Cá phát tài có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chúng là loài cá khổng lồ với kích thước có thể lên tới hơn 60cm. Vậy nên bạn chỉ nên nuôi cá khi bạn có thể cho chúng đủ không gian sống cũng như đáp ứng được các nhu cầu cơ bản khác của chúng.
Ngoài ra thì cá phát tài là loài cá khá dễ chăm sóc. Chúng cũng là loài cá tương đối hiền lành cùng với tích cách thú vị. Để chọn bạn cùng bể cho cá phát tài thì bạn nên nuôi những loại cá có kích thước lớn và không gây sự với loài cá lớn hơn.
Dưới là danh sách các loài bạn có thể lựa chọn:
1. Cá rồng
- Kích thước trưởng thành: 60cm
- Nhiệt độ nước: 24-30 °C
- Kích thước bể tối thiểu: 600 lít
Cá rồng có thể được coi là loài cá cảnh cỡ lớn phổ biến nhất. Cá rồng có rất nhiều loại như là huyết long, kim long, thanh long, ngân long,… Tùy vào loại cá rồng mà một số loại có thể lớn hơn đến hơn 60cm.
Cá rồng là loài cá tương đối hung dữ và là loài cá săn mồi. Cá rồng có thể được nuôi chung với cá phát tài bởi cả hai loài này sẽ không làm phiền đến các loài cá có chung kích thước khác.
2. Cá chuột mỹ
- Kích thước trưởng thành: 15-20cm
- Nhiệt độ nước: 26-29°C
- Kích thước bể tối thiểu: 200 lít
Cá chuột mỹ là loài cá đẹp với họa tiết sọc cam đen chạy dọc trên thân. Chúng là loài cá hiền lành và sẽ hoạt động rất nhiều dưới đáy bể khi được nuôi theo đàn.
Cá chuột mỹ nhiều khi được nuôi trong bể cá bé, nhưng nhiều người không hề biết rằng chúng cũng có thể lớn đến kích thước khá to (15-20cm). Chúng là loài cá sống tầng đáy, sẽ ít khi làm phiền đến các loài cá khác và có thể là sự bổ sung tuyệt vời cho bể nuôi cá phát tài.
3. Cá pleco
- Kích thước trưởng thành: 30-60 cm
- Nhiệt độ nước: 24-28°C
- Kích thước bể tối thiểu: 200 lít
Cá pleco thường là loài cá dọn bể phù hợp để nuôi chung với cá phát. Chúng là loài cá hiền lành và sẽ dành hầu hết thời gian để trốn trong cá kẽ đã, gỗ để kiếm thức ăn vào ban ngày. Vậy nên chúng sẽ hiếm khi tương tác với các loài cá khác.
Cá phát tài thỉnh thoảng cũng sẽ bơi xuống dưới đáy bể để đào bới hoặc khám phá xung quanh. Chúng có thể sẽ làm phiền cá pleco một tẹo. Tuy nhiên, cá pleco cùng với lớp da cứng, khả năng bơi và trốn nhanh vẫn có thể tự bảo vệ bản thân.
4. Cá đô la bạc
- Kích thước bể: 300 lít cho một đàn 4 con
- Kích thước: 18cm
- Tính cách: Hiền lành
Cá đô la bạc là bạn cùng bể phổ biến cho cá phát tài vì nhiều lý do. Đầu tiên là chúng có thân hình đặc biệt, phù hợp để không bị cá tia tượng tấn công.
Hai là chúng có kích thước đủ lớn và là loài cá bơi đàn. Nhờ vào tập tính bơi đàn, chúng không chỉ có thể nuôi chung được với cá tai tượng mà còn giúp phân tán sự tập chung của cá tai tượng châu phi, giúp chúng ít hung dữ hơn.
Bạn nên nuôi cá đô la bạc theo nhóm ít nhất là từ 4 con trở lên.
5. Cá hồng vĩ mỏ vịt
- Kích thước trưởng thành: 40-70cm
- Nhiệt độ nước: 20-26 °C
- Kích thước bể tối thiểu: 700 lít
Cá hồng vĩ mỏ vịt là loài cá trê cỡ to nuôi làm cảnh phổ biến. Bạn có thể thấy lý do tại sao chúng lại thu hút nhiều sự chú ý đến như vậy. Cá hồng vĩ có tính cách thú vị và ngoại hình đẹp mắt với các mảng trắng đen cùng với đuôi và vây lưng màu đỏ. Cá có cặp mắt khá lớn. Khi nuôi nhốt thì cá có thể đạt kích thước trưởng thành vào khoảng 40-70 cm. Tuy nhiên, ngoài tự nhiên thì loài cá này có thể dài hơn cả người trưởng thành. Khi mới mua thì nhiều khi cá chỉ có kích thước khá bé, tầm khoảng 10cm, nhưng sau đó chúng sẽ lớn rất nhanh.
Chúng là loài cá bơi chậm, sẽ dành hầu hết thời gian ở dưới đáy bể và sẽ không hoạt động nhiều vào ban ngày. Cá hồng vĩ mỏ vịt cũng là loài cá săn mồi, chúng sẽ không ngần ngại tấn công và thịt các loài cá bé hơn. Cá sẽ không làm phiền đến các loài cá lớn hơn hoặc ngang chugns.
6. Cá hồng két
- Kích thước trưởng thành: 17-25cm
- Nhiệt độ nước: 24-27 °C
- Kích thước bể tối thiểu: 300 lít
Cá hồng két cũng là loài cá được ưa chuột để nuôi chung với cá phát tài. Loài cá này thuộc họ cá rô phi (cichlid) và được nuôi sinh sản chọn lọc để có miệng nhìn giống vẹt và thân hình tròn hơn. Cá hồng két không có răng sắc để cắn cá phát tài. Tuy chúng có kích thước chỉ nhỏ bằng một nửa so với cá phát tài nhưng cá phát tài là loài cá tương đối hiền lành nên phần lớn thời gian chúng sẽ không để ý đến cá hồng két.
Một điều nữa bạn cũng cần phải lưu ý khi nuôi cá hồng két là miệng của chúng nhỏ vậy nên khó có thể cạnh tranh thức ăn so với các loài cá khác, và chúng cũng cần phải được cho ăn nhiều hơn trong ngày do kích thước miệng nhỏ đó.
7. Cá lông gà
- Kích thước trưởng thành: 30 cm
- Kích thước bể tối thiểu: 300 lít
- Tính cách: Hiền lành
Cá lông gà là loài cá kì lạ với hình dáng thon dài và dẹp. Khi chúng bơi trong nước, bộ vây mềm mại của chúng sẽ uốn lượn nhìn giống như là miểng lụa, giúp cho cá có thể bơi tiến hoặc bơi lùi.
Không giống như các loại cá cảnh thông thường khác, cá lông gà cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Cá cũng có thể lớn đến kích thước khá lớn nên cũng cần phải được nuôi trong bể to.
Cá lông gà thường được bán khi chúng chỉ có kích thước khá bé, nhỏ hơn 10cm. Nhưng khi mua về chúng sẽ lớn nhanh, có thể lớn hơn 20cm sau một năm. Trong điều kiện nuôi trong bể tại nhà thì cá trưởng thành có thể đạt kích thước vào khoảng hơn 30cm. Với kích thước này thì chúng sẽ có thể sống chung với cá phát tài, miễn là bạn có thể cho hai loài đủ không gian để sống.