aquasetup

9 loại cá sống tầng đáy cho bể của bạn

Mục lục

Cá tầng đáy
Cá tầng đáy cho bể thủy sinh

Cá tầng đáy bổ sung thêm vào chỗ trống trong bể của bạn và có thể giúp bể thủy sinh đa dạng và khỏe mạnh hơn bằng cách dọn dẹp rác dưới đáy bể. 

Trong bài viết này, mình sẽ nói về những loài cá tầng đáy tốt nhất để bạn có thể nuôi và vài loài bạn nên tránh.

Ngoại hình chung của cá tầng đáy

Cá tầng đáy là cá … kiếm ăn ở tầng đáy, đương nhiên rồi :D. Thay vì kiếm ăn ở tầng giữa và mặt nước, chúng giành hầu hết thời gian ở đáy bể để lùng sục thức ăn.

Một số là loài ăn xác, chúng chủ yếu ăn cá chết và động vật không xương sống. Một số khác là loài ăn tạp, thức ăn của chúng phần lớn là tảo và cây. Một số khác như cá cùng họ với cá trê, là loài săn mồi.

Mồm ở dưới thân

Chúng thường có mồm ở dưới thân hoặc mồm hướng xuống bên dưới. Bằng cách này chúng có thể vừa sục thức ăn dưới đáy nền, đồng thời để ý được những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

Râu

Nhiều loài cá tầng đáy có râu mọc gần miệng.

Xem thêm: Các loài cá cảnh có râu trong bể của bạn

Râu của chúng có nhiều tác dụng, chủ yếu là dùng để tìm thức ăn. Ngoài việc râu các loài cá này rất nhạy cảm, chúng còn có tế bào vị giác trong đó, gần giống như với lưỡi. 

Vậy nên chỉ cần chúng chạm vào cái gì ăn được, các loài cá này có thể nếm được thức ăn đó và tìm được chúng.

Miệng hút

Một vài loài cá tầng đáy có miệng hút được cấu tạo đặc biệt, như các loài pleco và cá oto, giúp chúng bám vào bề mặt phẳng và cạo rêu trên đấy.

Loại miệng này giúp chúng có thể bám và ở yên một chỗ kể cả khi ở nơi có dòng chảy mạnh.

Bụng dẹp

Nhiều loài cá tầng đáy có thân hình nhìn chung giống nhau. Chúng có phần bụng dẹp, giúp chúng có thể dễ dàng nằm nghỉ và bơi dưới tầng đáy.

Đối với một số loài ăn tầng đáy như cá koi thì bụng chúng không dẹp lắm.

Đối với một loài khác, bụng chúng lại dẹp đến mức chúng nhìn không giống cá nữa, như là cá đuối.

Danh sách các loài ăn tầng đáy tốt nhất cho bể của bạn

Bây giờ hãy nói về các loài ăn tầng đáy mà bạn có thể tìm thấy trong các cửa hàng bán cá thủy sinh.

Nói về từng loài cụ thể một thì sẽ tốn rất nhiều thời gian nên mình sẽ chỉ điểm qua những nhóm cá và loài cá đặc trưng trong mỗi nhóm đó.

Cá chuột
  • Xuất xứ: Nam Mỹ
  • Tập tính: Cá chuột là loài sống theo đàn. Chúng cần một đàn từ 6 con trở lên để có thể cảm thấy an toàn và phát triển khỏe mạnh.
  • Tính cách: Cá chuột là loài hòa đồng, chúng có thể đuổi các con cùng loài một ít, nhưng nếu bạn nuôi chúng theo đàn thì hành vi này sẽ giảm bớt
  • Kích thước: 2.5-9 cm
  • Tuổi thọ: 3-5 năm
  • Kích thước bể: 75 lít
  • Nhiệt độ: 21-25 độ C
  • Ph: 6-8

Cá chuột là loài cá nhỏ dễ thương và chúng sẽ dành cả ngày bơi dưới đáy bể để kiếm thức ăn hoặc chỉ nằm một chỗ để nghỉ ngơi.

Trong số chúng, cá chuột pygmy là loài nhỏ nhất với kích thước chỉ lên đến 2cm

  • Xuất xứ: Nam Mỹ
  • Tập tính: Nhiều người chỉ nuôi một cá thể oto trong bể, trên thực tế, cá oto là loài sống theo đàn và nếu bể bạn to, bạn nên nuôi tầm 5 con để chúng có thể cảm thấy an toàn.
  • Tính cách: Loài cá này vô cùng hiền lành, nên được nuôi cùng các loài cá hiền lành cộng đồng khác.
  • Kích thước: 4-5 cm
  • Tuổi thọ: 3-5 năm
  • Kích thước bể: 75 lít
  • Nhiệt độ: 21-25 độ C
  • Ph: 6.5-7.5

Có ít nhất 17 loài cá oto khác nhau nhưng phổ biến nhất là loài Otoclinus vittatus. Chúng có thể đẻ trứng và sinh sản trong bể nuôi nhốt, nhưng hầu hết chúng đều được bắt trong tự nhiên ở Nam Mỹ.

Trong tự nhiên, loài cá này sống cùng nhau với số lượng lớn, trong một đàn có thể có tới hàng nghìn con.

Trong bể cá, loài cá này sẽ đi khắp nơi để ăn rêu, dù cho là trên là cây, gỗ hay bề mặt kính chúng sẽ dọn dẹp hết.

Chúng là loài nhạy cảm với nước nên tôi khuyên bạn hãy nuôi chúng khi bạn đã có bể đã ổn định, có nước sạch và dòng chảy tốt.

Xem thêm: Các loại cá nuôi chung với cá otto

3. Chạch culi

trạch culi
  • Xuất xứ: Đông Nam Á
  • Tập tính: Loài cá nhỏ này là loài hoạt động về đêm và sẽ trốn vào ban ngày. Khi đêm đến, chúng sẽ chui ra ngoài và tìm kiếm thức ăn thừa.
  • Tính cách: Loài cá này vô cùng hiền lành, nên được nuôi cùng các loài cá hiền lành cộng đồng khác.
  • Kích thước: 7-13 cm
  • Tuổi thọ: lên đến 10 năm
  • Kích thước bể: 75 lít
  • Nhiệt độ: 24-29 độ C
  • Ph: 5.5-6.5

Chạch culi là một loài cá tầng đáy kì lạ khác bạn có thể nuôi trong bể. Thân hình dài của chúng khiến chạch culi nhìn giống như loài lươn vậy. 

Những con cá nhỏ này rất giỏi trong việc chơi trốn tìm. Nếu bể của bạn có nền cát, chúng thậm chí có thể trốn dưới đó và bạn sẽ không tìm được chúng trong vài tháng.

Xem thêm: Cách chăm sóc chạch culi

Chạch culi là loài hoạt động về đêm, thỉnh thoảng chúng sẽ chui ra ngoài khi được cho ăn. Điều quan trọng nhất bạn phải nhớ khi nuôi chúng là tạo cho chúng nhiều chỗ trốn để chúng có thể núp ở đó vào ban ngày.

4. Tép

công dụng của tép trong hồ thủy sinh

Okay okay, mình biết đây là bài viết về cá tầng đáy nhưng tép cũng là một loài kiếm ăn ở đáy bể tuyệt vời bạn không thể bỏ qua. Tép có nhiều loại khác nhau nhưng mình sẽ nói về loài tép phổ biến và dễ nuôi nhất – tép màu.

  • Xuất xứ: Đông Nam Á
  • Tập tính: Hoạt động liên tục, luôn đi khắp bể kiếm thức ăn
  • Tính cách: Hiền lành, chăm chỉ
  • Kích thước: 1.5-3 cm
  • Tuổi thọ: 1-2 năm
  • Kích thước bể: 20 lít
  • Nhiệt độ: 20-25 độ C
  • Ph: 6-8

Tép cảnh sẽ ăn mọi thứ rơi xuống đáy bể. Chúng xuất hiện trong bể thủy sinh vào năm 2004 và trở nên phổ biến rất nhanh, hiện nay vẫn vậy. Có nhiều loài tép khác nhau như tép Amano, tép màu, tép ong,… 

Lưu ý bạn phải nghiên cứu thông số cần thiết để nuôi từng loại tép khác nhau trước khi mua chúng vì tép nhạy cảm với nước hơn cá rất nhiều. Nhiều loại cá cũng sẽ vui lòng xơi tái tép nếu miệng của chúng đủ to, vậy nên bạn cũng cần lưu ý đến kích cỡ của các loài cá trong bể nếu định nuôi chung cùng với tép.

5. Ốc thủy sinh

ốc kiếm ăn tầng đáy

Lại là một loài nữa không phải cá, nhưng chúng sẽ là loài dọn dẹp tầng đáy tuyệt vời và không đòi hỏi mức độ chăm sóc nhiều.

  • Xuất xứ: Nam Mỹ, Đông Nam Á và Châu Phi
  • Tập tính: Bò trên bò trên các dạng bề mặt, ăn rêu và thức ăn thừa
  • Tính cách: Hiền lành
  • Kích thước: Đa dạng, thường là 2.5-5cm
  • Tuổi thọ: 1 năm
  • Kích thước bể: 30 lít
  • Nhiệt độ: 21-26 độ C
  • Ph: 6.5-8

Nếu bể của bạn có rêu thì ốc là loài tuyệt với cho bể của bạn. Chúng sẽ xử lý nhiều loại rêu khác nhau và thậm chí còn giúp bạn xử lý thức ăn thừa cho cá nếu bạn lỡ cho cá ăn quá nhiều.

Mình đặc biệt thích ốc nerita. Chúng là loại duy nhất có thể xử lý được rêu đốm xanh bám bể kính. 

Xem thêm: rêu bám kính nguyên nhân và cách xử lý

Còn nhiều loại ốc khác bạn có thể chọn như ốc sula, ốc táo vàng, thậm chí một số người còn nuôi ốc táo đỏ– loại ốc nhỏ nhiều người xem như là ốc hại vì chúng sinh sản nhanh.

6. Cá bác sĩ

cá bác sĩ kiếm ăn tầng đáy
  • Xuất xứ: Đông Nam Á
  • Tập tính: Thích bể có dòng chảy mạnh, năng động, chúng thậm chí thích tương tác với người nuôi nếu bạn đưa tay vào bể
  • Tính cách: Hiền lành
  • Kích thước: có thể lên tới 7cm
  • Tuổi thọ: 6 năm
  • Kích thước bể: 80 lít
  • Nhiệt độ: 23-26 độ C
  • Ph: 6.5-7.5

Cá bác sĩ là loài năng động, thích bể có dòng chảy mạnh. Chúng tương đối mới trong thế giới cá cảnh tuy nhiên cá bác sĩ đã sớm trở nên phổ biến nhờ tập tính thú vị,hiền lành cùng với khả năng chịu được nhiều điều kiện nước khác nhau khác nhau.

7. Cá pleco

Cá pleco có vô số loại khác nhau nên mình sẽ nói về cá pleco mũi râu – một trong những loài pleco phổ biến nhất được nuôi thủy sinh.

cá pleco kiếm ăn tầng đáy
  • Xuất xứ: Nam Mỹ
  • Tập tính: Chúng là loài cá nhút nhát và hoạt động về đêm nên bạn có thể sẽ ít thấy chúng vào ban ngày
  • Tính cách: Tương đối hiền lành, có thể bảo vệ lãnh thổ đối với các con cá cùng loài.
  • Kích thước: lên tới 12cm
  • Tuổi thọ: 12 năm
  • Kích thước bể: 80 lít
  • Nhiệt độ: 23-27 độ C
  • Ph: 6.5-7.5

Cá Pleco mũi râu là loài cá dọn bể đến từ Nam Mỹ. Chúng là loài thường được nuôi để dọn dẹp dưới đáy bể và ăn rêu. Loài pleco mũi râu nói riêng và pleco nói chúng là những loài ăn liên tục và tạo rất nhiều chất thải nên bạn nên nuôi chúng trong bể to và có hệ thống lọc nước tốt.

Bạn nên nghiên cứu kỹ về loại pleco định mua vì một số chúng có thể lớn đến kích thước rất to, có thể lên tới hơn một mét, tức là to hơn một số loài chó rồi đấy.

8. Cá mèo hara

cá mèo hara
  • Xuất xứ: Ấn Độ
  • Tập tính: Không hoạt động nhiều, chúng thích những bể có dòng chảy chậm và chúng là loài cá hoạt động về đêm nên bạn cần có thức ăn trong bể khi đèn tắt để chúng có thể kiếm ăn.
  • Tính cách: Hiền lành, có thể nuôi cùng bể với các loài cá bé khác.
  • Kích thước: Bé, chỉ tầm khoảng 3cm
  • Tuổi thọ: 5 năm
  • Kích thước bể: 20 lít
  • Nhiệt độ: 18-24 độ C
  • Ph: 5.6-7.6

Nếu bạn muốn tìm loài cá bé cho bể thì cá mèo hara là lựa chọn hoàn hảo, loài cá tí hon này chỉ lớn đến kích thước tối đa khoảng 3cm và không yêu cầu nhiều về kích thước bể. Lưu ý rằng nếu bạn nuôi chúng trong bể quá bé thì bạn phải để ý kỹ đến thông số nước.

Chúng ăn hầu hết các loại thức ăn nhỏ, nhưng bạn nên cho chúng ăn thức ăn đông lạnh như trùng chỉ và artemia.

9. Cá mèo petricola

cá mèo petricola
  • Xuất xứ: Burundi, Zambia, …
  • Tập tính: Chúng là loài ăn thịt, với khẩu phần ăn chủ yếu là động vật không xương sống, giun, động vật nhỏ,.. Chúng là loài tương đối nhút nhát, thường trốn trong hang và cây c.
  • Tính cách: Hiền lành, có thể nuôi cùng bể với các loài cá cộng đồng khác.
  • Kích thước: 10cm
  • Tuổi thọ: 10 năm
  • Kích thước bể: 80 lít
  • Nhiệt độ: 23-26 độ C
  • Ph: 7-8.5

Cá mèo petricola thích kiếm ăn ở dưới đáy bể và đào bới thức ăn dưới cát. Bạn nên tránh sử dụng nền sỏi và đá. Thay vào đó nếu muốn nuôi loài cá này, bạn cần phải có nền cát để mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của chúng. Thêm nữa, bạn nên cung cấp cho chúng nhiều chỗ trốn. 

Loài cá này có thế ăn nhiều thứ, từ thức ăn khô đến rêu tảo. Thỉnh thoảng bạn nên cho chúng ăn thức ăn đông lạnh như trùng chỉ hoặc artemia, tốt hơn nữa là đồ ăn tươi sống.

Các loài cá nên tránh

Cá bống vàng - cá nô lệ

Loài cá này thường được bán tại các cửa hàng cá cảnh thông thường. Tuy vậy, chúng không thích hợp để nuôi thủy sinh, đặc biệt là nếu bể bạn không lớn. Chúng có thể lớn đến kích thước to, tầm 25 cm và sẽ khá hung hăng khi trưởng thành và rất phá phách.

Chúng thỉnh thoảng cũng sẽ mút nhớt của các loài cá khác trong bể. Bạn cần phải có bể có kích thước ít nhất 200 lít để nuôi loại cá này.

Cá pleco thường

cá pleco thường

Nhiều người đang nuôi cá pleco thường mà không biết rằng chúng có thể lớn đến hơn một mét ngoài tự nhiên. 

Khi được bán tại các cửa hàng cá thì chúng thường chỉ lớn khoảng vài cm. Tệ hơn nữa, khi chúng quá to mà người nuôi không thể nuôi được nữa, họ sẽ thả loài cá này ra tự nhiên. Điều này gây hại rất lớn đối với hệ sinh thái tự nhiên vì chúng là loài xâm lần và sẽ ăn hết mọi thứ, tranh giành thức ăn với cá bản địa và sinh sản rất nhanh.

Chúng là loài cá tuyệt vời nếu bạn có thể có bể cá đủ lớn để nuôi chúng.

Kết luận

Trên là tổng hợp các loài cá nuôi tầng đáy bạn nên nuôi trong bể thủy sinh và các loại cá nên tránh. Danh sách do mình tổng hợp từ trên mạng và từ kinh nghiệm cá nhân nên có thể còn sót, bạn có thể bổ sung thêm bên dưới và mình sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *