aquasetup

Tổng quan cách chăm sóc cho tép mũi đỏ

Mục lục

Tép mũi đỏ

Bể cá của bạn đang có vấn đề về rêu hại? Không cần phải lo bởi bạn đã có tép mũi đỏ. Tép mũi đỏ là dòng tép giá rẻ thường được mua để xử lý rêu hại. Ngoài chức năng dọn dẹp bể thì bạn hoàn toàn có thể nuôi chúng làm cảnh nếu muốn. 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì dù có giá rẻ nhưng tép mũi đỏ vẫn khó chăm sóc và dễ chết hơn các dòng tép khác như là tép màu, tép amano. 

Tại sao lại vậy? Đáng tiếc thay, tép mũi đỏ là dòng tép nước lợ và chúng cần phải được pha thêm muối vào bể để có thể sống được. 

Khi được nuôi trong bể nước ngọt, dòng tép này sẽ sống một thời gian, sau đó chúng sẽ yếu và chết dần nếu chúng được đánh bắt ngoài tự nhiên tại khu vực nước lợ (tin buồn là đa số tép mũi đỏ trên thị trường hiện nay là được đánh bắt từ nước lợ).  

Chỉ trừ trường hợp duy nhất bạn có thể nuôi được dòng tép này trong nước ngọt là khi chúng được đánh bắt tại khu vực nước ngọt, nơi chúng được làm quen với môi trường nước ngọt từ khi chưa trưởng thành. Hoặc là khi tép mũi đỏ được nuôi sinh sản nhân tạo. 

Vậy nên bạn nên xem xét nuôi các dòng tép khác nếu bạn là người mới nuôi hoặc bạn cần phải nghiên cứu kỹ trước khi nuôi loài tép này. 

Về tép mũi đỏ

Mức độ chăm sócTrung bình khó
Tính cáchHiền lành, ưa hoạt động
Màu sắcTrong suốt với mũi đỏ
Tuổi thọ1.5-2 năm
Kích thước3-4.5 cm
Chế độ ănĂn tạp
Tên khoa họcCaridina gracilirostris
Kích thước bể tối thiểu30 lít
Bể nuôi Có dòng chảy nhẹ và rêu tự nhiên

Tép mũi đỏ là dòng tép cảnh có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Khá tiếc khi mà mình không thấy loài tép này không có nguồn gốc từ Việt Nam trong khi chúng có thể được tìm thấy ở khắp nơi, trải dài từ Ấn Độ cho đến các nước Đông Nam Á. 

Ngoài tự nhiên, chúng chủ yếu sống ở các con sông, suối nước lợ với dòng nước chảy chậm. 

Ngoại hình tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ có ngoại hình đặc biệt, có thể phân biệt được ngay khi so sánh với các dòng tép khác. 

Chúng có phần mũi dài có màu đỏ đặc trưng. Ngoại hình này hơi hơi tương đồng so với dòng tép sula có nguồn gốc từ Indo. 

Ngoài ra tép mũi đỏ còn có đặc điểm ngoại hình đặc trưng khác là chiếc lưng cong cùng với các cặp chân dài. 

Chúng không sặc sỡ, chỉ có màu trong suốt như tép Amano. Tùy vào điều kiện môi trường mà tép mũi đỏ có thể có màu ngả xanh lá hoặc là vàng. 

Tép mũi đỏ có thể đạt kích thước khá lớn, vào khoảng 4.5 cm. 

Tuổi thọ

Tép mũi đỏ có tuổi thọ ngắn giống như các loài tép khác, chỉ vào khoảng 2 năm. 

Tính cách

Tép mũi đỏ là dòng tép hiền lành, có thể chung sống hòa thuận với mọi loài cá hoặc tép khác trong bể thủy sinh. 

Ngoài ra, chúng cũng sẽ không nhát. Khi được nuôi với số lượng lớn thì chúng sẽ rất bạo và sẽ bơi khắp bể để kiếm ăn mà không ngại gì các loài cá khác. 

Cách chăm sóc cho tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ không phải là dòng tép quá dễ nuôi. Để có thể chăm sóc được cho tép thì bạn cần phải có bể đã được cycle đầy đủ và có kích thước đủ lớn. 

Kích thước bể và môi trường nuôi

Để nuôi một đàn tép nhỏ, tầm khoảng 5 con thì bạn cần phải có bể có thể tích tối thiểu vào khoảng 20 lít. 

Nếu bể nhỏ hơn thì thông số nước sẽ rất dễ bị thay đổi nhiều. Tép mũi đỏ là loài khó chăm và nhạy cảm với thay đổi môi trường sống, vậy nên bạn cần phải giữ cho nước ổn định nhất có thể. 

Thông số nước, nước ngọt hay nước mặn?

Thông số nước lý tưởng để nuôi tép mũi đỏ là:

NướcẤm, giàu oxy
Nhiệt độ 24–28°C
Độ pH7.0-8.0
Độ cứng80-250 ppm
Lọctép mũi đỏ nhạy cảm với chất lượng nước vậy nên bạn cần phải chọn bộ lọc đủ lớn cho bể
Sủi oxyKhông cần thiết nếu bể cá đủ lớn

Có một điều không nhiều người biết đó là môi trường sống tự nhiên của tép mũi đỏ chủ yếu là môi trường nước lợ. 

Đương nhiên là tép mũi đỏ vẫn có thể được tìm thấy ở nước ngọt nhưng chỉ một phần nhỏ là vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có thể sống ở cả hai môi trường. 

Tép mũi đỏ có thể thích nghi với môi trường sống rất tốt khi chúng đang trong giai đoạn phát triển sau khi nở. 

Một khi chúng đã thích nghi với việc sống trong nước mặn hoặc nước ngọt thì sẽ rất khó để chúng sống được ở môi trường còn lại mà không bị giảm tuổi thọ hoặc bị nhạy cảm hơn với nước. 

Đây là lý do phổ biến nhất khiến cho chúng là loài khó nuôi trong bể nước ngọt. Nhiều người khi nuôi tép mũi đỏ không hiểu làm sao chúng chết từng con một sau khi được nuôi một thời gian. Nguyên nhân chính là loài tép bạn mua đã được đánh bắt và vận chuyển từ khu vực nước lợ. 

Vậy nên bạn vẫn có thể nuôi được tép mũi đỏ trong nước ngọt, tuy nhiên điều này là hên xui bởi bạn khó có thể biết được nguồn gốc chúng được đánh bắt là từ đâu. Tép cũng có thể làm quen được với môi trường mới nhưng mà chỉ có một lượng nhỏ tép làm được và tuổi thọ của chúng từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Tép mũi đỏ ăn gì?

Giống như các dòng tép khác, tép mũi đỏ là loài ăn tạp. Chúng sẽ ăn mọi thứ, bất kể thứ gì và sẽ không kén chọn. 

Trong bể cá thì chúng sẽ có thể ăn rêu hại, màng sinh học, tảo, thức ăn thừa cho cá, cây thủy sinh, ốc cá chết, vv,… 

Để tép có thể khỏe mạnh thì bạn nên có nguồn rêu tự nhiên cho chúng ăn. Khi hết rêu thì bạn cần phải bổ sung thêm cho tép mũi đỏ thức ăn chuyên dụng cho tép hoặc các loại hoa quả luộc như là dưa chuột, rau cải,…

Nuôi tép mũi đỏ chung với cá gì?

Tép mũi đỏ chỉ nên được nuôi chung cùng với các loài cá nhỏ, hiền lành, có thể kể đến là:

  • Cá bảy màu
  • Cá mún
  • Cá neon
  • Cá sọc ngựa
  • Cá chuột

Nếu bạn có ý định nuôi tép trong bể nước lợ thì bạn có thể cân nhắc nuôi chung chúng với cá bình tích – loài cá sống khỏe có thể sống được cả ở môi trường nước ngọt cũng như là nước lợ. 

Cách phân biệt giới tính tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ cái và đực nhìn sẽ khá tương đồng vậy nên đôi khi bạn có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giới tính của chúng. Nếu bạn muốn mua một đàn tép có cả đực cả cái thì bạn cứ mua một nhóm nhỏ khoảng 6-10 con là được. Trong đó gần như chắc chắn sẽ có ít nhất một tép đực và một tép cái. 

Trong trường hợp bạn muốn phân biệt kỹ hơn thì bạn có thể để ý đến kích thước và bụng của tép. 

Tép cái sẽ thường lớn hơn và có bụng tròn hơn, có hình vòng cung hơn tép đực để có thể mang và bảo vệ trứng. 

Tép đực mặt khác sẽ nhỏ và có bụng thẳng hơn. 

Nuôi tép mũi đỏ sinh sản

Tép mũi đỏ sẽ không thể sinh sản được trong môi trường nước ngọt. Tép vẫn có thể mang trứng. Tuy nhiên, nếu vẫn được nuôi trong bể nước ngọt thì chúng sẽ có thể xả bỏ trứng hoặc chúng có đẻ nhưng mà ấu trùng của tép sẽ chết nhanh chóng sau đó. 

Trước khi sinh sản

Trước khi sinh sản tép mũi đỏ thì bạn cần phải chuẩn bị bể nước mặn trước để nuôi ấu trùng tép mũi đỏ

  • Pha muối cho bể để nước có độ mặn vào khoảng 15 ppt (pha 15g muối cho 1 lít nước)
  • Thêm sủi lọc vi sinh để muối có thể tan hết
  • Bật đèn 24/24 trong vòng 1 tuần để rêu có thể mọc
  • Khi nước bốc hơi bớt bạn nên thêm nước lọc R/O để bù lại

Tép mũi đỏ sinh sản như thế nào ?

Khi tép mũi đỏ đạt độ tuổi trưởng thành, chúng sẽ tự giao phối, mang trứng mà không cần bạn phải can thiệp. 

Tép cái sau khi lột vỏ sẽ trốn, giải phóng pheromone vào nước. Tép đực sẽ đi tìm con cái để ghép cặp, thụ tinh cho trứng. Sau đó tép cái sẽ mang trứng trong khoảng 3-5 tuần cho đến khi ấu trùng tép phát triển hết. 

Khi tép mang trứng vào tuần thứ 3, bạn cho tép vào bể 3 lít nước ngọt với sủi oxy nhẹ. Khi đó tép cái sẽ xả hết trứng trước khi nở. Sau đó bạn hãy tách tép mẹ ra và tiếp tục sủi để cung cấp oxy cho trứng và ngăn trứng bị nấm. 

Trứng sẽ nở sau khoảng hai tuần. 

Hoặc bạn cũng có thể cho tép mang trứng vào trong bể nước lợ bằng cách cho chúng làm quen dần dần với bể nước lợ mới. 

Nuôi ấu trùng tép mũi đỏ

Không giống như các loài tép màu hay tép lạnh khác, tép con mới nở sẽ có ngoại hình giống tép trưởng thành, chỉ bé hơn mà thôi. Tép mũi đỏ mới đẻ ra sẽ có dạng ấu trùng, trải qua vài lần lột xác chúng mới có thể có ngoại hình tương tự như tép trưởng thành. 

Khi nuôi ấu trùng tép, bạn có thể cho chúng ăn các loại rêu tảo có sẵn trong bể, kèm với viên tảo xoắn hoặc thức ăn cho cá nghiền. 

Tép mũi đỏ có thể được cho làm quen dần với nước ngọt sau khoảng 3 tháng sau khi nở. 

Khi tép đạt 3 tháng tuổi bạn hãy dần dần thêm nước ngọt vào trong bể, mỗi lần thêm hoặc thay 25% lượng nước ngọt trong bể. Sau mỗi lần thay bạn hãy đợi khoảng vài tiếng để có thể thực hiện thay tiếp. 

Kết lại: bạn có nên nuôi tép mũi đỏ không?

Nếu bạn là người mới nuôi thì mình nghĩ bạn không nên nuôi tép mũi đỏ bởi chúng nhạy cảm với nước và có thể sẽ cần phải có nước lợ để sống. Nếu bạn chỉ định tìm cho mình loài tép ăn rêu thì bạn có thể cân nhắc nuôi tép amano, tép thanh mai hoặc là tép loạn màu. 

Nếu bạn vẫn muốn thử thách bản thân thì bạn có thể cân nhắc nuôi tép mũi đỏ – loài tép nước lợ kì lạ này. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *