aquasetup

Cách sử dụng keo 502 để gắn cây thủy sinh

Mục lục

Keo 502 gắn cây thủy sinh

Một số loại cây thủy sinh là cây gắn đá, lũa và không thể vùi gốc xuống dưới nền được. Khi gắn cây bạn có 2 lựa chọn đó là dùng chỉ, cước để buộc cây vào, hai là sử dụng keo để gắn. Với những người không quen làm thì dùng keo là các đơn giản cũng như là nhanh, tiện hơn. 

Thông thường thì bạn nên sử dụng keo thủy sinh chuyên dụng bởi keo sẽ dễ dính trên bề mặt ướt, không làm tổn hại đến cây cũng như là an toàn cho người dùng. 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Tuy nhiên, nếu bạn đang có keo 502 thì bạn vẫn có thể sử dụng nhưng bạn cần lưu ý một số điểm. Keo 502 chỉ nên dùng khi dán đá, cây, lũa khô. Khi dùng keo 502 để gắn cây thủy sinh bạn cũng nên tránh hít quá nhiều hơi bay ra từ keo và tránh để keo dính vào tay, bởi khi khô keo sẽ rất nóng và có thể gây bỏng tay. 

Trước mình cũng có làm bể và dùng keo 502 để dán đá và lỡ làm đổ ra ngón tay, hậu quả thì như bên dưới đây :D. 

Keo 502 gắn cây thủy sinh
Ngón tay mình bị bỏng khi bị lỡ đổ keo 502 lên

Keo 502 có an toàn cho bể thủy sinh không?

Keo 502 có chứa nhiều thành phần như là Cyanoacrylate, Methylene Chloride, Ethyl acetate, Cyclohexane. Các chất này có thể có độc và gây hại nếu bạn hít phải hoặc bị dính lên da, mắt,… khi chưa khô hoặc khi nuốt. 

Nhưng các thành phần này chỉ gây hại cho cá hay bể thủy sinh khi chúng chưa khô. Một khi keo đã khô thì các thành phần trong keo sẽ gắn chặt lại với nhau, trở thành vật liệu thô và không nhả độc vào trong nước. 

Thành phần chính của keo 502 cũng như nhiều loại keo khác là Cyanoacrylate. Đây là hợp chất hóa học gồm cyanide và acrylate. Acrylate là nhóm ete, este và muối của axit acrylic, tạo nên mùi đặc trưng của keo. Mùi này sẽ bay mất khi keo khô. 

Bạn chỉ nên sử dụng keo 502 trên bề mặt khô, không có nước và chỉ nên cho keo vào trong bể cá khi chúng đã khô hoàn toàn, tránh việc keo nhả độc vào trong nước. 

Cách sử dụng keo 502 để gắn cây thủy sinh

Keo 502 gắn cây thủy sinh

Dưới đây là cách để bạn có thể dùng keo 502 để gắn cây thủy sinh vào lũa/đá:

1. Lấy đá ra khỏi bể cá: Bạn không thể dùng keo 502 để gắn cây vào đá khi đá vẫn ở trong bể được. Nếu đá đã ở ngoài sẵn thì bạn hãy lựa trước khu vực để gắn sau đó cắt phần đầu của lọ keo 502. Thông thường keo 502 cũng sẽ bán kèm ống nhỏ gắn trên đầu để kiểm soát lượng keo nhỏ ra dễ hơn. 

2. Lau khô đá/lũa:  Keo 502 có chứa Cyanoacrylate vậy nên sẽ khô rất nhanh khi tiếp xúc với nước. Nếu có nước trên đá/ lũa thì keo cũng có thể cũng sẽ khó bám vào bề mặt hơn. Lưu ý rằng keo 502 sẽ bám tốt hơn vào bề mặt nhẵn. Vậy nên nếu bạn có các loại đá xốp như là đá nham thạch hoặc là các loại gỗ sần sùi thì bạn có thể cân nhắc sử dụng keo nến silicon. 

3. Lau khô phần rễ cây: Dùng khăn hoặc là giấy ăn để thấm nước, nhẹ nhàng lau sạch phần rễ cây, tránh bóp quá mạnh và làm phần rễ bị hư hại. 

4. Bóp keo lên đá và rễ cây: Trước khi bóp keo thì bạn cũng nên lau khô tay, bạn chỉ nên nhỏ 1,2 giọt lên đá và rễ cây là đủ. Sau khi bóp thì bạn cần nhanh chóng dính cây vào đá bởi keo 502 sẽ khô rất nhanh. 

5. Giữ cây và đá trong vòng 20 giây: Trong khi đợi keo khô thì bạn cần giữ chặt cây với đá/ lũa. 

6. Nhẹ nhàng đặt đá/ lũa vào trong bể: Sau khi chắc chắn keo đã khô hoàn toàn thì bạn có thể nhẹ nhàng xếp lại đá và lũa vào trong bể. 

Keo 502 cũng có thể dùng để gắn đá, lũa hoặc dùng để sửa các loại đồ trang trí trong bể. Nếu bạn muốn dùng keo 502 để tạo bố cục đá thì cách làm cũng tương tự như khi gắn cây. Tuy nhiên, để keo có thể dính hai tảng đá với nhau bạn cần đặt một ít bông ở giữa khe đá và nhỏ keo vào đó. 

Bông sẽ đóng vai trò là chất trung gian để bám vào bề mặt đã và dính hai tảng đá lại với nhau. Khi đợi bông và keo khô, bạn cần phải giữ chặt hai hòn đá với nhau. 

Kết lại

Keo 502 dù chứa nhiều chất độc, có thể gây hại nếu bạn hít, nuốt phải hoặc dính keo vào mắt, da,… Tuy nhiên, khi khô thì các hợp chất trong keo sẽ gắn chặt với nhau và sẽ không nhả độc vào môi trường xung quanh, vậy nên bạn có thể sử dụng keo 502 để gắn các thứ trong bể thủy sinh. 

Để có thể dùng keo 502 thì bạn cần phải đảm bảo mọi thứ phải khô bởi keo sẽ dính rất nhanh nếu có tiếp xúc với nước. Ngoài ra, để gắn các bề mặt lớn với nhau như là gắn đá, lũa các loại thì bạn có thể nhét thêm một lớp bông vào giữa để tạo chất kết dính trung gian. 

Cuối cùng, keo 502 khi khô sẽ rất nóng. Khi sử dụng thì bạn có lẽ sẽ khó tránh khỏi việc bị dính một ít keo lên da, tuy vậy bạn nên tránh bị dính quá nhiều. Khi keo bị dính vào da thì bạn hãy ngâm tay vào nước với nước pha xa phòng một lúc để keo ngấm nước và từ từ bong ra. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

2 bình luận

    1. Mọi loại keo như có thành phần chính là cyanoacrylate như keo 502 thì dùng an toàn cho tép bạn nha. Mình từng thử dùng và tép vẫn đẻ ầm ầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *