aquasetup

Cây thủy sinh bị thiếu sáng: dấu hiệu và cách khắc phục

Mục lục

Cây thủy sinh bị thiếu sáng

Ánh sáng, dưỡng và CO2 là ba yếu tố bạn cần kiểm soát để có thể trồng cây thủy sinh thành công. Nếu chỉ cần một trong ba yếu tố này bị thiếu thì cây sẽ gặp vấn đề về phát triển. 

Khi cây thủy sinh bị chết thì chúng có thể bị thiếu dưỡng, thiếu sáng, CO3 hoặc thiếu tất cả, vậy làm thế nào để nhận biết?

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cây bị thiếu sáng là chúng sẽ bắt đầu mọc cao hơn nhiều hoặc là ngừng không phát triển. 

Trong bài viết này mình sẽ nói thêm về dấu hiệu nhận biết cây thiếu sáng và cách chiếu sáng hợp lý nhất cho cây thủy sinh. 

Cây bị thiếu sáng hay thiếu dưỡng?

Cây thủy sinh chết thì nhiều khả năng là do thiếu sáng, dưỡng và CO2. Đôi khi dấu hiệu cây thiếu sáng sẽ khó nhận biết. 

Đầu tiên là bể của bạn có dùng CO2 không? Nếu không thì bạn có đang trồng các loài cây yêu cầu cao về CO2 không? 

Nhiều người khi mới làm bể thủy sinh sẽ không biết rằng không phải loại cây thủy sinh nào cũng dễ sống. Chỉ một số loại cây thủy sinh nhất định mới có thể sống được nếu bể không được trang bị hệ thống CO2 chuyên dụng. 

Bể càng trồng nhiều cây thì càng yêu cầu cao về mức độ CO2 trong nước. 

Xem thêm: Các loại cây không cần CO2.

Nếu bể của bạn không sử dụng CO2 thì cây có thể chết do thiếu sáng hoặc là dưỡng. Trong trường hợp cây bị thiếu dưỡng thì chúng có thể bị vàng, rữa, thủng lá hoặc chậm phát triển. 

Cây khi bị thiếu sáng sẽ bị vàng lá, ngừng phát triển. Đối với các loại cây phát triển nhanh như cây cắt cắm thì chúng sẽ mọc cao và phát triển lá nhỏ, thưa hơn. 

Cây thủy sinh làm vậy để chúng có thể vươn lên cao và đón được ánh sáng tốt hơn. 

Một số loại cây khác thì có thể bị rụng lá ở phần gốc, nơi mà nhận được ít ánh sáng hơn. 

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh cần ít ánh sáng

Cách giải quyết

Trong trường hợp này bạn cần phải tăng thời gian cũng như là cường độ sáng cho bể. 

Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý là khi tăng sáng thì bạn cũng tăng nguy cơ bể bị dính rêu hại. 

Khi mới tăng thời gian chiếu sáng thì bạn chỉ nên để đèn bật khoảng 6-8 tiếng một ngày là đủ rồi. 

Đối với những bể trồng nhiều cây thủy sinh và có sử dụng CO2 thì bạn có thể chiếu sáng 8-10 tiếng một ngày và không nhiều hơn. 

Lý do là bởi khi bể có CO2, cây sẽ có thể tận dụng hết được ánh sáng cũng như là dinh dưỡng cho bể và không để lại dinh dưỡng cho rêu hại phát triển được. 

Về cường độ chiếu sáng

Hiện nay có một số dòng đèn thủy sinh có chức năng điều chỉnh cường độ sáng. Vậy nên độ mạnh yếu của đèn cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thủy sinh. 

Bạn có thể tính cường độ sáng cho bể bằng cách sử dụng thông số lumen hoặc chính xác hơn là PAR. 

Xem thêm về các thông số đó trong bài viết này. 

Các thông số này bạn khó có thể tính được. Thay vào đó bạn nên dựa vào thông tin cung cấp trên hộp sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp. 

Tuy nhiên, các thông số này chỉ để tham khảo. Khi trồng cây bạn vẫn cần phải vừa quan sát, điều chỉnh nhiều. Hầu hết các loại đèn tầm trung và cao cấp đều có đủ khả năng để nuôi được mọi loại cây thủy sinh trên thị trường. 

Thông thường thì cường độ tầm khoảng 50% của một số loại đèn cao cấp là đủ rồi. Sử dụng cường độ chiếu sáng cao trong thời gian ngắn sẽ tốt hơn là sử dụng cường độ đèn thấp trong khoảng thời gian dài.   

Mẹo: sử dụng ổ cắm điện hẹn giờ

Một số loại đèn thủy sinh cao cấp sẽ có cơ chế hẹn giờ. Phần lớn các loại đèn thủy sinh khác thì không có. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách trang bị thêm một chiếc ổ cắm điện hẹn giờ. Khi có ổ cắm hẹn giờ thì thời gian chiếu sáng của bể sẽ được kiểm soát tốt hơn.

Bể cá từ đó cũng sẽ khỏe mạnh và ổn định hơn nhiều. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *