Cá cảnh có thể bị mất mắt do thương tích vật lý hoặc là bị bệnh. Trong trường hợp này bạn cần phải có biện pháp chữa trị phù hợp để tránh cho tình trạng diễn biến tệ hơn.
Trong bài viết này mình sẽ nói về các nguyên nhân có thể khiến cho cá bị mất mắt và cách chữa trị cho cá.
Nguyên nhân khiến cho cá bị mất mắt
Cá bị mất mắt hay một số người còn nói bị nổ mắt thường là do thương tích vật lý hoặc là bị bệnh.
Cá có thể bị thường do bị mắt vào lưới, bị cá khác tấn công hoặc là bị đâm vào các loại vật cứng, nhọn trong bể.Thương tích có thể dẫn tới tổn thương mắt, khiến mắt bị thương và thậm chí bị rơi ra khỏi hốc mắt.
Đôi khi, thương tích ở mắt có thể khiến cho cá dễ bị nhiễm trùng, nấm hoặc vi khuẩn. Từ đó khiến cho mắt bị phình to ra và cuối cùng là dẫn tới tình trạng mất mắt ở cá.
Trong trường hợp này thì bạn cần phải có các biện pháp chữa trị kịp thời để tránh căn bệnh chuyển xấu, nhiều khi có thể khiến cá bị chết.
Mắt cá có lành được không
Đương nhiên là mắt sẽ không thể mọc lại được nhưng với chế độ chăm sóc hợp lý thì khu vực mắt bị mất vẫn có thể lành lại được. Nếu cá chỉ bị mất một mắt thì chúng vẫn có thể khỏe lại được và sống bình thường.
Cách để chữa trị cho cá bị mất mắt
Để xác định chính xác nguyên nhân khiến cá bị mất mắt thì khá là khó. Vậy nên trong trường hợp này bạn cần phải xử lý các nguyên nhân có thể gây bệnh cho cá trước. Đó là xử lý môi trường nước và xem xét lại các loài cá nuôi chung để đảm bảo chúng không tấn công lẫn nhau.
1. Thay nước bể cá và xử lý cặn bẩn
Nguyên nhân gián tiếp gây hầu hết tất cả các loại bệnh là do nước bể bị bẩn. Thông thường, mầm bệnh luôn có sẵn trong nước. Thứ giúp cho cá sống khỏe mạnh, không bị bệnh là hệ miễn dịch của cá.
Nếu chúng sống quá lâu trong điều kiện nước bẩn với chất độc tích tụ lâu dài thì hệ đề kháng của cá có thể bị ảnh hưởng. Về lâu dài cá có thể bị yếu dần và dễ bị bệnh hơn. Một trong số đó là bị lồi mắt và mất mắt.
Để có thể xử lý nước tạm thời thì bạn hãy sử dụng cây hút cặn để xử lý cặn bẩn trong hồ và đồng thời thay luôn nước trong bể cá. Bạn nên thay khoảng 20-30% lượng nước trong bể và thay 2 ngày một lần với nước sạch được khử clo.
2. Quan sát bể để tách riêng cá dữ
Cá cũng có thể bị mất mắt do thương tích vật lý. Nguyên nhân chính khiến cho cá bị thương trong bể là các loài cá tấn công lẫn nhau.
Khi đó bạn hãy quan sát kỹ bể cá của mình để xem có nuôi chung cá với loài cá dữ nào không để có thể kịp thời tách riêng cá ra.
3. Tách riêng cá bị bệnh
Cá bị bệnh do thương tích vật lý sẽ không làm lây bệnh cho cá khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn thì bệnh lồi mắt có thể lây sang các con cá khác trong bể.
Việc tách cá ra bể chữa bệnh cũng giúp bạn có thể thêm muối và thuốc và không lo làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh cũng như cây thủy sinh trong bể.
Trong bể chữa bệnh bạn nên sử dụng nước sạch, thêm sủi oxy nếu có thể.
4. Sử dụng kháng sinh
Nếu bạn nghĩ cá bị lồi mắt và mất mắt do vi khuẩn thì bạn có thể sử dụng kháng sinh. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh lồi mắt là vi khuẩn gram dương (Corynebacterium). Loài vi khuẩn gram dương này có thể được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng như là erythromycin hoặc penicillin.
Để chữa bệnh bằng kháng sinh thì cách tốt nhất bạn có thể sử dụng là hòa lẫn kháng sinh với thuốc. Cho kháng sinh trực tiếp vào nước sẽ có rất ít tác dụng.
Bạn có thể làm thức ăn trộn kháng sinh cá bằng cách:
- Chuẩn bị 5g gelatin (hai lá gelatin rưỡi nếu bạn sử dụng gelatin lá)
- Đun nóng 60g nước, hòa thêm 30g thức ăn khô, gelatin và nước nóng và đảo đều cho đến khi hỗn hợp trộn lẫn hoàn toàn, nếu bạn cảm thấy hỗn hợp quá lỏng thì hãy cho thêm thức ăn cho cá.
- Sau đó chỉ cho thêm một tẹo thuốc kháng sinh vào trong, chỉ khoảng 0.5g là được.
- Trải hỗn hợp lên khay để cho nó có thể khô và cứng lại sau đó bạn có thể cắt hỗn hợp thành các miếng vừa ăn để có thể bảo quản tủ lạnh và cho cá ăn dần.
Bạn cần cho cá ăn ít nhất hai lần một ngày và trong vòng mười ngày. Và chỉ cho cá ăn lượng vừa đủ ăn.
Bạn chỉ nên dùng thức ăn tự làm trong vòng 10 ngày.
Quan trọng nhất trong thời gian này bạn phải nuôi cá trong môi trường nước sạch, an toàn và đủ lớn để giúp cho cá cảm thấy thoải mái và tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cá hồi phục.
Kết lại
Việc chữa trị cho cá sau khi cá bị mất mắt chủ yếu là giải quyết nguyên nhân gây bệnh cho cá, thường bị gây ra bởi môi trường nước không tốt và do các loài cá nuôi chung không phù hợp.
Nếu bể sạch cộng với môi trường bể phù hợp để nuôi cá thì cá bị mất mắt vẫn có thể hồi phục và khỏe mạnh lại. Tuy không thể mọc lại mắt nhưng cá vẫn có thể sống bình thường nếu còn lại một bên mắt và không bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiếm ăn bình thường.