aquasetup

Rêu thủy sinh bị vàng, đen lá: rêu mini taiwan, rêu mini fiss,..

Mục lục

Rêu thủy sinh bị vàng, đen lá

Rêu thủy sinh là dòng cây phổ biến, phù hợp cho cả những người mới nuôi bởi chúng sống khỏe, không cần nhiều dinh dưỡng cũng như là CO2. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có vấn đề xảy ra, một trong số đó là rêu chuyển vàng, nâu hoặc là đen. 

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Phổ biến nhất trong số đó là do nhiệt độ của bể quá cao, cây bị thiếu dưỡng hoặc là bị dính rêu hại.  Ngoài ra, một số nguyên nhân phụ khác đôi khi có thể xảy ra là bể bị chiếu sáng quá mạnh hoặc bị thiếu CO2. 

Nguyên nhân gây nâu, vàng lá rêu:

1. Rêu đang chuyển từ lá cạn sang lá nước

Một số loại rêu như là rêu java, rêu minifiss,… phần lớn được trồng trên cạn tại các trại ươm. Lý do là bởi khi được trồng trên cạn, chúng sẽ có nguồn CO2 dồi dào và phát triển nhanh hơn. 

Phần lớn các loài cây thủy sinh khác cũng được trồng tại trại ươm bằng cách này. Khi trồng trên cạn, rêu sẽ phát triển lá cạn khác so với lá nước. 

Lá cạn của cây khi được trồng vào trong bể thì sẽ rữa dần. Đó cũng có thể là lý do tại sao bạn thấy rêu chuyển vàng, nâu vài ngày sau khi mới trồng vào bể. Nếu điều kiện môi trường bể cá tốt thì rêu sẽ bắt đầu phát triển lá mới sớm sau đó. 

2. Nhiệt độ bể quá cao

Hầu hết các loại rêu đều thích nước mát. Nhiệt độ bể phù hợp nhất để nuôi rêu là vào khoảng 21-24 độ C. Đây cũng là lý do bạn sẽ ít thấy rêu bị vàng, nâu hoặc đen lá vào mùa đông hơn. Rêu có thể chịu được 28 độ C. Một số loại rêu sống khỏe như là rêu java có thể chịu được nhiệt độ tới 32 độ C. 

May mắn thay là đây là mức nhiệt độ bạn có thể duy trì được mà không cần đến chiller. Nếu nhiệt độ trong phòng quá nóng vào mùa hè thì bạn hãy đầu tư một bộ quạt thủy sinh và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. 

3. Cây bị thiếu dưỡng

Rêu thủy sinh vẫn có rễ. Tuy nhiên, rễ của rêu là rễ giả, chỉ được sử dụng để bám rêu vào bề mặt đá hoặc lũa để cố định rêu. Cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua lá. 

Rêu giống với các loại cây khác, vẫn cần dinh dưỡng để phát triển. Thông thường, lượng dưỡng từ phân cá thừa hoặc các loại chất thải hữu cơ khác trong bể có thể cung cấp vừa đủ cho rêu. Trong vài trường hợp khi bể quá sạch, có thể do bạn thay nước quá nhiều, cây sẽ bị thiếu dưỡng. 

4. Bể bị bùng phát rêu hại

Rêu hại có thể khiến cho bể thủy sinh gặp nhiều vấn đề. Một trong số đó là chúng có thể bám lên lá cây của các loài khác, che sáng của chúng và cạnh tranh lấy dinh dưỡng, CO2 của các loại cây thủy sinh trong bể. 

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rêu hại, có thể kể đến là ánh sáng dư thừa, bể thiếu chăm sóc, dinh dưỡng dư thừa,… Rêu hại sẽ phát triển mạnh đặc biệt khi bạn để bể cá hứng ánh sáng mặt trời quá nhiều. 

5. Bể bị thiếu CO2

Dù không cần nhiều CO2 những mà rêu mini taiwan, mini fiss,… vẫn cần CO2 để quang hợp. Lượng CO2 thông thường có trong nước là đủ dùng cho cây để có thể sinh tồn và phát triển chậm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, CO2 trong bể có thể bị cạn. 

Lý do phổ biến là do CO2 đã bị các loài cây, rêu hại khác trong bể lấy hết. Có CO2 trong bể có thể giúp cây mọc khỏe. Thông thường, thêm CO2 có thể giúp bạn giải quyết gần như mọi vấn đề xảy ra đối với cây thủy sinh. 

6. Vấn đề về ánh sáng

Rêu có thể chuyển vàng, nâu khi bị thiếu hoặc thừa sáng. Rêu không yêu cầu quá cao về ánh sáng. Tuy nhiên, chúng vẫn cần ánh sáng để quang hợp. Hơn hết nữa ngoài tự nhiên, rêu sống tại những khu vực nhiều bóng râm. Vậy nên cây thích ánh sáng trung bình hơn. Nếu bạn để rêu quá gần mặt nước và chiếu sáng quá mạnh thì rêu có thể sẽ bị cháy. 

Lượng ánh sáng phù hợp cho rêu là vào khoảng 8-10 tiếng một ngày. Chiếu sáng quá nhiều ngoài làm rêu bị cháy sáng cũng có thể khiến cho bể bị bùng phát rêu hại. 

7. Rêu không được tỉa thường xuyên. 

Bạn cần phải cắt tỉa rêu nếu chúng mọc thành bụi quá dày. Khi mọc quá dày, lớp rêu bên ngoài có thể che hết sáng của lớp rêu phía trong. Khi đó, phần rêu ở giữa có thể dần chuyển vàng nâu và chết. 

Cách chữa trị 

Châm thêm phân nước

Khi chăm mọi loài cây thủy sinh bạn đều cần phải châm thêm phân nước. Tuy nhiên, lượng dưỡng cần thiết để cho rêu thủy sinh phát triển là rất nhỏ. Bạn chỉ nên châm thêm phân nước nếu nghi ngờ bể bị thiếu dưỡng/ quá sạch. 

Bể có thể bị thiếu dưỡng khi bạn thay nước quá nhiều hoặc là khi bể đã được làm lâu và bộ nền đã bắt đầu cạn dưỡng. Nếu bể bạn vừa mới làm và có sử dụng phân nền, bạn cần tránh thêm phân nước trong trường hợp này. 

Kiểm soát rêu hại

Rêu hại bùng phát có thể hấp thụ hết dưỡng, CO2 trong bể và làm không chỉ rêu cũng như các loại cây thủy sinh khác trong bể bị kém phát triển. 

Để kiểm soát rêu hại thì bạn hãy giảm cường độ chiếu sáng của bể, đồng thời thay nước cho bể để giảm lượng dinh dưỡng dư thừa. 

Ngoài ra còn có nhiều biện pháp khác bạn có thể tham khảo trong bài viết này. 

Thêm CO2

Thực sự thì mình hiếm khi thấy rêu trong bể thủy sinh được bơm CO2 bị vàng. Chỉ cần có CO2 đầy đủ, bạn có thể khắc phục được gần như mọi vấn đề có thể xảy ra ở cây thủy sinh. Dù cho bể có thừa thiếu ánh sáng, dinh dưỡng một tẹo cũng không sao. 

Nếu bạn có điều kiện thì hãy cân nhắc mua một bộ CO2 chuyên dụng. Giá thành để đầu tư bộ CO2 sẽ không đắt như bạn nghĩ, bạn chỉ cần đầu tư một lần vào ban đầu là được. Chi phí để bơm thêm CO2 và đổi bình CO2 sẽ vô cùng rẻ. 

Các mẹo khác để phòng tránh trường hợp rêu bị vàng, nâu lá

Dưới là các yếu tố bạn cần phải để ý khi muốn trồng rêu thủy sinh khỏe mạnh, luôn xanh tốt:

  • Giữ cho mức pH trung tính hoặc hơi mang tính axit một tẹo
  • Đảm bảo nhiệt độ duy trì ở mức 20-28 độ C
  • Đảm bảo bể cá có dòng chảy tốt
  • Sử dụng bộ lọc tốt và chăm sóc bể định kỳ để nước bể luôn sạch

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *