  • Phong cách biotop đầm lầy đất thấp Châu Phi
  • Phong cách biotop sông Úc
  • Phong cách biotop sông Papua New Guinea

Cách set up bể biotop

Dù cho bạn có thực hiện phong cách nào thì bạn đều phải cân nhắc đến các yếu tố sau:

1. Động, thực vật: Để mô phỏng lại môi trường tự nhiên thì bạn cần phải xem khu vực đó có những loài gì. Một số khu vực chỉ có một số loại cá và cây thủy sinh cụ thể hoặc có hệ thống động thực vật đa dạng hơn. 

2. Đá: Tùy thuộc vào loại môi trường mà bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại đá khác nhau. 

3. Nền: Có nhiều loại nền để bạn chọn. Bạn có thể dùng nền sạn suối (lazada), sỏi (lazada), cát (lazada), lá khô, cành cây,…

4. Bể kính: Một số loại phong cách biotop sẽ đẹp hơn nếu dùng bể có hình dạng cụ thể. Có thể là bể kính lớn thông thường hoặc là bể kính nông. 

5. Ánh sáng: Với những bể biotop trồng ít cây bạn có thể sử dụng đèn rọi để mô phỏng lại ánh sáng mặt trời thông qua tán lá cây. 

6. Nước: Nước nên có thông số đúng, phù hợp để nuôi các loài cá trong bể biotop

Dưới là cách để setup các loại bể biotop phong cách khác nhau

1. Bể biotop phong cách rừng ngập nước Nam Mỹ

Cách setup bể cá biotop

Rừng Nam Mỹ là nhà của phần lớn các loài cá cảnh trên thị trường hiện nay, có thể kể đến là cá Thần Tiên, Cá Dĩa, cá chuột, cá neon, cá sóc đầu đỏ,…. Nên không lạ khi nói đây là phong cách biotop phổ biến nhất. Dưới là các cách bạn có thể làm bể biotop phong cách rừng ngập nước Nam Mỹ

Bước 1: Bể

Bạn nên dùng bể cao cho phong cách này. Bể nên có kích thước tối thiểu vào khoảng 30 lít. 

Bước 2: Chọn nền bể

Nền bể là sỏi sạn nhỏ hoặc là cát. Khi làm bể bạn hãy đổ nền vào đầu tiên và quét cho bộ nền trải phẳng ra. Nền bể nên dày khoảng 2-4cm. 

Bước 3: Thêm lũa

Thêm lũa vào bể. Bạn có thể đặt một thanh lũa lớn ở phía góc hoặc phía đằng sau bể và rải các thanh lũa, rễ cây nhỏ xung quanh. Bạn nên nhớ để lại không gian cho cá bơi lội. 

Bước 4: Thêm cây thủy sinh

Phong cách này không cần cây thủy sinh lắm. Nếu muốn bạn có thể trồng cây lưỡi mác ở phía cuối bể và thả thêm một ít rong đuôi chó. 

Bước 5: Thêm nước

Để có thể mô phỏng lại khu vực nước đen Nam Mỹ thì bạn có thể:

  • Cho peat moss vào túi lọc và đặt vào trong bộ lọc để tạo nước đen và giảm độ pH của bể
  • pH của bể nên nằm trong khoảng 5.5-6.5
  • Nước nên mềm, độ cứng không vượt quá 150ppm. Để làm vậy thì bạn có thể sử dụng nước lọc RO. 
  • Bể nên chỉ có dòng chảy nhẹ. 

Bước 6: Thêm cá

Các loại cá phù hợp cho loại bể này có thể kể đến là cá dĩa (bạn chỉ nên nuôi cá dĩa nếu đã có nhiều kinh nghiệm bởi đây là loại cá tương đối đắt và nhạy cảm với môi trường), cá thần tiên, cá chuột, cá neon, cá sóc đầu đỏ,…

Bước 7: Thêm ánh sáng

Bể nên có ánh sáng nhẹ, kết hợp với đèn rọi. 

2. Bể biotop phong cách đất thấp nước tĩnh Đông Nam Á

Cách setup bể cá biotop
Cách setup bể cá biotop

Loại bể này phù hợp để nuôi các loài cá nhiệt đới khu vực nước tĩnh Đông Nam Á. Các loại cá phổ biến có thể kể đến như là cá betta, cá sọc ngựa, cá sặc,… Các loại cây phổ biến cho loại môi trường này có thể kể đến là ấu thái thủy sinh, rêu java, tiêu thảo, rong đuôi chó, bèo rễ đỏ, bèo tấm, vảy ốc,….

Bước 1: Bể

Bạn nên dùng bể cao cho phong cách này. Bể nên có kích thước tối thiểu vào khoảng 30 lít. 

Bước 2: Chọn nền bể

Nền bể nên tối màu hoặc có màu nâu đỏ. Bạn có thể chọn nền nham thạch, phân thủy sinh chuyên dụng hoặc là nền cát. Độ sâu của nền phụ thuộc vào loại cây bạn định trồng, thường độ cao tối ưu là vào khoảng 5cm hoặc hơn nếu bạn có bể lớn. 

Bước 3: Thêm lũa

Bạn nên có lũa phía đằng sau bể để tạo chỗ trốn cho cá

Bước 4: Thêm cây thủy sinh

Phong cách này cần nhiều cây thủy sinh. Đằng trước bể bạn có thể trồng các loại cây mọc thấp như là cỏ thìa, tiêu thảo. Khu vực giữa bể và sau là cho các loại cây mọc trung bình – cao như là vảy ốc, rong đuôi chó, … Bạn cũng có thể trồng thêm các loại cây nổi mặt nước như là ấu thái, bèo rễ đỏ,.. nếu muốn

Bước 5: Thêm nước

Để có thể mô phỏng lại khu vực nước tĩnh Đông Nam Á thì bạn có thể:

  • Tạo dòng nước chảy chậm cho bể
  • Cung cấp độ pH vào khoảng 6.5
  • Độ cứng bể vào khoảng 150 ppm

Bước 6: Thêm cá

Các loại cá phù hợp cho bể này có thể kể đến là cá sọc ngựa, cá sặc, cá betta (bạn nên chọn nuôi betta cái nếu muốn nuôi chung nhiều cá betta với nhau hoặc nuôi chung với cá khác). 

Bước 7: Thêm ánh sáng

Do bể trồng nhiều cây nên bạn cần có đèn thủy sinh chuyên dụng có ánh sáng mạnh. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *