aquasetup

Xử lý cát và sỏi trước khi cho vào bể cá

Mục lục

Khi bạn mua cát hoặc sỏi cho bể cá, nếu bạn không muốn tốn thời gian lọc bể để xử lý đám bụi mù do cát tạo ra trong bể thì bạn nên rửa chúng trước. Trường hợp đặc biệt duy nhất bạn không nên rửa là đó là cát sống (cho bể nước mặn), cát sống là cát lấy từ đại dương với tất cả các sinh vật đa dạng sống trong cát ở vẫn còn trong nó. Do đó, khi rửa cát sống sẽ làm trôi mất vi sinh có lợi cho bể cá.

Kể cả khi bạn rửa cát và cho vào bể cá rồi thì quá trình đó vẫn chưa kết thúc . Qua thời gian, các chất bẩn, rác thải hữu cơ từ cá và cây, thức ăn thừa sẽ lắng lại qua thời gian. Để giữ cho bể của bạn luôn sạch đẹp thì bạn phải dọn dẹp bể thường xuyên, công việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sở hữu một bộ dụng cụ thay nước cho bể.

Bạn có thể rửa cát hoặc đá dùng vòi nước hoặc vòi xịt, các bước cơ bản sẽ như sau:

  1. Cắt túi cát/đá, đổ đầy ⅓ xô nước
  2. Đặt xô nước dưới vòi nước lớn. Mở vòi nước mạnh xuống xô để chúng bắn vào cát
  3. Cho tay vào xô và đảo qua cát/đá, khi xô đã gần đầy, tắt nước đi rồi tiếp tục đảo rồi sau đó đổ phần nước đục đi (cẩn thận không đổ mất cá hoặc đá).
  4. Lặp lại quá trình đó, có lẽ bạn phải làm vậy đến 10 lần trước khi cát/đá sạch hoàn toàn và nước sau khi rửa có thể trong.
  5. Đổ ráo nước nhất có thể trong khi tránh đổ mất cát/đá rồi cho chúng vào một bể cá trống hoặc một chậu có diện tích lớn.
  6. Để cát/đá khô trong 24 giờ trước khi cho vào bể cá.

Cách rửa cát và đá trong bể cá

Xử lý cát và sỏi trước khi cho vào bể cá

Sử dụng syphon hút cắn

Dụng cụ cần thiết:

  • Bộ dụng cụ hút cặn bể
  • Xô nước

Khi sử dụng syphon để dọn bể thì bạn cũng nên thay nước luôn. Khi hút thì bạn sẽ hút luôn cả nước cùng với cặn đáy sau khi xử lý xong. Bạn có thể mua loại hút cặn có hút tay để giúp hút nước từ bể cho xuống xô nước. Hoặc bạn có thể làm theo cách truyền thống là hút miệng ở một đầu, đầu kia để trong bể cá cho tới khi nước chảy xuống xô, lưu ý để xô ở độ cao thấp hơn bể cá.

Một khi nước đã được hút, di chuyển đầu to của ống quanh bề mặt của nền dưới bể. Cát, phân nền bể sẽ được hút lên trên khoảng vài cm, do tạp chất nhẹ hơn nên nó sẽ được hút lên cùng với nước để đi ra xô. Di chuyển từ từ ống hút nước ra xa khỏi nền sẽ làm phân nền hoặc cát rơi xuống.

Bạn có thể điều chỉnh độ mạnh yếu của lực hút bằng van có sẵn trong một số bộ dụng cụ dọn bể. 

Điều cần làm nhất là bạn tìm được lực hút vừa đủ để có thể vừa hút được cặn bẩn đồng thời không hút và làm xáo trộn nền quá nhiều. Một ít cát có thể bị hút mất trong quá trình này và đó là điều bình thường. Một khi bạn đã tìm được lực hút phù hợp, lặp lại quá trình đưa ống lên và xuống xung quanh bể để dọn sạch toàn bộ nền bể cá.

Lưu ý là bạn không nên thay quá nhiều nước. Thông thường mà nói, bạn không bao giờ nên thay nhiều hơn 50% lượng nước trong bể. Bạn có thể không thể dọn sạch toàn bộ lượng cặn dưới đáy bể mà không hút quá nhiều nước. Trong trường hợp này, hãy đổ đầy lại bể với nước sạch và lặp lại quá trình trong vòng 5-7 ngày. 

Khuấy cặn

Nếu bạn không có bộ dụng cụ dọn đáy bể, bạn có thể khuấy cặn định kỳ để loại bỏ tạp chất Bạn có thể dùng tay hoặc cái cạo rêu hoặc một cái gậy dài cũng được, nhẹ nhàng đảo đều bề mặt nền để bụi bay lên, điều này sẽ khiến lọc bể cá hút được những tạp chất đó. Cách này không hiệu quả bằng hút cặn nhưng vẫn tốt hơn là không làm gì. Bạn chỉ nên đảo một vùng nhỏ một lần để tránh làm nước bể bị đục hoặc giải phóng chất gây hại.

Nuôi các loài sục đáy

Nhiều loại cá có thể giúp làm đáy bể của bạn sạch như các loài chạch hoặc cá chuột. Chúng sẽ liên tục sục cát để tìm kiếm thức ăn, việc này đồng thời cũng giúp tránh lắng đọng cặn dưới đáy bể.

Tip hữu ích

  • Nền mỏng sẽ dễ dọn dẹp hơn. Nền mỏng sẽ không bị đọng nhiều cặn và việc hút cặn sẽ trở nên dễ dàng. Độ cao khuyến cáo cho hầu hết bể cá là từ 2-5cm, nếu bể trồng nhiều cây thì bạn có thể cân nhắc làm lớp nền dày hơn.
  • Nếu có thể nhấc đá gỗ, cây giả lên thì bạn hãy làm vậy, việc hút cặn sau đó sẽ dễ dàng hơn nhiều. Qua thời gian bụi bẩn và rác hữu cơ cũng lắng bên dưới đá hoặc đồ trang trí trong bể.
  • Bạn không nên rửa cát sống trước khi cho vào trong bể để tránh làm mất các vi sinh hữu ích.
  • Trước khi thay lại nước cho bể, tốt nhất là dùng nước đã được khử clo và để ý đến chênh lệch nhiệt độ phòng trường hợp cá bị sốc nước. 
  • Không nên hút qua nhiều nước trong một lần lọc, tối đa một lần thay là 50% lượng nước trong bể.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *