Bạn mới bắt đầu nuôi cá? Bạn không biết làm cách nào để có thể chăm sóc cá đúng nhất? Các loại cá cảnh nhỏ là loại cá phù hợp cho những người mới nuôi bởi chúng không yêu cầu nhiều về không gian sống cũng như chăm sóc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tìm hiểu trước nếu muốn nuôi các loài cá cảnh nhỏ.
Chỉ cần nghiên cứu khoảng 15 phút cũng đủ để giúp bạn tránh được hầu hết mọi vấn đề có thể xảy ra rồi. Vậy, bạn cần làm gì để giúp các loại cá cảnh nhỏ luôn khỏe mạnh?
Xem thêm: Các loại cá cảnh nhỏ cho bể thủy sinh
Nuôi cá trong bể cá đủ lớn với mật độ vừa phải
Đây là lỗi sai phổ biến nhiều người mắc phải khi mới nuôi cá. Mình không thích các bể cá tròn lắm. Nếu nuôi cá trong bể cá nhỏ như vậy lâu thì cá sẽ dễ bị ốm yếu và nhanh chết. Bạn nên nuôi chúng trong bể có thể tích ít nhất là 10 lít. Tuy nhiên, bạn nên nuôi chúng trong bể 15 lít hoặc rộng hơn, càng lớn thì càng tốt. Khi mới bắt đầu, bạn nên mua bể cá lớn nhất trong giới hạn tài chính và không gian đặt trong phòng.
Lý do là bể càng lớn thì càng ổn định, hệ vi sinh có thể hoạt động được tốt và nước bể sẽ sạch hơn. Hơn nữa là nếu nuôi trong bể quá bé, bạn cần phải thay nước hàng ngày. Với bể cá to hơn thì bạn chỉ cần thay nước hàng tuần là được.
Bể cá nên có bề mặt rộng và thấp. Lý do là bởi oxy có trong nước bể cá có do trao đổi không khí ở bề mặt bể. Do đó, bể càng rộng thì nước sẽ càng có nhiều oxy.
Nếu bể của bạn chỉ nuôi một số loại cá bé thì bạn có thể sử dụng công thức 1cm cá cho mỗi 1.5 lít nước. Tức là nếu bạn có bể 10 lít, bạn muốn nuôi cá bảy màu dài khoảng 2-3 cm thì bạn có thể nuôi được khoảng 3-4 con.
Xem thêm: Nên nuôi bao nhiêu cá cho bể thủy sinh
Có sử dụng lọc
Lý do mình không thích các bể cá tròn là vì bể cá tròn khó để có thể lắp được lọc. Lọc có thể được coi là trái tim của bể cá vậy. Lọc giúp cung cấp nước sạch, giàu dinh dưỡng và oxy chạy khắp bể, giúp nước bể không bị tù đọng.
Lọc bể cá ngoài chức năng lọc cặn bẩn trong nước còn có tác dụng khác là cung cấp chỗ sống cho vi sinh. Các loại vi sinh có thể giúp xử lý các loại chất có hại có thể tích tụ cho bể cá.
Đối với những bể cá bé thì bạn sử dụng lọc thác (lazada) là đủ. Với những bể có chiều dài 40cm trở lên thì bạn có thể cân nhắc sử dụng lọc xbl (lazada)
Chăm sóc thường xuyên cho bể
Thay nước cho bể cá
Thay nước cho bể cá có thể được coi là khâu quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc bể cá. Lượng nước tối ưu bạn nên thay mới cho bể là vào khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần hoặc hai tuần một lần nếu bạn nuôi lượng cá vừa phải.
Bạn nên vừa hút cặn đáy vừa thay nước một thể luôn để có thể dọn dẹp bể hiệu quả nhất. Hút cặn đáy có thể giúp bạn loại bỏ được phân cá, thức ăn thừa và các loại chất thải hữu cơ khác bị tích tụ dưới nền bể.
Khi đổ nước mới vào bể, bạn cần phải đảm bảo rằng nước mới không được chứa clo.
Nước máy đôi khi có thể chứa clo. Clo trong nước có tác dụng sát khuẩn, đảm bảo nước không quá nguồn bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn cho nước có clo vào bể thủy sinh thì bạn sẽ giết cá, tép và hệ vi sinh trong bể.
Để khử clo thì bạn có thể để nước bên ngoài không khí trong vòng một ngày. Bạn cũng có thể cho thêm sủi oxy để quá trình clo bay hơi diễn ra nhanh hơn.
Nếu bạn muốn khử clo nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc xử lý nước (link lazada).
Rửa lọc
Lọc nên được rửa hàng tháng. Nếu bể của bạn nuôi nhiều cá thì bạn cần phải rửa lọc thường xuyên hơn.
Nếu bạn để lọc quá lâu và không hít cặn bẩn thì lọc sẽ dần bị tắc lại. Nếu để quá lâu, dòng nước của lọc sẽ bị yếu, lọc thổi lại cặn bẩn và trong bể hoặc vi sinh trong lọc cũng có thể bị chết.
Việc đầu tiên bạn cần làm là rửa vật liệu lọc sinh học bằng nước sạch, được khử clo để tránh làm chết vi sinh. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước được lấy từ bể cá.
Tiếp theo bạn hãy rửa vật liệu lọc cơ học. Đó là các loại mút và bông để lọc cặn bẩn. Đối với các loại bông mịn quá khó rửa thì bạn có thể thay mới.
Tiếp theo bạn hãy kiểm tra xem có cần thay vật liệu lọc hoá học không – đó là các loại than hoạt tính giúp khử độc nước. Thông thường, than hoạt tính sẽ hết tác dụng sau khoảng từ 6 tháng đến một năm.
Bạn lưu ý là chỉ sử dụng nước để rửa vật liệu và lọc. Các loại chất tẩy rửa như là xà phòng có thể giết hết vi sinh có lợi. Ngoài ra, nếu bạn để sót lại xà phòng thì nó sẽ hoà lẫn vào nước bể cá, sau đó có thể giết hết cá trong bể của bạn.
Trồng nhiều cây thủy sinh
Một bể thủy sinh dày đặc cây cối có thể là điểm nhấn cho bất kỳ căn phòng nào. Ngoài cung cấp vẻ đẹp ra thì cây thủy sinh còn có nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ đó. Một trong số đó là cung cấp bộ lọc tự nhiên cho bể thủy sinh.
Cây có thể giúp hấp thụ dinh dưỡng dư thừa, xử lý các chất độc như là nitrate, ngăn tình trạng cá chết và có thể giúp phòng tránh rêu hại phát triển, đồng thời tạo chỗ trốn cho cá con và tép con.
Những bể thủy sinh đẹp, ổn định và khỏe mạnh nhất luôn là bể trồng nhiều cây và nuôi ít cá. Với số lượng cây thủy sinh nhiều và bạn nuôi ít loài trong bể, bạn thậm chí còn không cần phải thay nước, có thể giảm được công sức chăm sóc cho bể. Những loại cây thủy sinh lọc nước tốt nên là cây phát triển nhanh, sống khỏe.
Xem thêm: Các loại cây lọc nước
Cho cá ăn thức ăn tốt, nhiều dinh dưỡng
Để cá cảnh có thể khỏe mạnh thì bạn phải để ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài việc đảm bảo nước bể luôn sạch thì bạn cũng phải đảm bảo cho cá có chế độ ăn đa dạng, chất lượng và đầy đủ chất.
Cho cá ăn đúng loại thức ăn và đúng cách không chỉ giúp cho cá tránh được các loại bệnh tật mà còn giúp chúng lên màu đẹp, năng động hơn. Hơn hết nữa cho cá ăn đúng cách cũng giúp bạn kiểm soát được vấn đề về rêu hại và chất lượng nước luôn được đảm bảo.
Cá nhỏ sẽ không ăn quá nhiều thức ăn cho bạn nghĩ đâu. Vậy nên nếu bạn không có nhiều cá thì hãy mua lượng thức ăn ít nhất có thể. Mua nhiều thì bạn sẽ không cho cá ăn hết và để lâu thì thức ăn sẽ hết hạn và gây nguy hiểm cho cá.
Khi cho cá ăn thì bạn không cần phải cho cá ăn quá nhiều và quá thường xuyên, chỉ tầm 1-2 lần một ngày là đủ. Mỗi lần hãy cho chúng lượng thức ăn vừa đủ để ăn hết trong vòng 5 phút.
Xem thêm:
Bạn nên cho chúng ăn thực đơn với món chủ yếu là loại thức ăn khô. Xen kẽ trong đó là thỉnh thoảng cho chúng ăn thêm rau củ quả hoặc các loại đồ ăn đông lạnh, tươi sống để có thể giúp chúng bổ sung các loại dinh dưỡng cần thiết.
Mình thường dùng cám thái (lazada) để cho các loại cá bé ăn.
Mặc dù các loại thức ăn khô có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá để chúng sống, tuy nhiên lâu dần thì dinh dưỡng trong đó cũng sẽ mất dần đi. Hơn hết nữa là mỗi loại cá sẽ có mức độ yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vậy nên cho chúng ăn chế độ ăn đa dạng là cách tốt nhất để giúp cho cá sống khỏe mạnh.
Kết lại
Cách để nuôi các loại cá nhỏ để chúng không chết đầu tiên là nuôi cá trong bể đủ to với mật độ vừa phải, tiếp đến là bể nên có bộ lọc đủ tốt, với bể bé thì bạn chỉ cần sử dụng lọc thác là đủ. Khi nuôi cá thì bạn không thể thiếu được bước chăm sóc bể định kì như là thay nước, hút cặn đáy bể và rửa lọc. Cuối cùng, bạn nên cho cá ăn thức ăn chất lượng tốt với chế độ ăn đa dạng gồm thức ăn khô và đồ ăn tươi sống.