aquasetup

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Mục lục

Cá sọc ngựa hay cá ngựa vằn là loài cá nhiệt đới đẹp, ưa hoạt động có nguồn gốc từ Châu Á. Chúng cũng là loài cá dễ sống, dễ đẻ nếu bạn chăm sóc tốt. Nếu bạn muốn trải nghiệm nuôi dòng cá đẻ trứng thì cá sọc ngựa là lựa chọn hoàn hảo. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản một cách chi tiết. 

Cách phân biệt cá sọc ngựa đực và cái

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Bạn sẽ gần như không thể phân biệt cá sọc ngựa đực và cái khi chúng chưa đủ lớn. Tuy nhiên, khi trưởng thành thì cá sọc ngựa đực sẽ có thân gầy, mảnh hơn so với cá cái. Cá sọc ngựa cái thường có bụng lớn và tròn hơn do mang trứng. 

Đối với cá dạ quang thì cá sọc ngựa đực sẽ có màu sắc sáng với sọc nhìn rõ hơn. Ngược lại cá cái sẽ không có màu sắc đậm bằng. 

Cuối cùng, bạn có thể để ý đến vây. Cá sọc ngựa đực có thể sẽ có vây dài hơn so với cá cái một tẹo. 

Cách nhận biết cá sọc ngựa có bầu

Khi cá cái mang trứng, bụng chúng sẽ to và tròn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, cá sọc ngựa không phải là loài cá đẻ con nên bụng chúng sẽ không nhiều hơn đáng kể so với các loại cá như là cá bảy màu, mún,…

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Cá sọc ngựa cái sẽ mang trứng cho đến khi chúng chuẩn bị đẻ. Khi cá sắp đẻ thì bạn sẽ bụng chúng càng lúc càng phình to hơn. Trong thời gian này, cá đực cũng sẽ bắt đầu đuổi cá cái nhiều hơn. 

Tuy nhiên, cá đực cũng có thể đuổi cá cái để thụ tinh cho trứng do cá cái đã bắt đầu đẻ rồi. 

Vậy nên nếu bạn muốn tách cá ra bể sinh sản riêng thì bạn nên tách cá khi phát hiện cá cái có bụng to. 

Cá cái thường đẻ vào buổi sáng nên có thể bạn sẽ thấy cá đực đuổi cá cái nhiều hơn vào khoảng thời gian này. 

Cách chuẩn bị cho cá sinh sản

Chuẩn bị trước khi ghép cặp

Khi phát hiện cá cái có bụng to thì bạn phải tách riêng cá đực và cá cái ra bể riêng. Mỗi bể cần có thể tích khoảng 15 lít nước trở lên. Nếu bạn không có lọc riêng thì bạn cần phải thay nước thường xuyên cho cá khi nuôi trong các bể này. 

Đầu tiên là bạn phải chuẩn bị hai bể, một bể cho cá đực và một bể cho cá cái, bạn có thể tách riêng 2-3 cá đực và 2-3 con cá cái để khả năng cá có thể sinh sản và trứng được thụ tinh cao hơn. 

Đây là thời điểm bạn cần chuẩn bị cho cá trước khi ghép cặp cho cá. Nếu bạn đã phát hiện cá đực đã bắt đầu đuổi cá cái thì có thể bỏ qua bước này. 

Trong lúc này bạn có thể cho cá ăn các loại đồ ăn giàu protein như là đồ ăn tươi sống hoặc đông lạnh như là trùn chỉ, loăng quăng, artemia,… để kích thích cho cá sinh sản. Nuôi chúng trong khoảng vài ngày đến một tuần trước khi thức hiện ghép cặp cho cá. 

Ghép cặp cho cá

Đầu tiên bạn cần phải có lưới, rong rêu, hoặc sỏi lớn dưới nền để có thể giúp bảo vệ trứng cá khỏi cá bố mẹ. Cá sọc ngựa không có tập tính chăm con nên chúng có thể sẽ tự ăn trứng và cá con của bản thân. 

Một số người nuôi sinh sản chuyên nghiệp sẽ sử dụng giá thể đẻ trứng (spawning mop) để nuôi và cho cá đẻ. Bạn có thể tự làm bằng cách dùng len acrylic, tốt nhất là màu xanh lá để mô phỏng màu rêu, một vật để buộc nổi hoặc gắn lên kính.

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Sau khi đã chuẩn bị cho cá thì bạn hãy thả cá đực và cái vào cùng một bể. 

Thông thường thì cá cái sẽ đẻ trứng và cá đực sẽ thụ tinh cho trứng trong vòng 24 giờ sau khi được ghép cặp. Nếu sau 48 tiếng cá không đẻ trứng thì bạn hãy lại tách chúng ra bể riêng, tiếp tục cho cá ăn đồ ăn tươi sống và thử lại sau vài ngày đến một tuần. 

Nếu cá đẻ thành công thì bạn có thể sẽ phát hiện thấy những hạt trứng nhỏ li ti ở bên dưới nền. 

Tách cá bố mẹ khỏi trứng

Một khi bạn phát hiện thấy cá đã đẻ xong thì bạn hãy rời cá bố và mẹ về bể chính để tránh việc cá tự ăn trứng của chính chúng. 

Trứng cá sọc ngựa màu gì

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Trứng cá sọc ngựa có kích thước nhỏ, hình tròn có màu trong suốt, đôi khi hơi ngả vàng. Trứng cá không được thụ tinh sẽ có màu trắng đục. Cá cái có thể đẻ 200-300 trứng trong một lần đẻ và không phải tất cả trứng sẽ được thụ tinh. 

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Cách ấp trứng cá sọc ngựa

Thông thường, trứng cá sọc ngựa sẽ nở sau khoảng 3-4 ngày mà bạn không cần phải làm gì cả. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những cách bạn thực hiện để đảm bảo trứng có tỉ lệ nở thành công cao nhất như là:

  • Cung cấp nước sạch cho trứng – Nước bẩn có thể làm hỏng trứng, khiến cho trứng bị nấm. Bạn có thể không cần thay nước trong quá trình này bởi trứng nở khá nhanh. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn hãy sử dụng lọc vi sinh. Lọc vi sinh có thể giúp lọc chất cặn bẩn trong nước, cung cấp oxy và dòng chảy để cho cá con có khả năng sống cao hơn. 
  • Thêm xanh methylen – Nhiều người nuôi cá sử dụng xanh methylen để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Đôi khi những quả trứng không được thụ tinh có thể bị hỏng và làm lây nấm sang những quả trứng mạnh khỏe khác. 
  • Không bật đèn – Bạn cũng lưu ý là không bật đèn trong khoảng thời gian này bởi làm vậy có thể sẽ khiến cho trứng bị rêu hoặc nấm.

Cá sọc ngựa con ăn gì

Dấu hiệu cá sọc ngựa sắp đẻ và cách nuôi cá sọc ngựa sinh sản

Cá con sẽ dành hầu hết thời gian dính ở thành bể sau khi nở. Cá rất nhỏ nên bạn khó có thể nhìn thấy chúng. 

Vài ngày sau khi cá con nở bạn có thể cho chúng ăn trùng cỏ hoặc một tẹo lòng đỏ trứng hòa với nước. Bạn không cần cho cá con ăn quá nhiều trong thời gian này để phòng tránh thức ăn bị dư thừa. Thay vì cho cá ăn nhiều, bạn nên cho cá con ăn nhiều lần với lượng thức ăn nhỏ nếu có thể. Làm vậy có thể giúp cá con mau lớn và khỏe mạnh hơn. Khi vừa mới nở chúng sẽ nhanh đói và cần thức ăn liên tục. 

Bạn cũng nên sử dụng lọc vi sinh và đảm bảo chất lượng nước được tốt và không thay đổi quá nhiều bởi trong khoảng thời gian này cá con đặc biệt nhạy cảm.

Khi cá con đã bắt đầu bơi được bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn to hơn như artemia hoặc thức ăn cho cá được nghiền vụn.

Bạn có thể mua được artemia đông lạnh ngoài cửa hàng cá cảnh. Hoặc bạn có thể tự ấp nở, sử dụng trứng artemia và bộ ấp trứng.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *