aquasetup

Cách trồng cỏ thìa thủy sinh: loài cây sống khoẻ và không cần CO2

Mục lục

Cỏ thìa thủy sinh

Bạn đang muốn tìm một loại cây sống khoẻ, không thể chết được? Cỏ thìa (link lazada) là loại cây thủy sinh hoàn hảo dành cho bạn.

Đây là loại cây đầu tiên mình từng nuôi khi làm bể cá. Lúc đó còn chưa hề biết là bể phải có đèn thủy sinh chuyên dụng và đương nhiên là cũng không biết bể cá cần phải có CO2. Lúc đó mình còn trồng thêm nhiều loại cây khác và chúng đều chết dần. Duy nhất chỉ còn cây cỏ thìa là vẫn sống và thậm chí là mọc lan ra khắp bể, mọc khắp nơi và mọc cao đến mức gần chạm mặt nước. 

Cỏ thìa có thể giúp bạn có thể trồng một thảm cỏ xanh trong bể mà không cần tốn nhiều công sức. Bạn chỉ cần trồng chúng xuống một bộ nền đủ dày (khoảng 3-4cm là được) là cây sẽ tự mọc rễ và lan rất nhanh. Cây có bộ rễ khỏe và sẽ lan rất sâu, rộng xuống nền nên khi nhổ gốc cây bạn có thể sẽ làm hỏng nền nếu không cẩn thận. 

Trong bài viết này mình sẽ nói về cây cỏ thìa, cách trồng và chăm sóc cho chúng. 

Về cỏ thìa 

Mức độ chăm sócDễ
Yêu cầu ánh sángThấp
Màu sắcXanh lá
Vị trí trồngTiền cảnh, trung cảnh
Chiều cao4 – 25 cm tùy vào ánh sáng bể

Cỏ thìa là loài cây thủy sinh mọc thấp, phù hợp để trồng trong bể cá nước ngọt hoặc thậm chí là nước lợ.  Cỏ thìa có tên khoa học là Sagittaria subulata. Cây thuộc họ Alismataceae. Cỏ thìa là loài sống khoẻ, có thể mọc lan khắp bể nhờ vào thân bò dưới đáy nền. 

Chi Sagittaria có khoảng 30 loài, thường được tìm thấy ở phía Đông nước Mỹ hoặc là Nam Mỹ. Hầu hết loài cây thuộc chi này đều là cây mọc vùng đất ẩm, chỉ một số ít có thể được trồng thủy sinh, trong đó có cỏ thìa.

Do có chiều cao thấp nên cây thường được sử dụng để trồng ở vị trí tiền cảnh hoặc là trung cảnh. Ngoài tác dụng trang trí, các tán cây mọc rậm của cỏ thìa có thể cung cấp chỗ trú ăn cho tép hoặc là cá con.

Đặc điểm có thìa

Cỏ thìa thủy sinh

Cỏ thìa là loài cây có ngoại hình phụ thuộc nhiều vào môi trường, cụ thể là lượng sáng, dinh dưỡng, độ dày khi trồng cây. 

Cây có thể mọc cạn cũng như là mọc dưới nước, khi đó, lá của cây cũng có hình dạng khác nhau. Lá cây cỏ thìa khi mọc cạn sẽ khá rộng với đỉnh hơi nhọn, nhìn tương đối giống là nước của cây lưỡi mác, chỉ khác là nhỏ hơn mà thôi. Khi mọc dưới nước, lá cạn của cây sẽ rữa dần. Sau đó lá nước sẽ dần mọc lên. Lá nước sẽ thon, dài hơn. 

Cây được chiếu sáng càng ít thì lá cây sẽ mọc càng dài, cố vươn lên để có thể lấy được ánh sáng. Khi đó, lá cây có thể mọc cao đến 25cm. Khi được chiếu sáng nhiều, lá cây sẽ ngắn, mọc rậm và lan rộng hơn. 

Bạn có thể dễ dàng tạo được thảm cỏ thủy sinh trong bể mà không cần phải sử dụng CO2 khi trồng cây cỏ thìa.

Môi trường sống tự nhiên của cỏ thìa

Cỏ thìa có thể được tìm thấy ở phía Đông Nam nước Mỹ và Nam Mỹ. 

Ngoài tự nhiên, chúng sống ở cả môi trường nước ngọt và nước lợ. Cây có thể mọc tại vùng đất ẩm, bờ biển, ao, hồ sông và suối. Hiện nay, cỏ thìa cũng bắt đầu xuất hiện tại Indonesia, Azores, Anh do chúng là loài xâm lấn. 

Thông số nước nuôi cỏ thìa

Do có môi trường sống tự nhiên đa dạng như vậy, ta có thể thấy cỏ thìa không phải là loài cây nhạy cảm với nhiệt độ cũng như là thay đổi nhiệt độ. Chúng có thể sống được trong môi trường từ 15 đến 28 độ C. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho cỏ thìa là vào khoảng 17 đến 26 độ C. 

Cỏ thìa thích nước hơi mang tính axit một tẹo, độ pH lý tưởng để trồng cỏ thìa là vào khoảng 6.0-7.5. 

Nền bể

Có thìa có thể phát triển bộ rễ lớn, lan mạnh. Vậy nên cây sẽ mọc tốt nhất khi được cung cấp bộ nền dày, tối thiểu là 3cm và có nhiều dưỡng. 

Bạn có thể sử dụng phân nền để trồng cây hoặc là trồng cây trên nền sỏi nhỏ (lazada). Khi bộ nền hết dưỡng, bạn có thể thấy cây phát triển chậm lại hoặc bắt đầu chết dần. Đây là lúc bạn cần bổ sung thêm phân nước (lazada) hoặc phân nhét (lazada). 

Cỏ thìa dù sống khỏe, chúng vẫn bị ảnh hưởng nhiều nếu nước bể bị thiếu sắt. Nếu không được cung cấp đủ sắt, lá cây sẽ có thể vàng và rữa dần. 

Bạn có thể sử dụng phân nước all in one (lazada), phân nước thủy mộc (lazada) hoặc phân nhét thủy sinh để bổ sung thêm dưỡng thiếu hụt cho cây.

Ánh sáng

Cây cỏ thìa cần ít ánh sáng, bạn có thể cho cây ánh sáng yếu đến mạnh đều được, tùy thuộc vào nhu cầu bạn muốn cây mọc như thế nào. Nếu bạn muốn cây mọc thành thảm cỏ phía trước bể thì bạn nên chiếu sáng nhiều, từ 8-10 tiếng một ngày cho cây.  Nếu bạn trồng cây ở vị trí trung cảnh trong bể bé, muốn cây mọc lên cao thì bạn chỉ nên chiếu sáng tầm 6-8 tiếng một ngày hoặc ít hơn.

Để có thể kiểm soát thời gian chiếu sáng, bạn có thể sử dụng ổ cắm hẹn giờ cơ (lazada).

Kích thước bể

Cỏ thìa không yêu cầu cao về kích thước bể, bạn có thể trồng cỏ thìa trong những bể mini chỉ 5 lít nước. Bạn cũng có thể trồng cây trong bể lớn. Khi trồng trong bể nhỏ thì bạn cần phải cắt tỉa cây thường xuyên để cây không xâm chiếm hết bể. 

Cách trồng cỏ thìa

 Cỏ thìa thường được bán trong những cốc trắng nhỏ với giá khoảng 8000 – 15000 đồng một cốc. 

Khi mua cốc cỏ thìa về thì việc đầu tiên bạn cần làm là nhẹ nhàng nhấc cây ra, sau đó mở vòi nước nhẹ, rửa sạch đất và cát ra khỏi rễ cây. Trong một cốc thường sẽ có 3-4 khóm cây. Để cây có thể mọc lan ra nhanh hơn thì bạn phải tách từng bụi cây để trồng đan xen nhau. 

Khi trồng cây, bạn nên tránh bóp quá mạnh để tránh làm dập phần thân cây.

Trong bể thủy sinh lớn, cây nên được trồng ở vị trí hậu cảnh và được cung cấp ánh sáng trung bình đến cao để cỏ thìa có thể mọc thành thảm cỏ. Trồng như vậy có thể giúp bể đẹp hơn, cây không che mất các loài cây hoặc đồ trang trí phía sau. 

Mặt khác, trong bể nhỏ, cây thường được trồng ở vị trí trung hoặc là hậu cảnh. 

Các vấn đề thường gặp khi trồng cỏ thìa

  • Cây bị rữa lá: Mặc dù cỏ thìa là loài cây sống khỏe, chúng đôi khi vẫn nhạy cảm nếu cây bị dập, bị ảnh hưởng bởi môi trường. Trong trường hợp đó lá cây sẽ bị rữa. Ngoài ra, có thìa có lá cạn và lá nước khác nhau. Khi được trồng dưới nước, lá cạn sẽ bị rữa, sau đó lá nước sẽ nhanh chóng mọc lên, thích nghi với môi trường mới. 
  • Nhổ cây: Khi bạn muốn nhổ cây để trồng ra nơi khác hoặc là thay bằng cây mới thì bạn cần cẩn thận khi làm vậy. Lý do là bởi cỏ thìa là loài cây có bộ rễ lớn, khỏe, khi nhấc lên bạn có thể sẽ làm hỏng bố cục nền. 
  • Lá cây bị vàng: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho lá có thìa bị vàng là do cây bị thiếu sắt. Bạn có thể sử dụng phân nước chuyên dụng có chứa sắt hoặc là phân nước all in one để bổ sung toàn bộ dinh dưỡng cho cây, trong trường hợp bể đã trồng lâu, bộ nền bắt đầu bị cạn dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng phân nhét. Cỏ thìa hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ nền bể, vậy nên thêm phân nước có thể sẽ không hiệu quả bằng. 

Chăm sóc cho cây

Cách tốt nhất để bạn chăm sóc cho cây là tỉa cây khi chúng mọc quá cao hoặc mọc lan quá rộng. Làm vậy có thể giúp kiểm soát vị trí mọc của cây, giúp chúng mọc thấp và dày hơn. 

Cỏ thìa là loài cây lan nhanh, mạnh. Vậy nên đôi khi, phần rễ lan của chúng có thể phát triển ra khắp bể, mọc chiếm cả chỗ của những loài cây khác. 

Khi đó bạn hãy cắt toàn bộ phần cây phía bên trên nền. Nếu bạn chỉ định tỉa thì bạn chỉ nên cắt phần lá già phía ngoài cùng. Khi đó phần lá non ở giữa sẽ bắt đầu mọc lên để thay thế. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *