aquasetup

Cá betta, bảy màu, lóc, thần tiên, rồng,.. bị túm đuôi: nguyên nhân và cách chữa trị

Mục lục

Cá cảnh bị túm đuôi

Túm đuôi không phải một bệnh, thay vì đó, nó có thể là biểu hiện của bệnh và cho thấy sức khỏe của cá đang gặp vấn đề. Nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho cá bị túm đuôi là cá bị stress. Cá có thể bị stress do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là do nước bể không tốt, bể nuôi quá nhiều cá, bể bị bé, cá bị bắt nạt hoặc bị bệnh ngoài da. 

Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến các nguyên nhân có thể khiến cho cá cảnh bị túm đuôi và cách điều trị tương ứng. 

1.Nước bể cá không tốt

Cá cảnh bị túm đuôi

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cá bị stress, từ đó khiến cho cá bị túm đuôi là nước bể nuôi không tốt. Nguyên nhân có thể là do bể chưa được cycle.

Xem thêm về quá trình cycle

Nói ngắn gọn lại là hệ vi sinh của bể không đủ để xử lý các chất gây hại trong bể cá. Khi vừa mới làm bể, bạn cần phải chạy lọc trong ít nhất là 2 tuần trước khi thả cá vào bể. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách châm thêm vi sinh cho bể.

Nếu hệ vi sinh trong bể không đủ thì ammonia sẽ tích tụ lại. Chỉ cần một lượng ammonia nhỏ thôi cũng đủ để gây ngộ độc cá. Dù cá betta là loài sống khỏe nhưng chúng vẫn cần phải được chăm sóc kỹ, giống như mọi loài cá khác.

Cá bị ngộ độc ammonia, nitrite sẽ có biểu hiện mất màu trên khắp cả người, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, mang cá màu hơi đỏ và hoạt động mạnh… đôi khi cá có thể không bơi được nữa và bị túm đuôi. 

Cách chữa trị

Khi trường hợp này xảy ra, bạn cần thay nước ngay để loại bỏ chất độc tích tụ. Bạn chỉ nên thay khoảng 30% lượng nước trong bể, tránh thay quá nhiều để phòng trường hợp cá bị sốc nước.

Bạn có thể tiếp tục thay nước nhưng nên đợi 3 tiếng sau mỗi lần thay. Sau khi thay bạn nên châm thêm vi sinh (lazada) để hệ vi sinh có thể kịp thời phát triển trở lại.

Vi sinh sẽ giúp chuyển hoá ammonia thành nittite và nittite thành nitrate. Cây cối thủy sinh có thể sử dụng nitrate làm nguồn dinh dưỡng. Chất này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ có hại cho cá nếu tích tụ nhiều. Đó là lý do bạn cần thay nước định kỳ cho bể nuôi cá cảnh. Bể càng bé thì càng phải thường xuyên thay nước. 

2. Bể nuôi cá quá bé

Cá có thể bị stress khi bể nuôi quá bé, khiến cho chúng không có không gian để hoạt động bơi lội. Hơn hết nữa, bể quá bé so với cá hoặc nuôi quá nhiều cá sẽ dễ dàng bị tích tụ chất độc. 

Bể có kích thước càng lớn thì càng ổn định và các loài cá sống trong đó càng vui vẻ và hạnh phúc! Không kể đến là hầu hết những người nuôi cá thường bắt đầu với bể quá bé, sau đó hối hận và mua bể to hơn, lý do bạn rất khó để có thể nuôi cá khỏe mạnh trong bể bé được và nhìn chúng sẽ rất chán bởi không có nhiều không gian để trang trí. 

Trừ khi bạn chỉ nuôi loại cá không yêu cầu cao về không gian như là cá betta, thì mình khuyên bạn là mua bể to nhất có thể trong giới hạn tài chính và không gian sắp xếp trong nhà.

3. Cá bị sốc nước

Mọi loài cá cảnh đều nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ. Chỉ cần bể cá giảm 2-3 độ qua đêm thôi cũng đủ để cá cảnh bị sốc nước.

Cá có thể bị sốc nước là bạn đã thay quá nhiều nước cho bể cá. Không thay nước có thể khiến cá bị bệnh, nhưng thay quá nhiều nước một lần cũng khiến cá gặp nguy hiểm không kém. Khi thay nhiều nước, bạn có thể vô tình sử dụng nguồn nước quá khác so với bể nuôi: về nhiệt độ, độ cứng hoặc mức pH.

Nguyên nhân nữa khiến cá bị sốc nước, từ đó bị túm đuôi là bạn không cho cá làm quen với nước khi mới mua cá về. Khi mua cá về, bạn không nên thả luôn cá vào bể. Làm vậy có thể khiến cho chúng bị sốc. Cá đã stress trong quá trình vận chuyển sẽ càng bị sốc hơn, cá có thể bỏ ăn hoặc thậm chí là chết. 

Cách chữa trị

Để chữa trị vấn đề cá bị sốc nước thì bạn chỉ nên đợi, tránh làm gì thêm để cá có thể từ từ làm quen môi trường mới. Bạn có thể cho sủi oxy nhẹ vào trong bể. Lý do là khi cá bị sốc nước thì hệ hô hấp của chúng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó cá có thể gặp khó khăn lấy oxy trong nước.

Bạn cũng nên ngừng cho cá ăn cho đến khi cá bình thường trở lại. Cho cá ăn trong thời gian này có thể khiến cá bị táo bón, phình bụng hoặc cá có thể bỏ ăn. Thức ăn tích tụ dưới đáy bể sẽ có thể dễ dàng làm ô nhiễm nước nếu không được vớt ra.

4. Cá gặp các bệnh ngoài da

Nếu cá betta chỉ bị mất màu ở một vài khu vực, vây và đuôi cá nhìn khác hoặc là cá có các vệt, đốm trắng, đỏ trên người thì đó là do cá đang bị bệnh ngoài da. Ngoài ảnh hưởng vùng da bị bệnh thì các loại bệnh này cũng có thể khiến cá bị stress, yếu đi. Từ đó khiến cho cá cũng bị túm đuôi. 

  • Cá có thể bị bệnh nhiễm khuẩn (columnaris). Cá bị bệnh thường có búi trắng phát triển ở miệng, sau đó lan vào thân, tạo các mảng trắng và thậm chí có thể bị loét.
  • Cá có thể bị nấm – biểu hiện là lớp nấm trắng mọc trên người cá
  • Vây cá có thể bị đục và rách/ có màu trắng đục ở phần rìa.
  • Ngoài ra cá cũng có thể mắc các bệnh khác như là ký sinh trùng, nấm trắng,…

Bạn cần nhớ là cá nguồn bệnh luôn có trong nước. Bạn không thể tránh được. Cá khoẻ mạnh sẽ có hệ đề kháng khoẻ. Khi đó cá có thể dễ dàng đẩy lùi các loại bệnh này.

Cá bị stress cộng với nguồn nước không sạch chính là nguyên nhân gián tiếp chính khiến cho cá bị bệnh.

Xem thêm:

Cách chữa trị cá cảnh bị bệnh nấm trắng

Cách chữa trị cá bị cảnh bị xuất huyết

Cá cảnh bị thối thân: Nguyên nhân và cách điều trị

5. Cá bị stress do bạn cùng bể

Một số loài cá hiền lành, trong khi đó, một số khác sẽ có tập tính bảo vệ lãnh thổ, một số khác thì lại có tập tính rỉa vây cá khác. Nếu bạn nuôi chung các loài cá quá hiền lành, quá nhỏ hoặc có bộ vây dài, bơi chậm với các loài cá dữ, to hơn thì loài cá hiền sẽ liên tục bị bắt nạt. 

Kết quả là vây chúng có thể bị rách, thương tích, cá bị stress, dẫn đến tình trạng túm đuôi, túm vây. 

Cách giải quyết

Để giải quyết thì bạn đơn giản chỉ cần tách riêng hai loài cá ra bể riêng. Bạn có thể cho thêm các loại thuốc dưỡng cá đề phòng trường hợp cá bị stress. 

Trước khi mua mỗi loài cá, bạn cần phải biết về mức độ tương thích của chúng với các loại bạn đang nuôi, kích thước tối đa của chúng và cách chăm sóc cho loài cá đó. Nếu bạn nuôi chung các loài mà không nghiên cứu trước thì cá có thể tấn công lẫn nhau, dẫn đến tình trạng cá bị chết hoặc luôn ở trong tình trạng bị stress. 

Kết lại

Nguyên nhân cá bị túm đuôi chủ yếu là do nước bể cá không tốt, có thể là nước có thông số không phù hợp để nuôi cá, nước bị bẩn do tích tụ ammonia, nitrate. Ngoài ra, cá cũng có thể bị túm đuôi do bể nuôi bé, cá bị bệnh, sốc nước hoặc bị bắt nạt. 

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh túm đuôi ở cá là giữ cho môi trường nước trong bể luôn sạch, nuôi đúng loại cá và đúng số lượng cá.  Vậy nên bạn cần vệ sinh thay nước cho bể ít nhất là 10% lượng nước hàng tuần. Mỗi hai tuần một lần, nếu có thể hãy sử dụng ống hút cặn để hút phân cá, thức ăn thừa đóng cặn ở bên dưới đáy bể. 

Hơn hết nữa là hãy sử dụng bộ lọc cùng với vật liệu lọc phù hợp với dòng chảy tốt để có thể có được hệ vi sinh ổn định trong bể.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *