aquasetup

10 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến dễ trồng (có hình ảnh)

Mục lục

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây thủy sinh dễ trồng, có thể sống khỏe kể cả trong điều kiện ánh sáng thấp và không có CO2 thì tiêu thảo là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Tiêu thảo cũng là dòng cây đa dạng với đầy đủ kích thước cũng như màu sắc cho bạn chọn. 

Dưới là danh sách 10 loại tiêu thảo bạn có thể cân nhắc để mua cho bể thủy sinh của mình

Xem giá và mua các loại tiêu thảo thủy sinh (link lazada)

1. Tiêu thảo xanh (Cryptocoryne wendtii ‘Green’)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Dễ
  • Tốc độ phát triển: trung bình
  • Chiều cao: 10-30 cm
  • Mức độ ánh sáng: thấp
  • CO2: không cần

 Tiêu thảo xanh là loại tiêu thảo phổ biến và cũng rẻ nhất. Chúng có lá thon, dài màu xanh và có thể mọc cao từ 10-30cm tùy vào điều kiện ánh sáng trong bể. Khi bể có ánh sáng mạnh, cây sẽ mọc dày và thấp hơn. Ngược lại khi bể chiếu sáng ít, cây sẽ mọc thưa và vươn dài hơn lên trên mặt nước để lấy sáng. 

Tiêu thảo xanh là loài cây dễ trồng, có thể sống được trong gần như mọi bể thủy sinh, miễn là bể có phân nền để cây có thể mọc được. Cây phù hợp cho những người mới chơi hoặc người chơi lâu năm. 

2. Tiêu thảo nâu (Cryptocoryne wendtii ‘Brown’)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Dễ
  • Tốc độ phát triển: trung bình
  • Chiều cao: 10-30 cm
  • Mức độ ánh sáng: thấp
  • CO2: không cần

Không giống như loại tiêu thảo xanh, tiêu thảo nâu có lá hơi ngả nâu, đôi khi sẽ có màu nâu đỏ với lá hơn nhăn. Chúng cũng là loại cây dễ nuôi, không cần nhiều ánh sáng và CO2. Khi có CO2 thì cây sẽ mọc lá to dày và lan mạnh hơn. 

3. Tiêu thảo parva (Cryptocoryne Parva)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Trung bình
  • Tốc độ phát triển: Chậm
  • Chiều cao: 5-10 cm
  • Mức độ ánh sáng: Thấp
  • CO2: Không cần

Tiêu thảo parva là một trong những loài tiêu thảo có lá bé nhất và có thể được trồng ở tiền cảnh trong điều kiện không có CO2. Giống như các loại tiêu thảo khác, tiêu thảo parva là loài sống khỏe và có thể mọc thành những thảm có xanh mướt nếu bạn cho chúng đủ thời gian. 

Chúng không cần nhiều ánh sáng nên bạn không cần phải có một chiếc đèn quá tốt. Điểm trừ là tiêu thảo prava là loài cây phát triển chậm hơn so với các loài cây khác. 

Bạn có thể trồng tiêu thảo parva trong mọi loại nền khác nhau, từ nền sỏi cho đến nền cát. Bạn lưu ý rằng nếu bộ nền hết dưỡng thì tốc độ lớn của cây cũng chậm lại. Trong trường hợp này thì bạn cần phải bổ sung thêm phân nhét hoặc phân nước. 

4. Tiêu thảo lá đào (Cryptocoryne pontederiifolia)

Các loại tiêu thảo thủy sinh

Tiêu thảo lá đào có lá hình trái tim màu xanh nhạt. Cây có tốc độ phát triển chậm, vậy nên cây sẽ không mọc dày như các loại tiêu thảo khác. Phần lá phía trên thỉnh thoảng sẽ có ánh đỏ, đặc biệt là khi được nuôi trong điều kiện ánh sáng tốt. Cây có thể được trồng để làm điểm nhấn tại trung cảnh trong bể thủy sinh. 

5. Tiêu thảo mũi tên (Cryptocoryne willisii)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Trung bình
  • Tốc độ phát triển: Chậm
  • Chiều cao: 10-20 cm
  • Mức độ ánh sáng: Thấp
  • CO2: Không cần

Loài tiêu thảo này có nguồn gốc từ Sri Lanka. Tiêu thảo mũi tên có hình dạng lá khá tương đồng với tiêu thảo prava, tuy vậy, phần cuống lá của cây sẽ dài hơn. 

Giống như các loài tiêu thảo khác, tiêu thảo mũi tên có tốc độ lớn chậm, thông thường bạn sẽ không thấy cây phát triển quá rõ rệt vào tháng đầu sau khi trồng. Khi cây đã quen với nước bể và bắt đầu phát triển thì cây sẽ mọc rễ dài, lan rộng và mọc rậm hơn. 

6. Tiêu thảo hẹp lá dài/ Tiêu thảo hang dơi (Cryptocoryne crispatula ‘Balansae’)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Dễ
  • Tốc độ phát triển: Trung bình
  • Chiều cao: 20-30 cm
  • Mức độ ánh sáng: Thấp
  • CO2: Không cần

Tiêu thảo hang dơi có ngoại hình đẹp với lá thon dài với hoa văn lượn sóng. Lá cây có thể có màu đỏ mận tủy vào điều kiện sáng của bể. Loại tiêu thảo này có thể được tìm thấy tại Thái Lan hoặc Việt Nam. 

Lá cây có thể mọc rất dài và chúng sẽ trôi trên mặt nước của bể. 

7. Tiêu thảo tiger (Cryptocoryne spiralis red)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Trung bình
  • Tốc độ phát triển: Trung bình
  • Chiều cao: 15-25 cm
  • Mức độ ánh sáng: Trung bình cao
  • CO2: Nên có

Tiêu thảo tiger là dòng tiêu thảo lá dài khác bạn có thể cân nhắc để trồng hậu cảnh. Cây có chiều dài khoảng 15-25cm với lá nhọn, thon dài có màu đỏ với hoa văn sọc trên mặt lá. Tiêu thảo tiger sẽ cần được chăm sóc đặc biệt hơn tẹo so với các dòng tiêu thảo khác. Để cây có thể lên được màu thì bạn nên cho cây ánh sáng trung bình – cao với CO2. 

8. Tiêu thảo xoắn (Cryptocoryne retrospiralis)

Các loại tiêu thảo thủy sinh

Tiêu thảo xoắn có ngoại hình khá tương đồng với tiêu thảo hang dơi. Tuy nhiên lá của chúng sẽ không xoăn bằng. Lá cây có màu xanh ô liu cùng với dáng lá khá mềm mại. Cây có thể có màu xanh tươi hoặc xanh hơi ngả màu đồng tùy vào môi trường sống. 

9. Tiêu thảo flamingo (​Cryptocoryne wendtii ‘flamingo’)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Cao
  • Tốc độ phát triển: Chậm
  • Chiều cao: 10-20 cm
  • Mức độ ánh sáng: Trung bình cao
  • CO2: Cần

Tiêu thảo flamingo là dòng tiêu thảo được tạo ra từ dòng tiêu thảo xanh thông thường. Chúng có lá thường dài khoảng 10cm, có thể được trồng tại hậu cảnh hoặc tiền cảnh trong những bể lớn. Lá của chúng có màu hồng – lý do cho tên gọi. Cây có thể giúp tạo điểm nhấn trong bể có nhiều cây xanh. 

Chúng là loài cây mọc chậm. Do lá cây có chứa ít diệp lục vậy nên để trồng được cây thì bạn cần phải cho cây ánh sáng trung bình cao và CO2. 

10. Tiêu thảo nuri (Cryptocoryne Nurii)

Các loại tiêu thảo thủy sinh
  • Mức độ chăm sóc: Dễ
  • Tốc độ phát triển: trung bình
  • Chiều cao: 10-20 cm
  • Mức độ ánh sáng: thấp
  • CO2: không cần

Tiêu thảo nuri có ngoại hình tương đối giống với tiêu thảo xanh. Lá của chúng sẽ to và rộng hơn khi được trồng trong môi trường tốt. Lá cây có màu nâu cùng với họa tiết vân hổ trên mặt. 

Tiêu thảo nuri là dòng cây dễ sống, không yêu cầu quá cao về ánh sáng và không cần CO2. Đây là dòng mình đang trồng tại bể tại nhà. Tuy có giá thành đắt một tẹo nhưng chúng có hoa văn lá rất đẹp. Cây cũng sống khỏe không khác gì tiêu thảo xanh cả. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *