aquasetup

6 loại ký sinh trùng phổ biến ở cá cảnh: cách phòng tránh và chữa trị

Mục lục

Giống như bất kì loại động vật nào khác, cá cảnh cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Hầu hết loại ký sinh trùng trên cá cảnh đều lây lan nhanh. Vậy nên một khi bạn xác định được cá bị bệnh thì bạn cần phải nhanh chóng tách riêng cá ra để tránh lây cho cả đàn cá trong bể. 

Dưới là danh sách 6 loài ký sinh trùng phổ biến nhất trên cá cảnh nước ngọt. 

1. Rận cá

Các loại kí sinh trùng cá cảnh

Rận cá tương đối khó để phát hiện nếu bạn không nhìn kĩ. Chúng có thân hình dẹt, hình ovan với miệng nhọn, nhỏ, dùng để bám vào người của cá. Khi trưởng thành, rận có kích thước vào khoảng 3-7mm.  Rận cá có thân hình trong suốt và hơi đục.

Cá bị nhiễm rận nước nặng có thể bị yếu do mất máu và sẽ dễ bị bệnh và chết. 

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy cá bị rận nước là chúng cọ người mạnh vào các vật trong bể cá. Hành vi này thường sẽ làm thân cá bị đỏ, xước, gây nguy hiểm cho cá hơn là bị nhiễm rận. 

Cách chữa trị

Để trị rận cá thì bạn có thể bắt rận ra bằng tay hoặc là trị bằng thuốc tím hoặc các loại thuốc trị ký sinh trùng chuyên dụng khác. 

Nếu bạn chỉ thấy một vài con rận trên người cá và cá đủ lớn để bạn có thể giữ như cá vàng hoặc các loại cá lớn hơn thì bạn có thể loại bỏ trực tiếp rận cá bằng tay. Đầu tiên bạn cần nhẹ nhàng bắt cá ra ngoài. Sau đó bạn làm ướt tay và giữ cá nhẹ nhàng sau đó dùng nhíp, gắp rận cá ra ngoài. Nếu trên người cá bị dính nhiều thì bạn hãy thả lại cá vào bể riêng một lúc rồi tiếp tục đưa ra cá ra ngoài để nhổ tiếp.

Bạn có thể chữa trị rận cá bằng cách tắm cá với nước có pha thuốc tím (lazada). Với mỗi 8 lít nước thì bạn pha 0.6g thuốc tím, khuấy đều cho đến khi thuốc tan hoàn toàn. Sau đó bạn nhẹ nhàng thả cá vào trong bể và ngâm cá trong vòng 5 phút. Nếu thấy cá bị stress thì bạn nên vớt cá ra ngay. Sau khi ngâm cá trong nước pha thuốc tím thì bạn hãy ngâm lại cá vào nước sạch vài giây trước khi thả lại bể. 

Thuốc tím có thể giết rận cá khi chúng đang lớn hoặc trưởng thành, tuy nhiên, không có nhiều công dụng trong việc diệt trứng lắm. Để diệt trứng trong bể thì bạn cần phải thay nước thường xuyên, tốt nhất là bắt toàn bộ cá ra ngoài nếu có thể. Rận nước có thể sống tới hai tháng nếu bám được vào người cá. Tuy nhiên, nếu không có vật chủ thì chúng chỉ có thể sống được trong vòng 3 ngày. 

2. Trùng mỏ neo

Các loại kí sinh trùng cá cảnh

Trùng mỏ neo là một loài giáp xác nhỏ thuộc chi Lernaea. Chúng có khả năng bám vào da cá và có ngoại hình khá giống sâu. Khi chúng bám vào cá thì chúng cắm đầu vào bên dưới da cá, chúng bám rất dai nhờ vào phần phụ trên đầu nhìn giống mỏ neo – giống như tên gọi của chúng vậy. Loài kí sinh này sống trong nước, trước khi chúng trưởng thành thì chúng sẽ bơi tự do và không gây hại đến cá. Khi đến lúc sinh sản, con đực sẽ chết sau khi thụ tinh và con cái sẽ gắn mình lên trên da cá.

Trùng mỏ neo thường có màu xám hoặc trắng. Chúng có thân hình mảnh và thường dài khoảng 1cm. Phần đầu của chúng có hình dạng mỏ neo, bên dưới là thân và hai nhánh “râu” ở dưới thân chính là buồng trứng của chúng.

Trùng mỏ neo là loài kí sinh khá lớn vậy nên dấu hiệu  bạn có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Khi đó bạn sẽ thấy những sợi trắng nhỏ dính trên người cá. Phía cuối chúng có thể có một hoặc hai buồng trứng, nếu bạn không chữa trị kịp thời thì chúng sẽ tiếp tục sinh sản trong bể hoặc ao cá. 

Khi trùng mỏ neo rơi ra khỏi cá thì các vết bám cũ của chúng trên người cá sẽ tạo thành các vết đỏ trầy, nếu để một thời gian có thể cá sẽ bị nhiễm trùng.

Cách chữa trị

Cách chữa trị trùng mỏ neo khá tương tự với trị rận cá. Bạn có thể chữa trị trùng mỏ neo bằng cách gắp, sử dụng thuốc tím hoặc là các loại thuốc trị kí sinh trùng chuyên dụng cho cá. 

Nếu bạn chỉ thấy một vài trùng mỏ neo trên người cá và cá đủ lớn để bạn có thể giữ như cá vàng hoặc các loại cá lớn hơn thì bạn có thể loại bỏ trực tiếp trùng mỏ neo bằng tay. Đầu tiên bạn cần nhẹ nhàng bắt cá ra ngoài. Sau đó bạn làm ướt tay và giữ cá nhẹ nhàng sau đó dùng nhíp, gắp trùng ở phần gần đầu (phần găm vào người cá) và nhẹ nhàng kéo thẳng ra cho đến khi trùng được kéo hoàn toàn ra khỏi người cá. 

Nếu trên người cá bị dính nhiều thì bạn hãy thả lại cá vào bể riêng một lúc rồi tiếp tục đưa ra cá ra ngoài để nhổ tiếp.

Bạn có thể chữa trị trùng mỏ neo bằng cách tắm cá với nước có pha thuốc tím (lazada). Với mỗi 8 lít nước thì bạn pha 0.6g thuốc tím, khuấy đều cho đến khi thuốc tan hoàn toàn. Sau đó bạn nhẹ nhàng thả cá vào trong bể và ngâm cá trong vòng 5 phút. Nếu thấy cá bị stress thì bạn nên vớt cá ra ngay. Sau khi ngâm cá trong nước pha thuốc tím thì bạn hãy ngâm lại cá vào nước sạch vài giây trước khi thả lại bể. 

Để trị trùng mỏ neo bơi trong nước thì bạn hãy sử dụng thuốc trị ký sinh trùng và sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn. Thay nước bể cá đều đặn 10-15% một tuần cũng là cách giúp loại bỏ trùng mỏ neo và giữ cho nước bể luôn trong tình trạng tốt nhất.

3. Đỉa

Các loại kí sinh trùng cá cảnh

Đỉa là loài sống dựa vào máu của vật chủ. Mặc dù đỉa có thể rời khỏi người cá ngay khi chúng hút đủ máu, cá bị mất máu vẫn có thể bị yếu, chết hoặc là vết thương do đỉa bám vào có thể bị nhiễm trùng. Có nhiều loại đỉa trong bể cá, tuy nhiên, một số trong số chúng không phải là loại ký sinh.

Loài đỉa ký sinh phổ biến nhất bạn có thể gặp phải là Đỉa piscicola geometra. Loài đỉa nhìn giống giun này có thể bám vào và hút máu cá , có thể khiến cá dễ bị bệnh và stress. Đỉa trưởng thành dài khoảng 2.5cm, có thân thon và dài. 

Kéo đỉa ra bằng tay có thể khiến cho miệng của đỉa bám mạnh hơn vào da, khi kéo ra sẽ khiến vết bám tệ hơn, gây nguy cơ nhiễm trùng cho cá cao hơn. Cách tốt nhất để kiềm soát đỉa là sử dụng bẫy, chữa trị đỉa bằng thuốc sẽ không có hiệu quả cao. 

Loài đỉa này có tuổi thọ khoảng 30 ngày nến nếu bạn bỏ đói chúng bắt bằng bẫy thì có thể dễ dàng kiểm soát được.

Nếu hồ cá làm ngoài trời của bạn có quá nhiều đỉa này và khá lớn mà bạn không thể tự bắt ra ra được thì đặt bẫy đỉa có thể sẽ là giải pháp tốt.

Để làm bẫy đỉa bạn có thể:

Các loại kí sinh trùng cá cảnh
  • Tìm một chai nhựa, dùng đinh được đốt nóng để đục các lỗ rộng 2-5mm vào thân chai.
  • Bỏ một ít thịt sống vào bên trong, có thể là thịt gà, thịt bỏ, ruột cá,…
  • Buộc dây vào chai, bỏ ít đá vào để chai chìm xuống đáy bể.
  • Kiểm tra vài lần một tuần để bỏ đỉa ra và cho thêm thịt.
  • Lặp lại cho đến khi không phát hiện đỉa nữa.

4. Sán

Các loại kí sinh trùng cá cảnh

Có hai loại sán ký sinh phổ biến trên cá: Sán ký sinh trên da và sán ký sinh trong mang – loại này sẽ khó phát hiện hơn. Sán ký sinh có kích thước rất nhỏ không thể thấy bằng mắt thường, bạn chỉ có thể phát hiện được khi quan sát thấy triệu chứng. 

Một số biểu hiện của việc cá bị sán là: 

  • Cá bị mất vảy
  • Cá bị đốm đỏ
  • Thân cá bị sưng
  • Cá bơi lờ đờ
  • Cá bỏ ăn

Bạn có thể chữa trị sán bằng cách tắm muối cho cá. Bạn hãy sử dụng 30-35 muối biến/ muối tinh (tránh sử dụng muối i ốt) cho mỗi lít nước. Sau đó bạn hãy ngâm cá trong vòng 4-5 phút mỗi ngày. Thực hiện tắm muối cho cá trong vòng 3 ngày và quan sát thêm. 

5. Ichthyophthirius/ đốm trắng

Các loại kí sinh trùng cá cảnh

Bệnh nấm trắng hay còn gọi là bệnh đốm trắng là căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các loại cá nước ngọt. Nguyên nhân gây bệnh nấm trắng là một loài ký sinh – một loài trùng lông với tên khoa học là Ichthyophthirius multifiliis. 

Cá mắc khi mắc bệnh nấm trắng sẽ có những hạt trắng nhỏ li ti với đường kính khoảng 1mm xuất hiện trên thân, vây, mang hoặc thậm chí là ở trên mắt. 

Sau khi chúng ký sinh, phát triển đầy đủ thì loài ký sinh này sẽ rơi ra khỏi người cá, bám trên nền bể hoặc các loại bề mặt khác và sinh sôi. Khi quá trình sinh sôi kết thúc thì từ một con trùng lông sẽ sản sinh thêm hàng trăm con khác. Sau khi được sinh ra thì chúng có thể bơi tự do trong nước trong vòng 2-3 ngày trước khi bám vào vật chủ mới. 

Cách chữa trị

Nếu có thể thì bạn hãy vớt hết cá ra khỏi bể chính và cho vào bể chữa bệnh và không cần lo lắng về việc xử lý nước trong bể chính. Lý do là bởi sau 3 ngày ở nhiệt độ ấm mà không tìm được vật chủ mới thì loài ký sinh này sẽ không thể phát triển và sinh sản. 

Bạn có thể sử dụng bio knock 2 (lazada) – đây là loại chất an toàn cho cá, được sử dụng để trị các loài kí sinh hoặc nấm. 

Khi sử dụng thuốc thì có thể bạn sẽ làm chết vi sinh, cả có lợi lẫn có hại trong bể vậy nên bạn không nên sử dụng lâu dài và cần phải có vi sinh để bổ sung cho bể sau khi chữa trị xong cho cá. 

Cách dùng như sau:

  • Nhỏ một giọt bio knock 2 cho mỗi 10 lít nước. Cho đúng liều lượng thuốc rất quan trọng vậy nên bạn hãy tính thể tích nước trong bể và nhỏ theo liều lượng tương ứng.
  • Sủi oxy liên tục cho cá
  • Quan sát trong vòng 3 ngày, sau đó bạn hãy thay tầm khoảng 25% lượng nước trong bể và loại bỏ phân cá dưới đáy nền bể. 
  • Nếu cá chưa khỏi bệnh thì bạn hãy nhỏ thêm liều lượng tương tự. 
  • Một khi cá đã khỏi bệnh thì bạn có thể di chuyển lại cá về bể chính. Bạn nên đảm bảo đã tách cá ra ngoài trong ít nhất là 4-5 ngày để kí sinh trong bể không tìm được vật chủ và chết hết.

6. Nấm velvet

 Bệnh nấm velvet bị gây ra bởi một loài kí sinh nhỏ tên là Oodinum. Mọi loài cá đều có nguy cơ dính phải căn bệnh này, tuy nhiên cá vàng, betta và ngựa vằn lại dễ bị dính hơn. Đặc điểm nhận dạng của bệnh nấm velvet là trên người cá xuất hiện những đốm vàng hoặc nâu vàng nhỏ, cá bị gầy, bỏ ăn và cụp vây.

Các loại kí sinh trùng cá cảnh

Căn bệnh tuy có thể nhìn rất đẹp nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách trị nấm velvet:

Bạn có thể sử dụng xanh methylen để chữa trị cho cá bị nấm velvet

  • Nếu bạn định cho trực tiếp vào bể cá: Hãy nhỏ một giọt xanh methylen cho mỗi 40 lít nước, tránh nhỏ quá nhiều nếu không vi sinh có lợi trong bể của bạn sẽ chết.
  •  Để tắm cho cá thì bạn hãy nhỏ 10 giọt cho mỗi 5 lít nước và ngâm cá trong đó trong vòng 10-15 phút sau đó từ từ vớt cá ra và thả lại bể chính để chữa trị cho cá bị nấm.
  • Để ngăn không cho trứng cá bị nấm thì bạn hãy nhỏ 1 giọt methylen cho mỗi 10 lít nước. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *