aquasetup

Cá mún/ cá hà lan: các loại, cách chăm sóc và sinh sản

Mục lục

Cá mún

Nếu bạn đang tìm kiếm loài cá nhỏ hiền lành với màu sắc sặc sỡ để nuôi trong bể thủy sinh thì cá mún là lựa chọn tuyệt vời. Cá mún giống như cá bảy màu, là loài cá đẻ con. Nếu bạn cho cá môi trường sống hợp lý thì chúng sẽ có thể nhanh chóng sinh sôi trong bể. 

Vậy nên bạn cũng cần phải có kế hoạch để chăm sóc cho cá con nếu muốn nuôi cá mún sinh sản. Trong bài viết này mình sẽ nói về cách chăm sóc loài cá này, các loại cá mún cũng như là cách nuôi cá sinh sản, chăm sóc cho cá mún con nhanh lớn. 

Về cá mún

Mức độ chăm sócDễ
Tính cáchHiền lành, ưa hoạt động
Màu sắcĐỏ, đen, trắng, vàng, xanh
Tuổi thọ3-4 năm
Kích thước2.5-4cm. 
Chế độ ănTạp
Tên khoa họcXiphophorus variatus, Xiphophorus maculatus
Kích thước bể tối thiểu15 lít
Bể nuôi Đủ lớn, có nhiều cây thủy sinh

Cá mún có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico. Chúng là loài cá thuộc chi Xiphophorus với loài cá mún phổ biến nhất hiện nay là Xiphophorus variatus và Xiphophorus maculatus. Cá mún thuộc cùng một chi so với cá kiếm. Vậy nên bạn có thể lai cá kiếm và cá mún nếu muốn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lai tạo nếu không có ý định đem bán hoặc là thả bởi làm vậy có thể làm hỏng nguồn gen của cá. 

Cá mún đã được nuôi sinh sản chọn lọc để cho ra nhiều kiểu màu sắc, có thể có màu đỏ, vàng cam, trắng hoặc là đen. 

Cá mún to bao nhiêu? Cá mún trưởng thành có thể đạt kích thước vào khoảng 5 cm. Tuy nhiên, thông thường thì chúng chỉ dài trung bình khoảng 2.5-4cm. 

Cá mún sống bao lâu? Cá mún có tuổi thọ trung bình vào khoảng 3-4 năm nếu được nuôi trong môi trường tốt, không bị stress và được cho ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. 

Các dòng cá mún hiện nay

Hiện nay, tại Việt Nam có những dòng cá mún phổ biến nhất đó là:

1. Cá mún hạt lựu

Cá mún

Cá mún hạt lựu là dòng cá mún nhỏ có thân hình màu đỏ tươi. Đây là dòng cá mún phổ biến nhất, phổ biến, có giá thành rẻ, phù hợp cho những người mới nuôi. 

2. Cá mún muối tiêu

Cá mún

Cá mún muối tiêu là dòng cá phổ biến, giá rẻ khác. Cá có thể có màu vàng, cam hoặc là đỏ, trắng với những đốm đen nhỏ trên khắp thân. 

3. Cá mún mickey

Cá mún

Cá mún mickey có tên gọi như vậy do phần đuôi của chúng có họa tiết 3 đốm đen, nhìn giống như là biểu tượng chuột mickey. 

4. Cá mún uyên ương

Cá mún

Cá mún uyên ương có thân hình màu vàng, chuyển dần về đỏ khi đi về phía đuôi. Dòng cá mún uyên ương thường sẽ có vây lưng cao, khi đó cá sẽ có tên là cá mún uyên ương kì cao. 

5. Cá mún lửa

Cá mún

Cá mún lửa có thân màu đỏ với bộ vây có màu đen, nổi bật nhất là vây lưng và vây đuôi. Phần miệng cá cũng có một mảng đen nhỏ. Cá mún lửa sẽ có những dòng như là mún lửa short với thân ngắn, mập hoặc mún lửa kỳ cao. 

6. Cá mún kim sa 

Cá mún

Cá mún kim sa có hình dáng tương tự như là các dòng cá mún thông thường, tuy nhiên chúng sẽ có bộ vảy phản quan. Cá chủ yếu sẽ có màu đỏ đen với ánh kim. Cá có người thon và dài với dòng thường, cá kim sa cũng sẽ có dòng short với thân hình mập, tròn và ngắn hơn. 

7. Cá mún kim tiền 

Cá mún

Mún kim sa có màu vàng với ánh kim trên khắp người. 

Cách chăm sóc cá mún

Ai cũng có thể chăm sóc cho cá mún. Chúng không cần điều kiện chăm sóc quá đặc biệt và vẫn có thể sống khỏe, miễn là bạn đảm bảo được các yếu tố sau:

Kích thước bể 

Là loài cá có kích thước nhỏ cá mún không cần bể cá quá to. Bạn có thể nuôi 3 con cá mún nhỏ trong những bể có thể tích tối thiểu 15 lít.

Nếu bạn muốn nuôi nhiều hơn thì bạn cũng phải cung cấp cho chúng nhiều không gian sống hơn. Cụ thể là nếu muốn nuôi thêm một con thì bạn phải cho chúng thêm thêm 5 lít nước. 

Thông số nước

Cá mún có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Chúng có thể sống tốt được trong nước với độ pH nằm trong khoảng 6.5-8.5.  Cá mún sẽ thích nước cứng một tẹo. Vậy nên nếu nước máy nhà bạn quá mềm thì bạn nên châm thêm khoáng (lazada) nếu muốn nuôi chúng.

Cho gì vào bể cá?

Trong tự nhiên cá mún sống trong những khu vực nhiều cây cối vậy nên bạn cần trồng nhiều cây trong bể để tạo chỗ trốn cho cá.

Bạn có thể sử dụng phân nền (lazada), cát (lazada) hoặc sỏi (lazada) để lót đáy bể. Cá mún dành hầu hết thời gian ở tầng giữa bể nên chúng sẽ không yêu cầu cao về vật liệu lót đáy. 

Bạn cũng có thể trang trí thêm cho bể cá bằng đá hoặc lũa. Chúng có thể làm đẹp thêm cho bể và cung cấp cho cá thêm chỗ trốn. 

Chiếu sáng và lọc

Bạn có thể sử dụng mọi loại đèn thủy sinh bạn muốn. Cá mún không yêu cầu cao về điều kiện chiếu sáng. Tuy nhiên bạn vẫn cần ánh sáng để giúp cho cây thủy sinh khỏe mạnh. 

Bạn cần một hệ thống lọc mạnh nếu muốn nuôi nhiều cá. Khi nuôi nhiều cá thì chúng sẽ ăn nhiều, tạo nhiều chất thải. Hệ thống lọc tốt có thể giúp tạo hệ vi sinh tốt để xử lý các loại chất có hại sinh ra từ chất thải của cá như là ammonia và nitrite. 

Thức ăn cho cá mún

Cá mún là loài ăn tạp và sẽ ăn bất kì loại thức ăn gì bạn cho vào bể. 

Bạn nên cho cá ăn thực đơn đa dạng, bao gồm các loại cám chất lượng tốt, đồ ăn đông lạnh, tươi sống và rau củ quả luộc để có thể cung cấp đủ cho cá lượng dinh dưỡng cũng như là vitamin để sống, phát triển mạnh khỏe. 

Thức ăn chính nên là cám cho cá (lazada), các loại thực phẩm khác bạn chỉ cần bổ sung 1-2 lần một tuần là đủ. 

Bạn chỉ nên cho cá ăn 1-2 lần một ngày với cá trưởng thành. Khi cho cá con ăn thì bạn nên cho ăn nhiều hơn, với số lượng 3 lần một ngày hoặc nhiều hơn. Nếu bạn thấy cá bắt đầu tạo phân dài liên tục thì chứng tỏ là bạn đang cho cá ăn quá nhiều. Trong trường hợp này bạn cần giảm lượng thức ăn cho cá ăn lại. 

Xem thêm: Cá cảnh nhỏ ăn gì

Cá mún nuôi chung với cá gì?

Nhìn chung, cá mún là loài cá hiền lành, có thể được nuôi trong cá bể cộng đồng. Chúng sống tốt và thoải mái hơn nếu được nuôi ít nhất từ bốn con trở lên. 

Bạn có rất nhiều lựa chọn để nuôi cùng cá mún. Tiêu chí để chọn cá nuôi chung với cá mún là chúng hiền lành hoặc hoạt động tầng khác so với cá hoặc không đủ to để bắt nạt cá mún và không quá bé đến mức vừa miệng cá. 

Dưới là một số loại cá tuyệt vời để nuôi chung với cá mún:

  • Cá diếc anh đào
  • Cá mún 
  • Cá bảy màu
  • Cá pleco
  • Cá chuột
  • Chạch culi
  • Các loại cá tetra (cá neon, ember tetra, sóc đầu đỏ,…)
  • Cá kiếm

Xem thêm: Các loài cá có thể nuôi chung với cá mún

Sinh sản

Cá mún

Quá trình cá mún sinh sản rất thú vị và chúng đẻ rất nhiều, rất dễ ở bất kì loại môi trường nào mà không cần can thiệp. Cá mún là loài đẻ con thay vì trứng. Cá cái sẽ giữ trứng trong bụng cho đến khi cá con nở.

Nếu bạn muốn cá con có tỉ lệ sống cao nhất thì bạn cần nuôi cá mẹ ra bể riêng và tách riêng cá mẹ ra khỏi cá con bởi chúng có thể ăn mất cá con.

Cá mún trưởng thành có thể đẻ tới 20-50 cá con một lần và bạn có thể cho cá con ăn thức ăn khô được nghiền. Khi cá con lớn hơn bạn có thể cho chúng ăn các loại đồ tươi sống hoặc đông lạnh như artemia, bo bo để kích thích tăng trưởng.

Các câu hỏi thường gặp

Cá mún có ăn cá con không?

Cá mún không có tập tính chăm con vậy nên chúng sẽ ăn cá con nếu cá con không đủ nhanh. Khi cá mẹ đẻ thì bạn cần nhanh chóng tách riêng nó khỏi bể để cho cá con có tỉ lệ sống cao nhất. 

Cá mún có ăn tép không?

Câu trả lời là có, cá mún sẽ ăn tép nếu tép vừa miệng chúng. May mắn là cá mún tương đối nhỏ, vậy nên bạn có thể nuôi chung cá với các loại tép trưởng thành. Tuy nhiên, tép con vẫn có thể dễ dàng đi vào bụng cá. Nếu bể của bạn không có nhiều chỗ trốn cho tép hoặc bạn muốn nuôi tép để sinh sản thì bạn nên có bể tép sinh sản riêng. 

Cá mún có cần oxy không?

Bạn không cần phải sử dụng đến sủi oxy nếu bể có bộ lọc đủ tốt và nuôi cá với số lượng vừa phải.

Xem thêm: Nên nuôi bao nhiêu cá trong bể

Cá mún có ăn rêu không?

Cá mún là loài ăn tạp, vậy nên chúng sẽ có thể ăn rêu tóc, tảo nâu, rêu sừng hươu và các loại rêu dễ ăn khác. Tuy nhiên, nếu bạn cho cá ăn đầy đủ thì chúng sẽ có thể từ chối không xử lý rêu nữa. 

Kết lại

Chăm sóc cá mún dễ lắm. Chúng là một trong những loại cá sống khỏe và phổ biến nhất đối với những người nuôi lâu năm hoặc mới nuôi.

Cá mún có vô số hình dáng cũng như màu sắc để bạn có thể lựa chọn. Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng môi trường sống đủ lớn, ổn định cộng với lọc nước đầy đủ là bạn sẽ sớm có một đàn cá trong bể thôi. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *