Bể thủy sinh không chỉ là trồng cây thủy sinh và nuôi cá mà còn là tạo bố cục cho bể. Bố cục có thể được tạo bằng cách gắn các loại lũa, đá với nhau, có thể là mô phỏng lại thiên nhiên hoặc một khu vực tự nhiên cụ thể nào đó.
Để có thể tạo được bố cục thì bạn cần phải sử dụng keo và gắn các tảng đá thủy sinh lại với nhau.
Tuy vậy, không phải loại keo nào cũng an toàn để sử dụng. Sử dụng sai loại keo có thể khiến nước bể bị độc và dẫn đến tình trạng chết cá.
Trong bài này mình sẽ liệt kê các loại keo dán an toàn có thể dùng để dính đá, ưu nhược điểm mỗi loại và cách dán đá thủy sinh.
Các loại keo dán an toàn cho bể thủy sinh
Để tạo bố cục cho bể thủy sinh thì bạn không thể không sử dụng keo dán được. Tùy vào mỗi loại keo mà cách sử dụng chúng có thể khác nhau. Nhưng liệu bạn có thể sử dụng loại keo nào cũng được? Không phải loại keo nào cũng có thể sử dụng để dán đá thủy sinh, bạn chỉ nên sử dụng những loại keo như:
- Keo epoxy: Keo epoxy có thể giúp tạo mối dán bể, chống thấm, phù hợp để dán đá thủy sinh. Tuy nhiên, keo epoxy sẽ lâu khô, có thể mất tới 24 tiếng để khô hoàn toàn.
- Keo Cyanoacrylate (keo 502 và một số loại keo thủy sinh chuyên dụng khác): Đây là loại keo khô nhanh, tạo mối dán cứng chỉ trong vòng vài giây. Loại keo này phù hợp để dán các loại đá nhỏ và dán cây vào lũa. Tuy nhiên không quá phù hợp để dán đá lớn bởi keo không đủ khỏe để giữ đá lại với nhau.
- Keo silicon: Keo silicon là loại keo dẻo, chống nước, có thể tạo mối dính chắc, bền. Loại keo này phù hợp để dính các loại đá lớn. Tuy nhiên để dán đá nhỏ hoặc cây thủy sinh thì sẽ khó hơn.
Khi chọn loại keo an toàn để dán đá thủy sinh thì đầu tiên bạn phải cân nhắc đến kích thước và cân nặng của đá, loại bố cục bạn muốn làm.
Nếu bạn chỉ định dính đá nhỏ thì bạn có thể sử dụng keo 502 kết hợp với bông để dán. Nếu bạn muốn dán đá to hơn thì bạn có thể sử dụng keo nến. Trong trường hợp bạn muốn dán rêu hoặc cây thủy sinh thì bạn nên sử dụng keo dán thủy sinh chuyên dụng.
Lưu ý rằng keo 502 là loại keo nguy hiểm, vậy nên bạn cần cẩn thận khi dùng. Để đảm bảo an toàn thì bạn chỉ nên dùng keo 502 lên bề mặt trơn, khô và tránh để keo dính lên da cũng như là hít quá nhiều hơi keo.
Cách để dán đá thủy sinh
Để dán đá thủy sinh thì bạn hãy làm theo các bước sau:
- Chuẩn bị đá trước khi dán: Trước khi dán đá thì bạn cần phải cọ sạch chúng đã. Để cọ đá thì bạn cần phải rửa sạch đá và dùng bàn chải để cọ hết bụi, cát, đất hoặc rêu dính trên bề mặt. Sau đó bạn cần phải để đá khô hoàn toàn trước khi dán.
- Nếu bạn sử dụng keo 502 để dán đá thì bạn hãy nhét một ít bông giữa hai tảng đá sau đó bơm một ít keo vào, sao đó giữ nguyên để lớp bông cùng keo khô lại.
- Đối với keo nến thì dễ hơn, bạn chỉ cần giữ hai tảng đá và bơm keo vào giữa. Khi keo đang khô thì bạn có thể rắc một ít cát hoặc vụn đá nhỏ lên bên trên để che đi lớp dán keo.
- Lặp lại các bước cho đến khi tạo được bố cục mong muốn.
Mẹo để tạo bố cục một cách tự nhiên cho bể
Để tạo bố cục cho bể thì bạn không chỉ phải tạo chúng chắc mà còn cần phải tạo dáng đá tự nhiên nhất có thể. Để làm thế thì bạn cần phải:
- Tạo bố cục từ đá với kích thước khác nhau: Dùng đá với kích thước khác nhau để dán sẽ tạo được bố cục nhìn tự nhiên hơn.
- Dùng cây thủy sinh để bổ sung thêm cho đá: Cây thủy sinh gắn đá là lựa chọn không thể thiếu nếu bạn muốn trang trí thêm cho bố cục bể.
- Vẽ phác hoặc tham khảo bố cục trước trên mạng: Hiện nay có nhiều loại bố cục khác nhau như là bố cục tam giác, bố cục hang, bố cục rừng. Vậy nên trước khi dán đá bạn cần phải hình dung được hình dạng sản phẩm cuối cùng trước đã.
Các sai lầm phổ biến khi dán đá thủy sinh
Dưới là các sai lầm bạn có thể làm phải trong quá trình dán đá thủy sinh:
- Không cọ sạch đá: Đôi khi cát, đá hoặc rêu còn bám lại trên đá có thể ảnh hưởng đến mối dán.
- Dùng quá nhiều keo: Dùng quá nhiều keo có thể làm xấu bố cục, đôi khi bạn cũng có thể bị dính keo khắp nơi, lên tay hoặc quần áo. Vậy nên bạn cần phải đặc biệt cẩn thận khi dùng keo để dán cá.
- Không để keo khô hoàn toàn: Có một số loại keo khi khô sẽ không độc đối với bể cá. Tuy nhiên, chúng có thể nhả độc vào bể nếu bạn cho đá vào bể khi keo chưa kịp khô.
Kết lại
Dán đá với nhau là quá trình không thể thiếu thiếu khi bạn muốn tạo bố cục thủy sinh. Để dán đá thì bạn có thể sử dụng nhiều loại keo khác nhau như là keo 502, keo thủy sinh chuyên dụng, keo epoxy hoặc keo nến silicon.
Đối với mỗi loại keo thì sẽ có cách dùng và lưu ý nhất định. Khi sử dụng keo 502 thì bạn cần phải có vật dính trung gian như là bông để liên kết hai tảng đá lại. Còn với keo nến thì dễ hơn, bạn chỉ cần bóp, dính hai tảng đá và đợi chúng khô là được.