aquasetup

Cách sử dụng đèn uv cho bể cá 

Mục lục

Đèn UV là thiết bị tuyệt vời có thể giúp bạn xử lý rêu xanh và khử khuẩn cho hồ cá. Tuy nhiên, đi kèm với công dụng tuyệt vời đó, đèn UV cũng có thể gây hại nếu được sử dụng không đúng cách. 

Đèn UV có gây hại đến hệ vi sinh cho bể, mắt cá và mắt người nếu được lắp đặt không đúng chỗ. Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến những vị trí bạn có thể đặt đèn UV. 

Các loại đèn UV

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đèn UV khác nhau, mỗi loại đèn sẽ có thể có cách lắp đặt và sử dụng khác nhau. Dưới là các loại đèn UV phổ biến bạn có thể mua được hiện nay:

1. Đèn UV chìm

Đèn UV chìm (lazada) thường chỉ gồm một bóng đèn và đôi khi sẽ có thêm chắn sáng. Đèn có thể được sử dụng bằng cách cho thẳng vào bể và gắn lên mặt kính. Tốt hơn thì bạn có thể cho đèn vào trong lọc tràn nếu bạn có. Loại đèn này phù hợp cho những bể cá có kích thước trung bình và nhỏ. 

2. Đèn UV kèm bơm

Đèn UV kèm bơm (lazada) sẽ bao gồm một máy bơm nước tích hợp với đèn UV ở bên trong. Thiết bị hoạt động bằng cách hút nước vào bên trong, nước sẽ được xử lý bằng đèn UV và được bơm ra ngoài. Đèn được sử dụng bằng cách cho trực tiếp vào trong bể. Đèn UV kèm bơm có thể được sử dụng trong những bể cá lớn. 

3. Đèn UV inline

Đèn UV inline có thể được sử dụng nếu bạn có lọc thùng. Đèn được dùng bằng cách gắn với ống in hoặc ống out của lọc. 

Bạn có thể đặt đèn UV ở đâu

Vị trí đặt đèn sẽ còn phụ thuộc vào loại đèn và kích thước của đèn. Bạn có thể đặt đèn ở:

Ống in/ out của lọc

Bạn có thể mua đèn UV inline để có thể lắp vào đầu in hoặc out của lọc thùng. Thông thường thì bạn nên đặt ở đầu in thay vì đầu out. Lý do là bởi đặt đầu in thì đèn UV có thể giải quyết được các loại tảo, nấm, vi khuẩn gây hại trước khi chúng đi vào bên trong lọc. 

Nếu đặt ở đầu out thì mầm tảo hoặc là vi khuẩn vẫn có thể sống và sót lại ở bên trong lọc. 

Đặt trực tiếp vào trong bể

Hầu hết các loại đèn UV hiện nay đều là đèn UV chìm và được thiết kế để đặt vào bên trong bể. Đặt đèn vào trong bể có lẽ là phương án duy nhất cho những bể có kích thước bé và mật độ cá không nhiều. 

Bạn nên đặt đèn ở khu vực có dòng chảy tốt, thường là gần lọc. Đèn nên đi kèm với một bộ chắn sáng để bảo vệ mắt người và mắt cá. 

Đặt vào bên trong lọc

Nếu bạn có lọc tràn trên hoặc lọc tràn dưới thì bạn có thể đặt đèn trực tiếp vào bên trong lọc. Phương án này phù hợp cho những bể cá lớn với mật độ cá dày. Đèn UV nên được đặt vào ngăn lọc có vật liệu lọc vật lí, tức là ngăn có bông lọc và bùi nhùi. Bạn nên đậy ngăn chứa vật liệu lọc sinh học lại để tránh ánh đèn làm chết vi sinh trong đó. 

Nên bật đèn UV bao nhiêu tiếng một ngày?

Thời gian bật đèn UV sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến là số lượng cá, kích thước bể và mức độ rêu hại trong bể. 

Thông thường thì bạn nên mở đèn khoảng 8-12 tiếng mỗi ngày, tối đa là 16 tiếng. Mở đèn UV quá nhiều có thể khiến đèn hỏng nhanh và cũng sẽ không giải quyết được vấn đề tốt hơn. 

Công dụng chính của đèn UV đó là diệt các loại vi khuẩn có hại và diệt rêu nước xanh cũng như các loại mầm rêu khác có trong nước. Đèn UV hoạt động bằng cách phát ra tia cực tiếp vào trong nước. Tia cực tím có thể xuyên qua được các loại mầm bệnh như vi khuẩn, virus, tấn công DNA của chúng và khiến cho mầm bệnh không sinh sản được. 

Nếu bạn muốn dùng đèn UV để diệt rêu thì bạn cần bật đèn lâu hơn so với khi dùng đèn để khử khuẩn cho hồ cá. 

Lợi ích của đèn UV cho bể cá

Một số lợi ích của đèn UV là chúng có thể giúp phòng bệnh cho cá, giúp nước bớt đục, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc bể cá và không gây hại đến cho cá. 

  • Phòng bệnh cho cá: Cá cảnh và các loài nuôi thủy sinh khác như là tôm, tép, ốc có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm,.. Đặc biệt là khi chúng bị stress, hệ đề kháng của cá sẽ bị yếu và dễ nhiễm bệnh hơn. Đèn UV có thể giúp loại bỏ các loại mầm bệnh này và giúp cho cá khỏe mạnh hơn. 
  • Làm trong nước: Có nhiều nguyên nhân có thể khiến nước bị đục. Một số trong số đó là do rêu nước, do bùng phát vi khuẩn. Trong các trường hợp này thì đèn UV có thể giúp làm trong nước trở lại. 
  • An toàn cho cá: Nếu bạn có tấm chắn sáng thì đèn UV sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. 

Hạn chế của đèn UV trong bể cá

Ngoài những lợi ích bên trên thì đèn UV có thể gây hại cho bể nếu bạn sử dụng chúng không đúng cách. Một số tác hại trong dó có thể kể đến là đèn UV có thể giết vi sinh có lợi, đèn có giá thành đắt và sẽ không thay thế hoàn toàn cho việc chăm sóc bể cá định kỳ. 

  • Đèn UV có thể giết vi sinh có lợi: Ngoài giết loại vi khuẩn có hại thì đèn UV cũng có thể giết các loại vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn có lợi có thể giúp phân hủy các loại chất độc có trong bể, duy trì hệ sinh thái ổn định. Nếu bạn sử dụng đèn UV, bạn cần tránh cho đèn chiếu vào ngăn vật liệu lọc sinh học. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm vi sinh định kỳ trong bể. 
  • Đèn UV không thể thay thế cho việc chăm sóc cho bể định kỳ: Khi sử dụng đèn UV, bạn vẫn cần phải thay nước, hút cặn đáy bể định kỳ. Mặc dù có thể giúp cho nước sạch hơn, đèn UV chỉ có công dụng diệt mầm bệnh trong bể và sẽ không có tác động đến các loại chất độc tích tụ trong bể. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *