aquasetup

Cá ali cắn nhau: nguyên nhân và cách phòng tránh

Mục lục

Cá ali cắn nhau

Nếu bạn là người nuôi cá ali thì bạn hẳn sẽ muốn nuôi chung các loài cá khác nhau trong bể ali của mình. 

Không may là loài cá này thuộc họ cá rô phi, giống như các anh em họ hàng khác của mình, cá ali không phải là loài cá hiền lành. Một số có thể dữ và tấn công các loại cá khác, bao gồm cả những loại cá ali khác. Đó là lý do tìm bạn cùng bể cho cá ali sẽ tương đối khó. 

Trong bài viết này mình sẽ nói rõ về lý do tại sao các loại cá ali trong bể lại cắn nhau và cách để phòng tránh. 

Về cá ali

Cá ali là một dòng cá bao gồm nhiều loài khác nhau với kích thước, hình dáng và màu sắc đa dạng. Thực chất, định nghĩa về cá ali không thực sự cụ thể và chi tiết lắm. Cá ali bạn thường thấy tại các cửa hàng cá cảnh là loại cá Cichlid hồ Malawi thuộc Châu Phi. Chúng gồm 3 loại đó là Mbuna – Aulonocara – Haplochromis với loại phổ biến nhất là Mbuna: Ví dụ tiêu biểu là ali vàng, cam, trắng, xanh, sọc đen. 

Aulonocara hay cá ali peacock là loại cá sặc sỡ hơn – giống như tên gọi của chúng. Cá peacock có khoảng hơn 20 loại với nhiều kiểu màu sắc khác nhau. Phổ biến nhất trong số đó là cá ali peacock đỏ và xanh. 

Cuối cùng, đó là dòng ali Haplochromis – gọi tắt là Haps. Chúng là loại cá to và tương đối dữ. So với hai người anh em còn lại thì Haps là loại cá hung hăng, to và khó chọn cá nuôi chung hơn. 

Xem thêm: Các dòng cá ali phổ biến

Tập tính của cá ali

Cá ali thường là loại cá dữ, hung hăng. Cũng chính bởi tập tính dữ dằn này mà cá ali là loài cá thú vị để nuôi và ngắm nhìn. Chúng cũng là loài cá ưa hoạt động, thích dành phần lớn thời gian để bơi khắp nơi tìm kiếm thức ăn. 

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho cá ali có tập tính bảo vệ lãnh thổ hay hung hăng là do chúng đang vào thời điểm sinh sản hoặc là tranh ăn. Mọi loài động vật sẽ hiếu chiến hơn khi liên quan đến sinh sản hoặc là đồ ăn, cá ali không phải là trường hợp ngoại lệ. 

Để có thể bảo vệ lãnh thổ và phân cấp bậc thì cá ali cần phải cắn, đuổi, rỉa vây nhau. 

Hệ thống cấp bậc trong bể cá ali

Cá ali là loài cá ưa hoạt động và sẽ phân cấp bậc khi được nuôi theo nhóm ở trong bể. Ban đầu, khi nuôi chung nhiều loài cá ali hoặc cá cichlid với nhau, bạn sẽ có thể thấy chúng đuổi khắp bể và hơi loạn. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chúng thiết lập cấp bậc ở trong bể. Khi mọi thứ ổn định bạn sẽ thấy một con cá đầu đàn, đây là con cá to, khỏe nhất. Nếu bạn có một con cá đầu đàn tốt thì nó cũng ngăn không cho các con cá khác đánh nhau. Bể cá ali tùy vào số lượng cá và kích thước thì có thể chia đến 5-6 cấp bậc. Con cá ở bậc phía dưới cùng sẽ là con bị mọi con cá khác đuổi và không thể đuổi được cá khác. 

Cách để cho cá ali bớt cắn nhau

Dù cắn nhau, phân cấp bậc là bản năng tự nhiên của cá ali, nếu bạn để mặc chúng thì đôi khi những con cá yếu có thể bị bắt nạt, dẫn đến stress hoặc là bị thương tích và chết. Đôi  khi bạn cần phải có những biện pháp can thiệp như là:

1. Cho cá ăn đúng cách

Như đã nhắc đến bên trên: thức ăn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bản tính hung dữ của cá ali. Nếu chúng cảm thấy thức ăn khan hiếm thì cá sẽ có xu hướng dữ hơn để có thể tranh được thức ăn. Nếu thức ăn dễ tìm thì chúng cũng sẽ bớt hung dữ đi. 

Điều này không có nghĩa là bạn nên cho cá ăn quá nhiều. Bạn chỉ cần cho cá ăn đúng thời điểm và không bỏ bữa cho cá là được. 

Xem giá và mua thức ăn cho cá ali (lazada)

2. Mô phỏng lại môi trường tự nhiên của cá

Trong tự nhiên, cá ali sống tại những khu vực nước ấm, khí hậu nhiệt đới, tại những con hồ ở Châu Phi. Những khu vực nước này có nền cát, có không gian bơi lội rộng với nhiều loại đá nhỏ.

Để mô phỏng lại môi trường sống của cá ali thì bể nuôi cần phải có nước ấm, có các loại cây sống khỏe, nền cát và sỏi. Bạn cũng nên cho cá nhiều chỗ để trốn phòng trường hợp có những con cá yếu bị bắt nạt quá nhiều. 

Để nuôi cá ali thì bạn cũng cần phải thêm muối chuyên dụng vào bể để mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của chúng. 

3. Chọn giới tính cá hợp lý

Khi bạn mới nuôi cá thì bạn nên chỉ nuôi bể toàn cá đực. Tại sao ư? Lý do vì nếu có cá ali cái trong bể thì chúng sẽ khiến cá đực cắn lẫn nhau để phân lãnh thổ và quyết định con nào có thể được giao phối với cá cái. 

Nếu bạn định nuôi cá cái thì bạn cần phải giảm lượng cá đực nuôi. Thông thường thì tỉ lệ đực cái hợp lý là 1:1. Nếu bạn nuôi quá ít cá cái trong bể thì chúng cũng có thể bị làm phiền quá nhiều, từ đó dẫn đến stress. 

4. Nuôi nhiều cá ali

Thông thường để nuôi cá ali thì bạn cần phải nuôi nhiều, trái ngược với khi nuôi các loài cá thủy sinh khác. Nghe có vẻ vô lý đúng không? Bạn có thể nhớ lại cá tại các cửa hàng cá cảnh, tại sao chúng lại không cắn lẫn nhau? 

Lý do là bởi nếu bạn nuôi nhiều cá thì chúng sẽ không có đủ không giam để có thể bảo vệ lãnh thổ. Nuôi nhiều cá cũng giúp phân tán các các con cá quá dữ. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có bộ lọc tốt và phải thay nước cho bể thường xuyên. Bởi giống cá rô phi, chúng là loài ăn nhiều, thải nhiều. Nếu bạn không chăm sóc cho bể tốt thì bể sẽ nhanh chóng bị bẩn, có rêu hại, tích tụ chất độc, lâu dần có thể làm chết cá. 

5. Nuôi đúng loài cá ali với nhau

Không phải loài cá ali nào cũng có thể được nuôi chung với nhau. Một số loài cá ali có thể tấn công các loại cá ali khác. Cách tốt nhất là bạn hãy nuôi các loại cá có cùng kích thước. 

Ví dụ tốt nhất là cá ali vàng (Labidochromis caeruleus) – loài cá ali hiền lành có thể được nuôi chung với các loại cá Mbuna khác hoặc cá peacock đỏ, cá ali điện quang. 

Như đã nhắc đến bên trên, có 3 dòng cá ali đó là Mbuna, Peacock và Haps. Bạn chỉ nên nuôi 2 loại trong bể. Nếu muốn nuôi cả ba loại thì bạn cần phải có bể cá lớn và đảm bảo có môi trường sống hợp lý cho chúng. 

6. Thả cá vào bể đúng cách

Khi mua cá ali mới để cho vào trong bể, bạn nên cho nhiều con một lúc. Bởi khi cấp bậc đã ổn định thì các con cá trong đó sẽ đuổi và bắt nạt cá mới bởi chúng muốn giữ cấp bậc hiện có. Cá mới có thể sẽ bị stress, bị đuổi, rỉa vây hoặc thậm chí là chết. Khi bạn cho 3-5 con cá mới vào bể trong một lần thì sự chú ý của các con cá trong bể sẽ bị phân tán, từ đó giúp việc thiết lập thứ bậc mới dễ hơn. 

7. Tách riêng cá hung hăng ra bể khác

Nếu bể của bạn bị loạn lên chỉ vì một con đực quá hiếu chiến thì bạn có thể tách nó ra. Bạn nên có một bể riêng với kích thước đủ lớn và nuôi cá trong đó trong vòng 2 tuần. 

Khi nuôi riêng thì con cá đó sẽ quên thứ bậc ở bể cũ. Trong khoảng thời gian này, trong bể cũ sẽ được phân lại cấp bậc mới và có con cá mới ở đỉnh cấp bậc. 

Sau khoảng hai tuần thì hãy thả lại cá dữ vào bể. Khi đó, bản tính hiếu chiến của chúng sẽ bị dịu bớt đi bởi trong bể đã có thứ bậc mới. Bạn cần lưu ý rằng phương pháp này không phải lúc nào cũng có hiệu quả. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *