aquasetup

8 loại cá ăn ốc hại cho bể của bạn

Mục lục

Cá ăn ốc

Bể cá của bạn đang bị ốc hại hoành hành? Thay vì bắt ốc ra bằng tay và sử dụng đến các loại thuốc diệt thì bạn có thể nuôi các loài cá ăn ốc. 

Một số loại cá ăn ốc sẽ có thể có ngoại hình đẹp và có tính cách thú vị hơn bạn nghĩ nhiều. Tuy vậy, đi kèm với tính cách thú vị đó nên chúng sẽ có những điều kiện nuôi nhất định, phức tạp hơn với các loại cá cảnh thông thường. 

Trong bài viết này mình sẽ nói về các loại cá ăn ốc, tính cách và cách chăm sóc cho mỗi loại. 

Tại sao bạn cần xử lý ốc hại

Những người mới nuôi cá có thể thấy một hai con ốc tự dưng xuất hiện trong bể khá thú vị. Tuy nhiên, họ không ngờ được chuyện gì sắp xảy ra. Nếu bạn lỡ cho cá ăn quá nhiều, ốc hại có thể tận dụng nguồn thức ăn đó và phát triển không kiểm soát. Mỗi lần đẻ, chúng có thể để 50 quả trứng. Hầu hết loại ốc hại đều có thể tự sinh sản, tức là chúng không có giới tính và có thể tự thụ tinh cho bản thân. Chỉ cần sau ốc đẻ 2 thế hệ thôi cũng đủ cho bể của bạn bị ốc hại xâm chiếm. 

Tuy rằng ốc không gây hại trực tiếp gây hại cho cá, cây thủy sinh nhưng chúng nhìn sẽ rất xấu. Hơn hết nữa là ốc cũng ăn và tạo chất thải như cá, nếu có quá nhiều ốc trong bể thì có khả năng hệ vi sinh sẽ không thể xử lý được ammonia tạo ra từ chất thải của ốc và khiến cho cá bị ngộ độc. 

Lưu ý khi chọn nuôi các loài cá ăn ốc

Các loài cá trong danh sách này thích ăn ốc, có thể săn và kiểm soát số lượng ốc hại trong bể ở mức vừa phải. 

Tuy vậy, bạn không thể chỉ chọn bừa cá để nuôi được. Bạn cần phải cung cấp môi trường sống phù hợp cho loài cá ăn ốc. Một số trong số chúng sẽ cần bể to, một số khác thì lại là loài cá dữ, nên tránh nuôi chung với các loài cá khác quá nhỏ và quá hiền. 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Danh sách các loài cá ăn ốc hại 

Dưới là các loài cá có khả năng ăn được ốc hại bạn có thể cân nhắc chọn mua cho bể thủy sinh của mình.

1. Chuột mỹ

Cá ăn ốc
  • Kích thước trưởng thành: 15-20cm
  • Nhiệt độ nước: 26-29°C
  • Kích thước bể tối thiểu: 200 lít

Cá chuột mỹ là loài cá đẹp với họa tiết sọc cam đen chạy dọc trên thân. Chúng là loài cá hiền lành và sẽ hoạt động rất nhiều dưới đáy bể khi được nuôi theo đàn. 

Cá chuột mỹ thường sẽ lùng sục khắp đáy bể, cá cũng có thể ăn được các loai ốc hại trốn bên dưới nền. 

Cá chuột mỹ nhiều khi được nuôi trong bể cá bé, nhưng nhiều người không hề biết rằng chúng cũng có thể lớn đến kích thước khá to (15-20cm). 

2. Cá sặc 

Cá ăn ốc
  • Kích thước: 5cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 50—150 ppm

Cá sặc nhìn chung là loài cá hiền lành, thích nước hơi ấm và không cần bể cá quá to. Cá sặc là loài cá săn mồi, có thể đủ khỏe để có thể phá vỡ vỏ của các loại ốc hại và ăn chúng. 

Loài cá sặc phổ biến nhất hiện nay là cá sặc gấm. Ngoài cá sặc gấm thì cũng còn nhiều loài cá sặc khác, tuy nhiên bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận. Lý do là bởi không phải loại cá sặc nào cũng hiền lành, một số loại có thể hung dữ và có tập tính bảo vệ lãnh thổ. 

Xem thêm: Các loài cá sặc phổ biến

3. Cá chuột 

Cá ăn ốc

Tiếp tục với danh sách là một loài cá hiền lành và sống cộng đồng khác – cá chuột. Chúng là loài cá nhút nhát, luôn luôn tìm kiếm thức ăn bên dưới đáy bể. Cá chuột sẽ không tìm săn các loài ốc quá lớn. Tuy nhiên chúng sẽ có thể xử lý được các loại trứng ốc mềm và các loại ốc nhỏ trốn dưới đáy nền. 

 Cá chuột luôn là loài cá mình đưa vào danh sách để nuôi trong những bể cá cộng đồng. Chúng rất đa dạng, có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau cho bạn chọn.

4. Cá vàng

Cá ăn ốc

Cá vàng có thể nói là một trong những loài săn ốc tốt nhất. Hầu hết mọi loài cá vàng, từ những loại cá vàng phổ biến như cá vàng bơi nhanh, cá ba đuôi, cá ranchu, … đều sẽ liên tục tìm ốc để ăn. 

Chúng là loài ăn tạp và tham ăn, cá có thể ăn được mọi loại ốc vừa miệng. Bạn có thể sẽ khó có thể nuôi được cá vàng trong bể thủy sinh bởi loại cá này ăn nhiều, thải nhiều, cần bộ lọc lớn. Hơn hết nữa, cá vàng có thể sẽ thích đào bới và ăn cây thủy sinh. Do đó khi nuôi cá vàng bạn chỉ nên nuôi các loại cây thủy sinh lá cứng, dễ trồng như là ráy và dương xỉ. 

Xem thêm: Danh sách các loại cá vàng đẹp

5. Cá nóc

Cá ăn ốc

Cá nóc là dòng cá dữ ăn ốc hại tuyệt vời. Chúng có thể xử lý được mọi loại ốc ở mọi kích thước và sẽ liên tục tìm ốc để ăn. Cá nóc với hàm răng sắc có thể xử lý được kể cả những con ốc với vỏ rắn nhất. 

Khi nuôi cá nóc, thậm chí bạn phải tìm ốc ở nơi khác để cho chúng ăn. Cá không chỉ ăn ốc để lấy năng lượng mà còn để mài răng cho chúng. Giống như chuột, răng của cá nóc sẽ liên tục lớn và cần phải ăn ốc thường xuyên để có thể giữ cho răng lớn trong mức độ kiểm soát. 

Bạn có thể nuôi nóc mini nếu có bể cá bé. Nếu bạn có bể to hơn thì bạn có thể nuôi các loài nóc khác như là nóc mắt đỏ và nóc da beo. 

Lưu ý rằng đây là loài săn mồi dữ, vậy nện bạn nên cho mỗi con cá nóc không gian sống riêng và không nuôi chúng chúng với các loài cá nhỏ, hiền lành. 

6. Cá betta

Cá ăn ốc

Cá betta được biết đến với vẻ ngoài và bộ vây dài thướt tha. Trái ngược với vẻ ngoài, chúng là loài cá dữ, có thể tấn công và xử lý ốc hại giống như là cá sặc. 

Nếu bạn muốn nuôi cá betta thì bạn cần phải cẩn thận. Chúng cũng sẽ tấn công bạn cùng bể. Để hạn chế hành vi này thì bạn có thể cho chúng không gian sống rộng và bể có trồng nhiều cây cối. 

7. Cá ngân sa

Cá ăn ốc

Cá ngân sa là loài cá nhìn khá giống với cá mập. Chúng có thân hình thon, gọn với đuôi chẻ, và vây lưng cao. Chúng đủ to để có thể ăn bất kì loài cá, tép hoặc ốc nhỏ. 

Cá ngân sa là loài cá lớn, ăn nhiều. Bạn nên nuôi chúng trong bể đủ to và cho cá ăn 2 lần một ngày. Chúng cũng là loài cá bơi đàn, bạn nên nuôi cá theo nhóm ít nhất l4 con trở lên. 

7. Chạch yoyo

Cá ăn ốc

Chạch yoyo là loài cá sống tầng đáy đẹp, thích đào bới cát để kiếm ăn. Chạch yoyo là loài cá hiền lành nhưng vẫn sẽ có thể tìm và ăn được ốc hại. 

Nhờ vào tập tính đào bới, chúng có thể tìm ăn được trứng ốc và ốc trốn dưới đáy nền. Khi chúng phát hiện ốc thì cá có thể hút được ốc ra khỏi vỏ. Loài cá này có bộ răng cứng ở bên trong miệng và có thể nhai được vỏ của một số loại ốc vỏ mềm. 

8. Ốc sát thủ/ ốc helena

Cá ăn ốc

Ốc helena hay còn gọi là ốc ăn ốc hoặc ốc sát thủ là loại ốc phổ biến trong cộng đồng thủy sinh bởi đặc tính đặc biệt của chúng. Chúng có khả năng săn ốc hại, giúp kiểm soát được các loài ốc sinh sản nhanh như là ốc táo đỏ, ốc bàng quang, … 

Ốc helena loài loài săn mồi, chúng thích núp bên dưới nền, đợi con mồi đi qua và bắt nó. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại ốc nhỏ hơn như là ốc táo đỏ hoặc ốc bàng quang. Tuy vậy nếu bể hết thức ăn thì chúng vẫn có thể tụ tập lại và cùng săn loài ốc lớn hơn như là ốc táo hoặc ốc nerita

Ốc helena cũng có thể ăn được trứng ốc mềm. Tuy vậy, chúng sẽ không ăn được trứng ốc cứng hơn như là trứng của ốc nerita.

Nếu bể của bạn hết thức ăn thì ốc helena cũng có thể ăn thức ăn thừa cho cá, trùn chỉ hoặc các loại thức ăn giàu protein khác. Ngoài ra chúng cũng rất giỏi trong việc dọn dẹp xác cá hoặc các loài khác trong bể. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *