aquasetup

Ráy thủy sinh bị rữa lá: nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục

Ráy thủy sinh bị rữa lá

Đôi khi bạn trồng ráy vào trong bể thủy sinh và nhận thấy ráy bắt đầu có dấu hiệu chết dần và rữa vào vài ngày hôm sau. Đây là vấn đề phổ biến nhất xảy ra đối với ráy. Không may là trong một số trường hợp ráy bị rữa có thể lây được. Vậy nên bạn cần phải hành động nhanh trước khi căn bệnh này lan sang các cây ráy khác trong bể. 

Nguyên nhân khiến cho ráy bị rữa:

1. Do ráy bị nhiễm khuẩn

Ráy có thể bị rữa do bị nhiễm khuẩn. Khi cây bị nhiễm khuẩn thì căn bệnh này có thể dễ dàng lan rộng khắp hồ và khó chữa. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ráy đang bị rữa do nhiễm khuẩn là lá chúng bị rữa dần ở phía gần thân cây. Dần dần, phần cuống lá sẽ mềm và có cảm giác nhớt khi chạm vào. 

Khi đó, thân cây cũng sẽ bị vàng, mất dần màu xanh và có thể chuyển nâu. Thân cây ráy bị bệnh có thể sẽ mềm, nhớt, có thể có những đốm vàng, nâu, trắng hoặc đen. Nếu căn bệnh trở nặng thì cây có thể bốc mùi.

Ráy bị rữa là do bị nhiễm khuẩn Pectobacterium Erwinia Carotovorum. Thông thường, trong nước bể nuôi luôn có loại vi khuẩn này. Chúng sẽ tấn công vào ráy khi cây bị yếu, môi trường nước không tốt làm cây bị stress hoặc là cây có vết cắt hở,… Khi cây bị nhiễm bệnh, vi khuẩn sẽ bùng phát, làm vài nhánh cây bị rữa, sau đó sẽ nhanh chóng lan rộng ra khắp hồ. 

Xem thêm: Cách chăm sóc cho bể thủy sinh

Cách xử lý khi ráy bị nhiễm khuẩn

Khi cây bị rữa do vi khuẩn thì đầu tiên là bạn cần phải sử dụng dao/kéo sắc để cắt bỏ phần bị rữa, chỉ để lại phần cây xanh/ mạnh khỏe. Sau đó bạn hãy tách cây ra bể riêng để tránh cây lây bệnh sang những cây khỏe mạnh khác. 

Sau đó bạn hãy sử dụng thuốc chuyên dụng để chữa bệnh cho ráy. Hiện nay trên thị trường có loại thuốc phổ biến nhất là T-doctor (lazada). Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại, xử lý bệnh rữa trên ráy. 

Liều lượng dùng thuốc là 5ml (1 nắp) cho mỗi 100 lít nước. Sau mỗi 3 ngày bạn hãy thay 30-50% nước sau đó thêm thuốc đúng theo tỉ lệ nước thêm mới. 

Nếu bạn may mắn, cây sẽ khỏe dần, hiện tượng rữa sẽ dừng lại và lá mới sẽ mọc lên từ thân cây. Nếu bạn không may thì cây vẫn sẽ chết. Nếu bạn nhanh chóng tách cây ra khỏi bể mới thì bạn vẫn có thể cứu được các cây chưa bị nhiễm bệnh hoặc bị bệnh chưa quá nặng. 

2. Do bạn trồng không đúng cách

Không phải loại cây thủy sinh nào cũng có thể trồng bằng cách vùi cây xuống dưới nền. Ráy không phải là loài cây trồng nền. Nếu bạn vùi thân cây xuống dưới nền thì thân cây sẽ có thể bị rữa, từ đó phần rữa sẽ lan dần lên trên lá. Đối với các loại cây thân rễ khác như là dương xỉ, bucep cũng vậy, khi trồng cây mà bạn vùi thân cây xuống dưới nền thì cây sẽ nhanh chóng bị rữa. 

Cách xử lý

Nếu bạn muốn trồng ráy xuống dưới nền thì bạn chỉ nên vùi phần rễ mọc ra từ thân cây và để phần thân và lá cây phía trên nền. Bạn cũng có thể gắn ráy lên lũa, đá bằng cách nhét cây vào các khe hoặc là dùng keo dán thủy sinh chuyên dụng. 

Sau khi trồng một thời gian, ráy sẽ phát triển rễ mới và bám chặt vào nơi chúng được trồng. Nhiều khi, phần rễ vẫn sẽ mọc lan và cắm xuống dưới bộ nền để hút dưỡng thay vì bám vào lũa, đá. 

3. Do ráy đang làm quen với môi trường nước

Thông thường ráy hay các loại cây thủy sinh khác đều được trồng trên cạn tại các trại thủy sinh để tiết kiệm CO2 cũng như là các loại chi phí khác. Khi bạn trồng cây vào trong bể thì cây phải làm quen với môi trường dưới nước. 

Đây là lý do khiến cho cây thủy sinh thường bị rữa lá khi mới trồng vào trong bể. Khi đó cây sẽ phát triển lá nước để thay thế dần cho lá cạn. Ráy có thể sẽ không bị rữa khi thay đổi môi trường nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chúng bị rữa lá. 

Lý do khác khiến việc thay đổi môi trường làm rữa lá là do quá trình vận chuyển và trồng cây, khi đó bạn có thể đã vô tình làm tổn thương thân, lá cây. 

Cách xử lý

Bạn không thể làm gì nhiều trong trường hợp ráy đang làm quen với nước. Điều tốt nhất bạn có thể làm lúc này là cung cấp nước sạch cộng với dòng chảy tốt, thêm CO2 nếu có thể để ráy có thể nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới. 

Kết lại

Ráy thủy sinh bị rữa lá là vấn đề thường gặp và đôi khi có thể khó chữa trị. Cây có thể bị rữa do quá trình vận chuyển, thích nghi với bể mới, được trồng không đúng cách hoặc là nhiễm khuẩn. Khi phát hiện thân cây bị nhớt thì tức là cây đang bị nhiễm khuẩn, khi đó bạn cần tách riêng cây ra ngay lập tức. Bạn khi đó cần loại bỏ phần bị rữa và trị bệnh cho cây với các loại thuốc trị khuẩn chuyên dụng hoặc oxy già. Nếu may mắn thì ráy sẽ có thể khỏi bệnh và bắt đầu bình phục, mọc lá con mới. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *