aquasetup

9 dòng tép lạnh đẹp và phổ biến nhất

Mục lục

Tép cảnh có nhiều dòng khác nhau với kiểu hình, màu sắc cũng như thông số nước nuôi khác nhau. Nhìn chung, chúng có thể được chia thành hai chi, đó là Caridina và Neocaridina. Trong đó, Neocaridina là dòng tép màu phổ biến bạn vẫn thường thấy như tép anh đào, tép vàng thái,…

Caridina là dòng tép lạnh, tép amano, tép sula,… Trong bài viết này mình sẽ nói về các dòng tép lạnh, cụ thể hơn là dòng tép Caridina cantonensis. Tép lạnh có màu sắc bóng sứ hơn so với tép màu. Chúng có màu sắc lấp lánh, sặc sỡ hơn, tuy vậy, đi kèm với đó là bạn phải đảm bảo môi trường nước phải có thông số phù hợp để nuôi tép. 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Một số loại tép lạnh phổ biến có thể kể đến là:

1. Tép ong đỏ (tép crystal red)

Tép ong đỏ là dòng tép lạnh phổ biến nhất và cũng là một trong những dòng tép lạnh cảnh đầu tiên được lai tạo, chọn lọc từ dòng tép hoang dã. Tép có những mảng màu đen, trắng sứ chạy ngang trên thân. Những mảng màu trắng càng to, càng bóng, dày thì chất lượng của tép càng cao. 

Chất lượng của tép còn được đánh giá bởi màu sắc ở trên chân, độ tươi của màu thân, vạch chia màu rõ ràng. 

Các dòng tép lạnh

Xem thêm: Cách chăm sóc và nuôi tép ong sinh sản

2. Tép ong đen

Các dòng tép lạnh

Tép ong đen là dòng tép lạnh phổ biến thứ hai. Không khó để nhận biết loài tép này, tép có ngoại hình gần như y hệt tép ong đỏ, chỉ khác là chúng có màu đen thay vì màu đỏ mà thôi. Tép ong đen có các sọc đen, trắng chạy ngang trên thân với cách định giá cũng tương tự so với tép ong đỏ. 

3. Tép pure red line

Các dòng tép lạnh

Tép pure red line có ngoại hình khá tương tự với tép ong, vậy điểm khác biệt giữa chúng là gì? Tép pure red line là dòng tép crystal red được chọn lọc kỹ hay còn nói cách khác là dòng tép thuần chủng. 

Tép ong đỏ có thể sinh sản và chọn lọc được ra tép ong đen, tép blue bolt, tép golden bee. Trong khi đó, tép pure red line là dòng thuần chủng, chúng chỉ có thể sinh sản được ra tép pure red line. 

4. Tép wine red

Các dòng tép lạnh

Tép wine red có ngoại hình tương tự tép ong, thân của tép là sự kết hợp giữa hai màu đỏ và trắng. Điểm khác biệt là màu đỏ của tép wine red sẽ có màu đỏ thẫm, giống như rượu vang hơn. 

5. Tép santa

Các dòng tép lạnh

Tép santa là dòng tép được nuôi chọn lọc từ tép crystal red để có thân hình đỏ với đốm trắng nhỏ ở đầu và đuôi. Tép có tên gọi như vậy bởi ngoại hình chúng có nhiều điểm tương đồng với santa clause – ông già noel, với chiếc áo đỏ và bộ râu trắng. 

6. Tép king kong panda

Các dòng tép lạnh

Tép king kong panda là dòng tép có màu đen trắng tương tự như với tép ong đen. Điểm khác biệt là màu đen của tép king kong sẽ bóng, dày hơn, tép sẽ có mặt/ râu đen trong khi đó tép ong đen sẽ có phần râu màu trắng. 

Tép king kong cũng sẽ có phần thân trắng hơi ngả xanh dương. 

7. Tép blue bolt

Các dòng tép lạnh

Tép blue bolt là dòng tép được nuôi chọn lọc từ dòng tép ong đỏ, có xuất xứ từ Đài Loan. Chúng có màu xanh dương sứ, chuyển dần sang màu trắng về phía đuôi. 

Tép blue bolt tốt sẽ có màu xanh ổn định trên khắp cả thân, khi đó chúng sẽ được gọi là extreme blue bolt

Tép blue bolt chất lượng trung, bình thường sẽ có vài mảng đen và trắng, thường là gần phần đầu. Trong khi đó, tép blue bolt chất lượng thấp sẽ có nửa thân dưới màu trắng với nhiều mảng trắng không đồng đều trên toàn thân. 

Các dòng tép lạnh
Tép blue bolt chất lượng thấp

8. Tép golden bee

Các dòng tép lạnh

Tép golden bee là dòng tép cũng được chọn lọc từ tép ong đỏ. Chúng có màu sứ trắng, hơi ngả cam, khiến cho thân hình của tép có ánh vàng. 

Đôi khi, tép golden bee có thể được đem lai lại với tép ong đỏ để tạo đàn tép con có màu sắc đẹp hơn. 

9. Tép tibee

Các dòng tép lạnh

Tép tibee không phải là loài tép Caridina cantonensis thuẩn chủng như các dòng tép mình kể trên.  Thay vì đó, chúng là kết quả của sự lai tạo giữa tép ong và tép tiger. 

Kết quả tạo được sẽ là đàn tép tibee thừa hưởng màu sứ từ tép ong và hoa văn sọc trên người từ tép tiger. Có nhiều loại tép tibee khác nhau, tùy thuộc vào màu sắc và hoa văn của bố mẹ. 

Lưu ý về thông số nước khi nuôi tép lạnh

Thông số và điều kiện nước

Bạn không bao giờ nên cho tép lạnh vào bể chưa được cycle đầy đủ. Hệ vi sinh cần phải được phát triển đầy đủ để có thể xử lý được ammonia, nitrite và nitrate. Mọi loài tép đều nhạy cảm với các chất này, đặc biệt là tép ong. Hàm lượng nitrite, nitrate mà không làm ảnh hưởng gì đến cá cũng có thể gây stress hoặc là làm tép ong chết. 

Tép lạnh cần nước hơi mang tính axit một tẹo, vào khoảng 6.0-7.0. Nước hơn 7.0 và mang tính kiềm một tẹo cũng không sao, tép vẫn không chết nhưng mà tốt nhất bạn nên giữ thông số pH đúng để tép khỏe hơn. Độ pH thấp cũng hạn chế ảnh hưởng của ammonia lên tép. 

Bạn nên sử dụng nước lọc RO để nuôi tép lạnh. Làm vậy có thể giúp bạn kiểm soát được thông số nước, khoáng trong nước tốt hơn. Nước máy vẫn có thể nuôi được tép ong nhưng sẽ tương đối may rủi, khi đó bạn sẽ không thể kiểm soát được khoáng và pH cho nước, trong nước cũng có thể sẽ có kim loại nặng. 

Độ cứng nước cũng quan trọng khi nuôi tép lạnh. Nước nên có độ cứng KH vào khoảng 0-2  °dH  (nước máy sẽ không bao giờ có thông số này). Độ cứng GH vào khoảng 5-20  °dH (tức là vào khoảng 90- 300 ppm khi bạn châm khoáng (lazada) cho nước RO, bạn có thể sử dụng bút đo độ cứng (lazada) để đo khoáng). Nếu tép bị thiếu khoáng thì chúng có thể bị chậm lớn, gặp vấn đề khi lột vỏ hoặc có vỏ không đẹp. 

Xem thêm: Dấu hiệu tép bị thiếu khoáng và cách khắc phục

Cuối cùng và cũng quan trọng không kém là nhiệt độ nước. Như một số bạn đã biết, tép lạnh chỉ sống tốt và sinh sản trong môi trường nước mát, tốt nhất là vào khoảng 20 – 24 °C. Chúng có thể sống được ở mức nhiệt độ cao hơn, có thể lên đến 28 °C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao thì tép sẽ không sinh sản được. Đó là lý do nếu khu vực của bạn quá nóng vào mùa hè thì bạn cần phải đầu tư một bộ chiller nếu muốn nuôi tép lạnh sinh sản. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *