aquasetup

Cách dùng máy sục hồ cá

Mục lục

Cách dùng máy sục hồ cá

Nếu đã nuôi cá thì bạn ắt hẳn phải biết đến máy sục hồ cá. Máy sục là một trong những thiết bị bạn cần phải sở hữu ngoài lọc và đèn. Mặc dù không phải bể cá nào cũng cần máy sục. Tuy nhiên nếu có thì bạn có thể phòng tránh được tình trạng cá bị thiếu oxy. Hơn hết nữa, bạn có thể sử dụng máy sục khi chữa bệnh cho cá hoặc là điều trị tình trạng cá bị sốc nước. 

Cách máy sục hoạt động

Máy sục (lazada) hay máy sủi là thiết bị bơm không khí vào trong ống và rồi dẫn khí tới đầu sủi. Không khí sẽ đi ra dưới dạng bong bóng khí nhỏ vào trong nước bể cá. 

Các bong bóng khí này sẽ hòa tan một phần nhỏ vào trong nước và rồi nhanh chóng bay lên trên bề mặt bể. Nhiệm vụ chính của sục khí là làm động mặt nước, giúp cho trao đổi khí ở mặt nước bể diễn ra hiệu quả hơn. 

Khi mua máy sục thì bạn sẽ có hầu hết các thiết bị cần thiết đi kèm. Tuy nhiên, bạn có thể mua thêm các thiết bị tốt hơn. Ví dụ như là quả sủi đi kèm có thể sẽ ra bong bóng quá to, khiến cho bể bị xấu, trong trường hợp này bạn có thể mua quả sủi siêu mịn để thay thế.

Dưới là các thiết bị đi kèm với máy sủi:

  • Dây dẫn khí: Dây dẫn khí được làm bằng nhựa dẻo và thường có màu trong suốt. Dây dẫn khí được dùng để nối đầu sủi với quả sủi. Dây dẫn khí oxy sẽ dẻo và mỏng hơn nhiều so với dây dẫn khí CO2 vậy nên bạn cần để ý kỹ để tránh mua nhầm. 
  • Van một chiều: Thông thường thì sủi oxy sẽ không đi kèm với van một chiều. Tác dụng của chúng là dùng để ngăn cản nước chảy ngược về sủi trong trường hợp đặt sủi oxy thấp hơn mực nước trong bể. Trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng bạn có thể mua thêm van để đề phòng. 
  • Van chia: Nếu bạn muốn sủi 2 bể hoặc nhiều hơn với chỉ một cục sủi thì bạn có thể sử dụng van chia chữ T hoặc là van chia nhiều đầu. 
  • Quả sủi: Quả sủi dùng để đưa không khí vào và tạo các giọt khí li ti đi ra.

Tại sao bạn cần phải sở hữu sủi oxy?

Sủi oxy là thiết bị hữu ích, có thể giúp chúng ta trong nhiều lúc, đặc biệt là trong các trường hợp nguy cấp, khi mà bể bị thiếu oxy hoặc khi mà chữa bệnh cho cá. Dưới là nguyên nhân bạn cần phải sở hữu một bộ thiết bị sủi:

Sủi giúp cung cấp oxy cho nước

Tác dụng đầu tiên và là tác dụng ai cũng nghĩ ra: sủi giúp nước có thêm oxy. 

Thông thường thì không khí luôn có thể đi vào nước thông qua mặt nước. Mặt nước càng động thì lượng khí trao đổi càng nhiều. Mặt nước có thể hoạt động nhiều nhờ vào lọc hoặc là đầu bơm. Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng thích dòng chảy mạnh. Sủi sẽ giúp bạn nuôi một số loại cá không thích dòng chảy mạnh nhưng vẫn cần nước giàu oxy, có thể kể đến là các loại cá vàng vây dài. 

Tại sao bạn lại không thấy sủi oxy được dùng trong các hồ cá nước mặn? Lý do là bởi các bể nước mặn thường cần dòng chảy mạnh và thậm chí là cần thêm cả đầu bơm vậy nên nước đã đủ động để cung cấp đầy đủ oxy cho cá rồi. 

Một số loại sủi có đầu cắm USB bạn có thể dùng sạc dự phòng để chạy. Loại sủi này có thể được dùng để cung cấp oxy cho cá trong tình huống nhà mất điện. 

Dùng để lọc nước. Sủi cũng có thể dùng để lọc nước bằng cách sử dụng kèm với lọc vi sinh. Lọc vi sinh là loại lọc thông dụng dùng để nuôi tép hoặc là nuôi cá sinh sản. Lý do là bởi lọc vi sinh sẽ không hút cá con, tép con và có thể cung cấp đầy đủ oxy cho nước. 

Dùng để trang trí. Một số người thích thêm sủi vào trong bể chỉ bởi vì họ thích vậy. Sủi có thể tạo bong bóng khí trong nước, giúp bể nhìn sinh động thêm. Một số loài cá cũng sẽ thích tương tác với bong bóng và bơi theo dòng nước, đặc biệt là các loại cá nóc. 

Dùng để chữa bệnh cho cá

Sủi sẽ không có tác dụng trực tiếp chữa bệnh cho cá nhưng có thể giúp hỗ trợ cá trong quá trình này. Đặc biệt là khi cá bị sốc nước, bạn cần phải tách cá ra bể riêng và sử dụng thêm sủi. Lý do là bởi khi cá bị sốc nước, hệ hô hấp của chúng sẽ bị gặp vấn đề và cá sẽ gặp khó khăn trong việc lấy oxy. Trang bị thêm sủi sẽ giúp bổ sung thêm oxy trong nước và hỗ trợ cá bình phục lại nhanh hơn. 

Bạn có cần phải sử dụng sủi cho bể cá không?

Dù có nhiều tác dụng nhưng bạn không nhất thiết phải dùng sủi trong bể miễn là bạn không nuôi quá nhiều cá và sử dụng bộ lọc đủ tốt. Một số loại sủi có thể khá ồn, đặc biệt là khi bạn sử dụng trong phòng ngủ vào ban đêm. Hơn hết nữa, sủi có thể khiến cho CO2 trong nước bị mất đi nhanh hơn nếu bạn sử dụng kèm với hệ thống bơm CO2 cho bể thủy sinh. 

Ngoài các hạn chế kể trên ra thì sử dụng sủi sẽ không gây tác dụng phụ gì hết. 

Nên đặt sủi và quả sủi ở đâu?

Mặc dù máy sủi có thể có kích thước nhỏ nhưng bạn cần phải đặt máy trên mặt phẳng đủ lớn để máy có không gian thoáng xung quanh. Khi sử dụng, máy sủi sẽ rung và có thể sẽ di chuyển xung quanh một tẹo. Khi sủi bị chạm vào thành tủ hoặc tường thì máy sẽ kêu khá to. Bạn có thể đặt thêm một miếng mút hoặc miếng xốp xuống bên dưới trong trường hợp cảm thấy máy sủi kêu quá to. 

Quả sủi nên được đặt ở phía dưới đáy bể, chỉ ở phía bên trên bộ nền một tẹo. Làm vậy có thể giúp tối đa hóa được lượng khí oxy hòa tan vào trong nước, giúp bong bóng khí có thể di chuyển trong nước lâu hơn và làm mặt nước động nhiều hơn. 

Một số loại quả sủi hoặc đĩa sủi có thể sẽ nổi lên khi mới được cho vào bể. Bạn có thể đặt sủi dưới đã hoặc lũa để cố định trước, sau đó quả sủi sẽ ngấm nước và tự chìm xuống. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *