aquasetup

17 loại tép cảnh đẹp dễ nuôi

Mục lục

Các loại tép cảnh

Bể thủy sinh không phải chỉ có cây cảnh, cá. Bạn có thể nuôi thêm các loài sinh vật khác như là ốc, tép hoặc thậm chí là cua thủy sinh. 

Ngoài việc tô điểm thêm cho bể cá, tép cảnh còn giúp cần bằng hệ sinh thái trong bể, giúp xử lý thức ăn thừa, các loại chất thải hữu cơ trong bể. Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến các loài tép bạn có thể nuôi thủy sinh. 

Tép cảnh nước ngọt thường sẽ rơi vào hai chi chính, đó là:

  • Chi Neocaridina: Các loại tép màu như là tép anh đào, tép blue dream,…
  • Chi Caridina: Các loại tép lạnh, tép amano, tép mũi đỏ,…
Các loại tép cảnh

Tép màu thường chỉ có một màu duy nhất và thân trong suốt, đôi khi sẽ có thêm sọc ở trên lưng. Tép lạnh sẽ có màu sắc sặc sỡ, với thân mình có màu sứ bóng hơn, chúng đắt hơn và cũng khó nuôi hơn tép màu. Nếu bạn không chắc tép thuộc loài nào thì bạn có thể tra mạng hoặc là hỏi trực tiếp người bán. 

Dù cho có ngoại hình có nhiều điểm tương đồng nhưng hai loài tép này lại thuộc chi khác nhau và không thể lai được với nhau và có thông số nước nuôi tương đối khác nhau. Các loại tép màu có thể được sinh sản với nhau và các loài tép lạnh cũng tương tự.

Dù cho nước sạch mà thông số nước sai thì điều đó vẫn có thể khiến tép bị stress, bỏ ăn thậm chí có thể chết lai rai. 

Nhìn chung tép màu có khả năng chịu đựng và sống tốt hơn so với tép lạnh do đó bài viết này mình sẽ tập chung vào tép màu hơn, lý do bởi loài tép này phù hợp hơn đối với những người mới nuôi. 

1. Tép anh đào

Các loại tép cảnh

Bắt đầu danh sách này là loài tép phổ biến nhất – tép anh đào. Loài tép này có thể có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm tùy vào chất lượng. Đương nhiên là màu đỏ càng đậm, càng tươi thì tép càng có giá trị. 

Tép màu đỏ đậm còn có tên gọi khác là tép fire red. Tép chất lượng cao sẽ có màu đỏ trên toàn thân và cả ở trên chân. Tép chất lượng thấp hơn chỉ có màu đỏ nhạt trên thân và chân chúng sẽ có màu trắng hoặc chỉ có đốm đỏ. Chúng là loài tép sống khỏe, phù hợp cho những người mới nuôi. Tép dễ sống, dễ sinh sản, không yêu cầu quá cao về nhiệt độ cũng như thông số nước. 

2. Tép blue dream

Các loại tép cảnh

Tép blue dream là một loại tép màu khác bạn có thể cân nhắc nuôi cho bể thủy sinh. Chúng có chế độ chăm sóc tương đồng so với tép anh đào. Tép blue dream có thể sẽ khó giữ gen hơn, tức là đàn con đôi khi có thể khó giống so với bố mẹ hơn. Do đó bạn cần lọc tép nếu muốn nuôi tép sinh sản. 

3. Tép vàng đài

Các loại tép cảnh

Tép vàng đài có màu vàng tươi với sọc vàng đậm chạy dọc trên lưng. Tép vàng đài khó nuôi và sinh sản hơn tép anh đào một tẹo. Ngoài ra, các loài tép này vẫn có chung chế độ chăm sóc. Tép vàng đài cũng khó giữ gen hơn, đàn con của tép anh đào nhiều khi có thể bị mất vạch vàng trên lưng, vậy nên bạn cần lọc tép cẩn thận nếu muốn nuôi tép sinh sản. 

4. Tép vàng thái

Các loại tép cảnh

Tép vàng thái cũng có màu vàng, tuy nhiên màu vàng của chúng sẽ ngả cam hơn so với vàng đài. Tép vàng thái không có sọc vàng chạy trên lưng, thay vào đó, chúng có những mảng vàng sứ trên lưng. Tép vàng thái có giá bán rẻ hơn, tuy nhiên theo mình thì chúng đẹp không kém so với vàng đài. 

5. Tép cam

Các loại tép cảnh

Tép cam là dòng tép màu với màu cam phủ toàn thân. Giống như tép anh đào, chúng là loài tép dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường và có tốc độ sinh sản nhanh. 

6. Tép rili

Các loại tép cảnh

Tép rili là một trong những dòng tép màu mình thích nhất. Chúng có thân mình gồm 3 mảng màu. Phần đầu với đuôi sẽ có màu đỏ, cam hoặc là xanh với phần thân giữa trong suốt. Tép rili được lai, chọn lọc từ tép anh đào. Chúng cũng sống khỏe, dễ thích nghi với môi trường nước bể và dễ sinh sản. 

7. Tép chocolate

Các loại tép cảnh

Tép chocolate giống như tên gọi là loài tép có thân màu nâu đen. Chúng cũng có thể có màu nâu đỏ hoặc nâu tươi hơn tùy vào chất lượng hoặc môi trường sống cũng như là thức ăn. 

8. Tép snowball

Các loại tép cảnh

Tép snowball là dòng tép có màu trắng. Điểm khác biệt giữa chúng và các dòng tép trong bình thường là thân của chúng có màu trắng đục, khi tép ôm trứng thì trứng của chúng cũng có màu trắng (thường thì trứng các loài tép khác sẽ có màu vàng hoặc là xanh). 

9. Tép Bloody Mary

Các loại tép cảnh

Tép bloody mary là dòng tép có màu đỏ đậm và tươi nhất trong tất cả loại tép cảnh. Thay vì có màu đỏ bóng trên vỏ như là fire red, chúng có màu đỏ rượu cả ở trong thân, thân tép sẽ hơi trong suốt. 

10. Tép green jade

Các loại tép cảnh

Tép green jade là loại tép hiếm hơn, mới được lai tạo gần đây. Chúng có màu xanh lá, đôi khi có thể chuyển màu xanh đậm. Khi nuôi tép trên nền đen thì màu sắc của tép sẽ lên đẹp hơn. 

11. Tép loạn màu

Các loại tép cảnh

Tép loạn màu là dòng tép được tạo ra nếu bạn lỡ lai hai loại tép màu khác nhau với nhau. Chúng sẽ tạo ra đàn tép con không thuần chủng và sẽ có màu sắc không đồng nhất. Nếu bạn tiếp tục lai chéo tép màu thì chúng sẽ dần trở về màu nguyên bản của tép – màu nâu. Tép màu là dòng tép rẻ, dễ sống, phù hợp với những người mới nuôi hoặc muốn có độ đa dạng trong bể. 

12. Tép suối đổi màu

Các loại tép cảnh

Tép suối đổi màu là dòng tép được đánh bắt ngoài tự nhiên. Chúng vẫn mang màu sắc nguyên bản của mình, đó là nâu, vàng hoặc đôi khi là xanh. Tép vẫn có những hoa văn sọc trên thân và thường cũng sẽ có sọc chạy dọc trên lưng. Lý do mang tên gọi tép suối đổi màu vì màu sắc của chúng có thể thay đổi rõ rệt, tùy thuộc vào môi trường chúng sống. 

13. Tép mũi đỏ

Các loại tép cảnh

Tép mũi đỏ là loài tép thường được mua để dọn dẹp rêu hại. Chúng là loài cá sống khỏe, bạn có thể nuôi làm cảnh nếu muốn. Tép mũi đỏ, giống như tên gọi có cái mũi dài màu đỏ và lưng cong đặc trưng. 

Chúng có thân hình trong suốt. Tùy vào môi trường và chế độ ăn mà tép mũi đỏ có thể chuyển sang màu hơi xanh hoặc hơi vàng. 

14. Tép amano

Tép amano, còn được gọi là tép yamato, là loài tép có kích cỡ lớn, có khả năng dọn dẹp rêu hại tuyệt vời. Chúng có thân hình trong suốt với các dải nét đứt màu đỏ chạy hai bên người. 

Chúng là loài tép sống khỏe, dễ chăm sóc tuy nhiên khó sinh sản tại bể trong nhà. Lý do là loài tép này cần môi trường nước lợ để có thể đẻ và để tép con có thể phát triển được. 

15. Tép thanh mai

Bạn đang muốn tìm kiếm loài tép giá rẻ, có khả năng ăn rêu hại tuyệt vời? Tép thanh mai sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Loài tép nhỏ bé này không cần chăm sóc nhiều, có thể sống khỏe, chịu được nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau. 

Tép thanh mai có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài tự nhiên, chúng sống tại những con suối nhỏ với nhiều cây cối. 

Tép thanh mai có tên tiếng anh là Racoon Tiger Shrimp.  là một loài thuộc dòng tép tiger, tuy vậy ngoại hình của tép thanh mai sẽ có vài điểm khác biệt so với tép tiger bình thường. Tép tiger thường sẽ có nhiều sọc đen nhỏ (khoảng 7 sọc) chạy dọc trên người. Trong khi đó tép thanh mai chỉ có 4 sọc đen lớn.

Xem thêm: Cách nuôi tép thanh mai

16. Tép tiger

Các loại tép cảnh

Tép tiger là một dòng tép ít được bán tại Việt Nam. Chúng có những sọc đen chạy ngang trên thân, với đầu và đuôi hơi có ánh đỏ. Tép tiger có thể được lai với tép ong để tạo ra dòng tép đẹp, khỏe cũng như đắt hơn với tên gọi là tép tibee. 

17. Tép ong 

Các loại tép cảnh

Tép ong là dòng tép lạnh phổ biến nhất. Chúng có những mảng màu xen kẽ trên người giống như là họa tiết của ong. Tép ong có thể có màu đen hoặc là đỏ. 

Để nuôi được tép ong thì bạn cần phải để ý kỹ đến thông số nước nuôi hơn. Bởi loài này nhạy cảm với môi trường nước hơn so với tép màu. Chúng sẽ không sinh sản nếu có nhiệt độ phù hợp. 

Xem thêm: Cách chăm sóc và sinh sản tép ong. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *