aquasetup

Cá phượng hoàng có dữ, ăn tép và cá con không?

Mục lục

Cá phượng hoàng có ăn tép và cá con không

Cá phượng hoàng là dòng cá sặc sỡ, nhiều màu sắc, thuộc họ cá cichlid (họ cá rô phi). Hầu hết cá cichlid đều khá hung dữ, có thể kể đến là cá oscar, cá két panda, cá ali,… Vậy còn cá phượng hoàng thì sao?

Cá phượng hoàng có dữ, ăn tép và cá con không?

Giống như các loại cá cichlid khác, cá phượng hoàng đôi khi có thể hơi dữ nếu được nuôi trong bể cá quá nhỏ hoặc khi chúng đang chăm sóc cho trứng. Tuy vậy, cá phượng hoàng có thể được coi là loài cá tương đối hiền lành và được nhiều người lựa chọn để nuôi trong bể cá cộng đồng với các loài cá cùng kích cỡ. 

Chúng thường sẽ không ăn các loài tép lớn như là tép amano hoặc tép màu/ tép lạnh trưởng thành

Nếu tép vừa miệng chúng thì đó lại là câu chuyện khác. Cá phượng hoàng và mọi loài cá khác sẽ ăn tép nếu chúng vừa miệng. Cá con cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. 

Vậy nên nếu bạn vẫn muốn nuôi chung cá phượng hoàng cùng với tép và cá con thì bạn phải cung cấp cho chúng nhiều chỗ trốn nhất có thể để giúp tép và cá trốn khỏi cá phượng hoàng. 

Xem thêm: Các loại cá có thể nuôi chung với cá phượng hoàng

Cách để giúp tép không bị cá phượng hoàng ăn thịt 

Cá phượng hoàng không phải là loài cá săn mồi, tuy vậy chúng vẫn có thể ăn mọi loại cá và tép nếu vừa miệng chúng. Vậy nên nếu cá phượng hoàng phát hiện một chú tép bé bơi xung quanh thì khả năng cao là tép sẽ nhanh chóng bị ăn thịt. 

Nhưng vấn đề là bể chỉ nuôi cá thì rất nhàm chán vậy nên nhiều người sẽ muốn nuôi thêm tép để có thể bổ sung thêm sự đa dạng. Nếu bạn không muốn tép của mình bị cá ăn hết thì bạn có thể sử dụng các biện pháp sau:

Cung cấp cho chúng nhiều chỗ trốn

Nếu bể cá có nhiều chỗ trốn thì tép sẽ có thể dễ dàng trốn khỏi các loài lớn hơn. Tép, cá nhỏ hoặc cá con thích trốn dưới lá cây và các đồ vật trang trí (link lazada), đặc biệt là khi trong bể có những con cá lớn. 

Xem thêm: Những loại rong thủy sinh cho bể của bạn

Bạn có thể tạo chỗ trốn cho cá bằng cách trồng nhiều cây, rêu, thêm lũa đá hoặc các đồ vật trang trí vào bên trong bể. 

Cho cá phượng hoàng ăn đầy đủ 

Nếu bạn cho cá ăn no với chế độ ăn tầm 2-3 lần một ngày thì chúng sẽ ít phải đi xung quanh bể tìm kiếm đồ ăn và cùng ít tấn công tép hơn. 

Mặc dù vậy chúng vẫn có thể ăn tép nếu tép ở quá gần chúng và tép quá bé kể cả khi chúng không đói. 

Giảm cường độ sáng đèn 

Nếu bạn có một chiếc bể cá lớn thì bạn nên tạo những khu vực tối, nhận ít ánh sáng và được cây cối che để tạo khu vực riêng cho tép. Cá phượng hoàng sẽ ít đi vào các khu vực đó hơn. 

Nuôi các loại tép lớn

Nếu bạn chỉ chọn các loại tép lớn để nuôi thì bạn sẽ ngăn chặn hoàn toàn việc tép bị cá ăn thịt.

Nếu tép không vừa miệng cá phượng hoàng thì cá sẽ để yên cho chúng, đơn giản vậy thôi. Bạn có thể nuôi tép Amano, tép trưởng thành hoặc tôm vợt Châu Á.

Các loài cây tạo chỗ trú ẩn tốt cho tép

Dưới là các loại cây phổ biến hay được sử dụng để tạo chỗ trú ẩn cho tép và cá con bạn có thể cân nhắc mua và trồng:

Rêu java

Rêu java, hay còn gọi là rêu cá đẻ là loại cây tuyệt vời để cung cấp chỗ trốn cho tép và cá. 

Theo kinh nghiệm của mình thì chúng là loài rêu mọc nhanh và phát triển rộng hơn so với các loại rêu khác. 

Khi rêu phát triển, chúng sẽ mọc thành các bụi lớn, tạo chỗ trốn hoàn hảo cho tép bé và cá con, ngăn không cho cá phượng hoàng tiếp cận. 

Xem giá và mua rêu java (link lazada)

Rong la hán

Rong la hán hoặc các loại rong khác như rong đuôi chồn hoặc rong đuôi chó có thể được trồng trực tiếp bằng cách cắm cây xuống nền hoặc thả nổi trong nước. 

Chúng là loại cây phát triển nhanh, các tán cây xòe rộng của rong có thể tạo được chỗ trú ẩn cho cá và tép. 

Xem giá và mua rong la hán (link lazada)

Cỏ thìa

Nếu bạn đang muốn tìm một loại cây trồng nền mọc cao thành bụi thì bạn không thể bỏ qua cỏ thìa. Chúng là loại cây mọc nhanh và vô cùng khỏe, nhược điểm duy nhất của loại cây này có lẽ chỉ là chúng mọc quá khỏe và bộ rễ phát triển quá nhanh, có thể hút hết chất dinh dưỡng từ đất của các loài cây khác. 

Ngoài ra nếu bạn muốn một loại cây đơn giản có thể giúp che chắn cho tép con thì bạn có thể trồng cỏ thìa dưới nền. 

Xem giá và mua cỏ thìa (lazada)

Cây thủy cúc

Cây thủy cúc là loài cây cắt cắm tốt với bộ lá mọc to và dày, có thể dễ dàng mọc lan khắp bể nếu được cung cấp dinh dưỡng và ánh sáng tốt. 

Xem giá và mua thủy cúc (link lazada)

Các loại cây cắt cắm khác

Ngoài các loại cây kể trên bạn có thể cân nhắc trồng mọi loài cây cắt cắm bạn muốn, ví dụ như hồ liễu cao, vảy ốc, thủy cúc,… 

Các loại cây cắt cắm có đặc điểm là chúng mọc phát triển rất nhanh, cao hoặc lan rộng, có thể tạo được chỗ trốn tốt cho tép và cá con. 

Kết lại

Cá phượng hoàng có thể được coi là loài cá hiền lành, có thể sống cùng các loại cá hiền lành cùng kích cỡ khác. Tuy nhiên, giống như hầu hết loại cá khác chúng sẽ ăn bất kì loại tép hoặc cá nào vừa miệng chúng. Nếu bạn muốn cá phượng hoàng và tép với cá con có thể cùng sống trong cùng một bể thì bạn phải cung cấp cho chúng nhiều chỗ trốn, cho cá ăn đầy đủ, tạo những khu vực tối ở trong bể. 

Xem thêm: Các loại cá có thể nuôi chung với tép cảnh

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *