aquasetup

Cách chăm sóc cho thủy cúc thủy sinh

Mục lục

Thủy cúc thủy sinh

Cây thủy sinh mang lại nhiều lợi ích cho bể như làm chỗ trú ẩn cho cá, lọc nước và cung cấp oxy. Để tránh việc cây bị chết thì bạn cần chọn đúng loại cây từ ban đầu, tùy thuộc vào điều kiện bể cũng như là kinh nghiệm của bản thân. 

Cây thủy cúc là loài cây sống khỏe, giá rẻ, mọc nhanh, phù hợp với mọi người, kể cả những người mới nuôi Loài cây này có màu xanh chuối bắt mắt, có thể tạo thành bụi cây đẹp cho bể.

Vậy nên nếu bạn muốn tìm một loài cây dễ trồng với hình dáng lá kỳ lạ thì không thể bỏ qua loài cây này. 

Về cây thủy cúc

Mức độ chăm sócCực dễ
Yêu cầu ánh sángTrung bình cao
Tên khoa học Hygrophila difformis
Màu sắcXanh lá
Vị trí trồngHậu cảnh
Chiều cao50 cm
CO2Không cần
Phân nướcKhông cần
Loại câyCây cắt cắm

Thủy cúc (Hygrophila difformis) là loài cây nước ngọt thuộc chi Acanthaceae. Đây là loài cây đến từ tiểu lục địa Ấn Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ và Nepal.

Cây thủy cúc là loài cây có thể mọc thẳng hoặc lan trên bộ nền tạo thành thảm. 

Cây thủy cúc khi mọc dạng thảm sẽ tạo nơi trú ẩn cho các loài ở tầng đáy như cá chạch, tép. Khi cây mọc thẳng lên cao thì sẽ cung cấp thêm chỗ trú cho cá tầng giữa. 

Cây sẽ liên tục mọc cao lên, nếu bạn muốn cây mọc dày thì bạn cần phải cắt tỉa cây thường xuyên. 

Đặc điểm của cây thủy cúc

Thủy cúc thủy sinh

Thân cây thủy cúc có thể cao tới 50cm , nhánh rộng hơn 25 cm. Vì thế, nếu bạn không cắt tỉa định kì thì cây sẽ chiếm nhiều diện tích bể cũng như chắn sáng của các loài cây phía dưới. 

Ngoài ra, với kích thước lớn như vậy, cây thủy cúc sẽ không phù hợp để trồng trong những bể thủy sinh nhỏ cho lắm. 

Lá cây có màu xanh sáng, có hình mác bung xòe từ thân cây. Dưới nhiệt độ thấp, lá cây thủy cúc nhỏ và nhọn hơn. Kích cỡ lá sẽ lớn hơn khi nhiệt độ cao và cây nhận nhiều ánh sáng. Lá cây có ngoại hình gần tương đồng với hoa cúc với mặt lá to và nhỏ dần về phía ngọn như cây thông.

Thân cây có màu xanh đậm hơn lá một tẹo.

Chúng có bộ rễ to, khỏe. Chính vì vậy bạn cần phải có bộ nền đủ dày để trồng cây. 

Cách trồng cây thủy cúc

Cây thủy cúc phát triển tốt trong môi trường nước ấm, nông, có nhiều ánh sáng. Trong môi trường sống tự nhiên, cây sống ở nền cát thường có tính axit hoặc kiềm nhẹ.

Bạn có thể tái tạo môi trường sống của cây thủy cúc một cách dễ dàng. Đây là loài cây dễ chăm, chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. 

 Thậm chí, bạn chỉ cần ngắt 1 phần thân kèm lá và cắm thẳng xuống phần nền là được. ây sẽ phát triển ổn định sau 5-7 ngày.

Nếu bạn thích tạo hình thảm thì bạn có thể cắm chéo, giữ phần rễ nằm chắc dưới lớp nền là ổn. Khi đó phần thân phía dưới sẽ phát triển thành nhiều nhánh cây con lên bên trên. 

Bạn không nên trồng cây quá rậm. Khi cắm cây bạn cần để các bụi cây cách khoảng 5cm 

Kích thước bể

Cây thủy cúc tương đối lớn nên kích thước bể tối thiểu là hơn 30 lít. 

Bộ nền

Thủy cúc cần bộ nền dày và giàu dưỡng. Bạn có thể dùng nhiều loại nền khác nhau để trồng. Loại nền phù hợp nhất là phân nền thủy sinh chuyên dụng. Bạn cũng có thể sử dụng cát hoặc là sỏi để trồng cây. Nhưng khi đó bạn cần bổ sung thêm phân nhét. 

Bộ nền nên có độ dày tối thiểu vào khoảng 5cm để cây có thể bám được rễ.  

Ánh sáng

Bạn cần đặt cây thủy cúc ở nơi có nhiều ánh sáng. Đây là điều kiện thiết yếu để cây phát triển khỏe mạnh, bạn nên dùng đèn thủy sinh chuyên dụng cho cây.

Nhiệt độ và pH

Bạn phải giữ nhiệt độ nước trong khoảng 23-28 °C, nếu không thì cây sẽ quang hợp chậm và kém phát triển. Cây thủy cúc thích hợp với pH nước trung tính tầm 6.5-7.5.

Chăm sóc cây thủy cúc

Cây thủy cúc phát triển rất nhanh, mọc lan mạnh nên bạn phải kiểm soát chúng kỹ. Khi cây lớn quá nhanh, mọc rậm thì bạn cần tỉa bớt  đi và bỏ ra khỏi bể hoặc trồng lại nhánh xuống phía dưới nền.

Cũng vì phát triển nhanh nên loài cây này hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn các loài thủy sinh khác. Chính thế mà thi thoảng bạn cần bổ sung phân nước định kỳ. Mà điều độ thôi nhé!

Nếu dùng quá nhiều phân nước thì bạn có thể dễ khiến cho bể gặp vấn đề về rêu hại. 

Nhân giống cây thủy cúc

Phương pháp nhân giống cây thủy cúc khá đơn giản. Khi đạt ngưỡng trưởng thành nhất định, một số bộ phận của cây sẽ tự rời ra và hình thành cây con mới.

Để cây mọc theo ý mình thì bạn chỉ cần cắt và trồng chúng ở chỗ bạn muốn. Khi cây phát triển tới mức tối đa, bạn hãy cắt khoảng 10cm  phần đỉnh hoặc thân cây, sau đó vùi chúng xuống lớp nền. Nhớ rằng phần cây bạn cắt ra phải có lá thì cây con mới quang hợp và phát triển tiếp được..

Kết lại

Cây thủy cúc sống khỏe, có thể phát triển ở nhiều môi trường sống khác nhau. Hơn nữa, chúng cũng dễ tìm mua, có giá thành rẻ và dễ nhân giống nên có thể phát triển quá mức. Chính vì thế mà bạn cần có biện pháp kiểm soát loài cây này.

Cây sẽ phù hợp cho mọi người, kể cả những người mới nuôi. Bạn lưu ý là cây sẽ mọc khá lớn vậy nên chúng sẽ không phù hợp để trồng trong những bể cá mini. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *