Dưới là một số dấu hiệu cho thấy cá bảy màu của bạn đang bị sốc nước:
- Cá không chịu ăn, bỏ ăn.
- Cá trốn trong góc, cây cối và không chịu ra ngoài hoặc nằm dưới đáy bể.
- Cá bị sốc nước có thể bị mất màu và trở nên tái hơn,
- Cá có thể bơi trên mặt nước và liên tục đớp không khí.
- Đuôi cá bị rủ xuống.
- Cá có thể bơi nhanh phía trên mặt nước và cố nhảy ra ngoài.
Cách để cứu cá bảy màu khi chúng bị sốc nước
Thường cá bảy màu rất khỏe và chúng có thể hồi phục lại sau tình trạng bị sốc nước nếu bạn cho chúng thời gian để làm quen với môi trường mới. Trong một số ít trường hợp kém may mắn thì cá sẽ bị chết hoặc suy giảm miễn dịch và sau đó dễ bị mắc các bệnh khác. Dưới là một số cách bạn có thể làm để giúp cá khỏe lại nhanh hơn sau khi bị sốc nước.
Ngừng cho cá ăn
Có hai nguyên nhân chính giải thích tại sao bạn không nên cho cá ăn sau khi mới cho cá vào bể hoặc khi nhận thấy cá đang bị sốc nước. Khi cá bị sốc nước thì hệ thống tiêu hóa của cá sẽ bị chậm lại hoặc thậm chí không hoạt động nữa.
Cá sẽ không thể tiêu hóa được thức ăn, từ đó dẫn đến táo bón, phình bụng,.. Nếu tình trạng cá bị phình bụng và táo bón kéo dài lâu thì có thể dấn đến chết cá hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
Hai là khi cá bị sốc nước thì có thể chúng sẽ bỏ ăn. Nếu bạn cho chúng ăn vào thời gian này thì thức ăn sẽ chìm xuống dưới đáy bể và lâu ngày sẽ bắt đầu phân hủy và tạo nấm mốc. Quá trình này gây tăng ammonia, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, khiến cho cá đang yếu càng có thêm nguy cơ mắc bệnh.
Khi cá đang bị sốc nước thì bạn nên tránh cho chúng ăn ít nhất là vài tiếng cho đến 1,2 ngày.
Sục không khí
Bạn cần phải sục không khí cho cá trong trường hợp cá bị sốc nước do ammonia và clo hoặc cá có biểu hiện khó thở và đớp không khí trên mặt nước.
Bạn có thể tăng lượng oxy bằng cách tăng dòng chảy của lọc hoặc lắp máy sủi oxy vào trong bể. Tăng dòng chảy và lượng oxy trong nước khi cá bị sốc sẽ giúp cá cảm thấy thoải mái hơn và từ đó giúp chúng có thể dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
Trong trường hợp lọc của bạn không chỉnh được dòng chảy hoặc bạn không có máy sục khí bạn có thể sử dụng chai nước hoặc cốc nước và múc nước từ trong bể. Sau đó bạn hãy đổ nước từ trên cao xuống một cách chậm rãi. Dù cách này không hiệu quả bằng sục khí nhưng vẫn tốt hơn là không làm gì. Đây cũng là cách cấp cứu khẩn cấp cho cá của bạn trong trường hợp cá bị thiếu oxy.
Sử dụng thuốc
Nếu bạn nghi ngờ cá bị sốc nước do tình trạng nước trong bể kém và thiếu cân bằng, bạn có thể sử dụng thuốc để khử độc cho bể cá.
Các loại thuốc này có thể khử độc, đồng thời giúp bảo vệ cá bằng cách tạo môi trường sống tốt hơn cho chúng để nhanh bình phục.
Loại thuốc khử độc được ưa chuộng hiện này là:
Seachem Prime (link lazada) – Loại thuốc này có thể được dùng trong cả bể nước ngọt và nước mặn. Chúng có khả năng loại clo và các chất khác như ammonia, nitrite và kim loại nặng ra khỏi nước.
Giữ cho môi trường nước sạch
Để cá có thể bình phục thì nước bể cá của bạn phải luôn sạch và giàu oxy.
Đó là lý do bạn phải sử hữu bộ lọc có kích thước và công suất đủ lớn cho bể cá của mình. Vi sinh (link lazada) sống trong vật liệu lọc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ ammonia và các chất gây hại cho cá.
Một khi môi trường nước của bạn sạch và phù hợp cho cá thì bạn chỉ cần kiên nhẫn đợi cho chúng hồi phục là được.
Cách để giúp cá bảy màu không bị sốc nước khi mới mua về
Cách 1: Thả nổi túi
Các thả nổi túi là cách giúp cá bảy màu không bị sốc nước đơn giản và thông dụng nhất bởi nó không yêu cầu dụng cụ hoặc kiến thước đặc biệt nào cả. Bạn chỉ cần làm theo các bước:
- Không mở túi và thả nôi trong bể trong vòng 15 phút đến nửa tiếng. Làm vậy để giúp nhiệt độ nước trong túi và nhiệt độ nước bể cân bằng.
- Cho nước vào trong túi – Bạn có thể cho thêm nước bể vào trong túi bằng cách cắt một lỗ nhỏ và đổ nước bể vào bên trong. Bạn chỉ nên đổ từng chút một và lặp lại sau 5 phút cho đến khi lượng nước trong túi tăng gấp đôi.
- Chờ và ngâm túi trong bể thêm 15-30 phút. Làm vậy sẽ giúp cá bảy màu thích nghi dần dần với môi trường nước trong bể. Nếu cá không có biểu hiện sốc nước thì hãy mở túi và vớt cá bằng vợt nhỏ sau đó đặt chúng từ từ xuống bể.
Cách 2: Sử dụng xô nước
Sử dụng xô nước sẽ giúp bạn cho cá làm quen với nước bể chính xác và an toàn hơn. Tuy vậy phương pháp này sẽ tốn sức hơn một tẹo.
- Chuẩn bị một xô hoặc chậu đủ lớn.
- Cho cá vào bên trong xô một cách nhẹ nhàng để tránh cá bị stress. Bạn nên cho hết cả cá và nước trong túi vào xô.
- Bắt đầu cho nước từ bể chính vào xô. Bạn chỉ nên cho 25% nước trong xô một lần mỗi 5 phút, lạp lại quá trình cho đến khi nước trong chậu hoặc xô tăng gấp đôi.
- Bạn có thể đợi 30 phút đến 2 tiếng rồi sau đó dùng vợt để vớt cá và nhẹ nhàng cho vào bể chính.
Kết luận
Cá bảy là loài cá khỏe và có thể chịu được thay đổi môi trường, tuy vậy nếu thay đổi quá đột ngột và thay đổi quá nhiều sẽ khiến chúng bị sốc nước. Nhiệt độ, ammonia, pH hoặc độ cứng nước thay đổi quá nhanh sẽ khiến cho cá bị sốc nước, từ đó khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và có thể khiến cá bị chết.
Bạn nên dành thời gian để giúp cá làm quen dần dần với môi trường mới để giúp cho cá cảm thấy thoải mái và mạnh khỏe.