aquasetup

Cách thay nước và chăm sóc cho bể thủy sinh mới setup

Mục lục

Chăm sóc cho bể thủy sinh đúng cách là đặc biệt quan trọng, càng quan trọng hơn nếu bể của bạn mới được làm. Trong vòng 60 ngày đầu sau khi làm bể thì bể sẽ thay đổi rất nhiều. Lý do là bởi hệ sinh thái trong bể vẫn chưa được cân bằng. Các loại dinh dưỡng kèm với hệ vi sinh trong bể vẫn đang bị mất ổn định. 

Trong thời điểm này bạn cần phải biết cách thay nước, chăm sóc bể để phòng tránh vấn đề rêu hại cũng như là tình trạng cá, tép bị chết. 

Về quá trình cycle bể cá

Để biết cách chăm sóc bể cá trong những ngày đầu thì đầu tiên bạn phải biết về quá trình cycle bể cá đã. 

Có 3 chất liên quan đến quá trình cycle, đó là ammonia, nitrite và nitrate. Quá trình cycle sẽ chia ra làm 3 giai đoạn. 

Ở giai đoạn đầu tiên, khi mới làm bể, lượng ammonia từ phân nền hoặc các loại hợp chất hữu cơ sẽ tăng cao và vi khuẩn có lợi sẽ phát triển để tiêu thụ lượng amonia đó và sản sinh ra nitrite.

Ở giai đoạn thứ hai, khi nitrte tăng cao, một loại vi khuẩn có lợi nữa sẽ bắt đầu tiêu thụ nitrite và sản sinh ra nitrate. Hai loại chất ammonia và nitrite có khả năng gây hại cho cá và các loại sinh vật thủy sinh khác nhưng nitrate thì không nếu ở số lượng ít. 

Ở giai đoạn thứ ba, cây cối thủy sinh sẽ sử dụng nitrate làm nguồn nitơ để có thể phát triển. 

Bể cần phải được chạy lọc trong khoảng vài tuần để hệ vi sinh có thể phát triển đầy đủ. 

Trong vòng 2 tuần đầu khi mới làm bể

Những ngày đầu có thể bạn sẽ háo hức không thể đợi để mua cá và thả ngay vào bể đúng không? Mình hiểu mà. Tuy nhiên bạn cần phải bình tĩnh. Trong thời gian này bạn nên chạy lọc trước để cho hệ vi sinh có thể phát triển. 

Bạn không cần phải bật đèn trước bởi hệ vi sinh không cần ánh sáng.Tuy nhiên, nếu bạn muốn rêu mọc (trong trường hợp làm bể tép và muốn tạo thức ăn tự nhiên cho chúng) thì bạn có thể bật đèn trong vòng 8-10 tiếng một ngày. 

Trong thời gian này, bạn không cần thay nước cho bể để có thể quá trình cycle diễn ra nhanh nhất. Bạn chỉ nên thay nước nếu bể của bạn có nuôi cá. Mục đích chính của việc thay nước là để loại bỏ bớt ammonia và các chất gây hại khác. 

Trong khoảng thời gian đầu, mục đích chính của mình là tối đa hóa lượng amonia trong bể để tạo thức ăn cho hệ vi sinh có lợi. 

Để đẩy nhanh quá trình cycle bể bạn có thể lấy một ít cặn từ lọc ở bể cá cũ để cho vào bể. Bạn cũng có thể lấy một ít đất bùn, đất ngoài vườn hoặc chậu cây cảnh để cho vào bể cá mới. Bạn không nên sử dụng đất đã được xử lý bởi loại đất đó sẽ không chứa vi sinh có lợi. Hoặc nếu muốn đơn giản hơn thì bạn hãy châm các loại sản phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Ngoài ra, mỗi ngày bạn cũng có thể rắc thêm một ít thức ăn cho cá vào bể. 

Trong vòng vài ngày sau, thức ăn có thể bị mốc trắng. Khi đó chúng sẽ bắt đầu sản sinh ammonia, tạo thức ăn cho vi khuẩn có lợi. 

Trong thời gian ammonia tăng cao thì bể có thể sẽ bị đục và hôi một tẹo. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Nước thường sẽ trong trở lại vào vài ngày sau đó. 

Tuần 3-4 

Vào thời điểm này, quá trình cycle nhiều khả năng đã hoàn thành. Nếu muốn chắc ăn, bạn có thể mua một bộ test ammonia để đảm bảo ammonia trong bể đã không còn. 

Khi đó bạn có thể bắt đầu thả cá vào trong bể. Bạn chỉ nên thả cá dần dần, tránh thả quá nhiều cá vào bể cùng một lúc. Hệ vi sinh hiện có thể sẽ chưa thể xử lý được lượng chất thải tăng lên đột ngột. Tốt nhất là nếu bạn định thả thêm cá thì hãy đợi thêm một tuần. 

Nếu bạn chưa chọn được loài cá định nuôi thì bạn có thể tham khảo trong bài viết này. 

Sau đó bạn hãy cho cá ăn ít thôi. Tốt nhất là cho chúng ăn với lượng thức ăn có thể ăn hết trong vòng dưới 2 phút và cho cá một lần một ngày. 

Trong vòng hai tuần này bạn hãy thay khoảng 25% nước bể mỗi tuần. Bạn có thể chia làm hai lần thay hoặc thay một lần nếu muốn. 

Bạn cũng nên hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể để tránh vấn đề về rêu hại, tốt nhất là chỉ vào khoảng 6 tiếng một ngày hoặc ít hơn. 

Tuần 4-8

Đây là thời điểm bể cá bắt đầu ổn định, các thông số trong bể sẽ không bị xê dịch quá nhiều trong thời gian ngắn nữa. Bạn hãy tiếp tục cho cá ăn như vậy, có thể cho cá ăn 2 lần một ngày nếu muốn. Tuy nhiên, theo mình thì cho ăn một lần một ngày cũng không sao hoặc thậm chí bạn có thể thỉnh thoảng cho chúng nó nhịn đói một ngày cũng được. 

Trong khoảng thời gian này bạn có thể giảm lượng nước bể thay đi còn 10-15% lượng nước bể mỗi tuần. Nếu phát hiện bể có vấn đề rêu hại thì hãy tăng lượng nước thay mỗi tuần lên 25% lên như cũ. 

Khi cho cá ăn thì hãy quan sát cá để phát hiện xem chúng có biểu hiện gì khác thường hoặc có loài cá nào bị tranh ăn không có thức ăn không để có thể tách riêng cá ra. 

Nếu bạn vượt qua được mốc tuần thứ 4 mà bể cá không có vấn đề gì thì xin chúc mừng! Quãng thời gian sau đó sẽ dễ dàng hơn nhiều. 

Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là chăm chỉ chăm sóc cho bể định kì và cho cá ăn đúng theo lịch là được. 

Mình đã chăm sóc cá trong khoảng thời gian dài và có những bể nuôi cá sống 6,7 năm mà không có vấn đề gì. Chỉ đơn giản là nuôi nhiều cây thủy sinh, cho cá ăn và chăm sóc cho bể theo lịch là được. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *