aquasetup

Tổng quan về cá ngân long: giá thành, cách chăm sóc và sinh sản

Mục lục

Cá ngân long

Nếu bạn đang tìm hiểu về cá rồng thì bạn ắt hẳn cũng đã biết đến cá ngân long. Khác với các dòng cá rồng Châu Á khác (các loài cá rồng có vây đuôi lớn hơn và có nhiều màu sắc hơn), cá ngân long có có nguồn gốc từ Châu Á. Thay vì đó chúng sống ở khu vực sông Amazon, Essequibo và sông Oyapock nằm ở Châu Mỹ. 

Xem thêm: Các dòng cá rồng phổ biến hiện nay

Giá bán cá ngân long

Cá ngân long là dòng cá rồng rẻ nhất và đồng thời cũng là dòng cá đắt nhất. Tuy rằng cá rồng châu á thuộc dòng cá rồng đắt nhất, nhưng danh hiệu loài cá rồng đắt nhất lại thuộc về cá rồng bạch kim (platinum arowana) – loài cá rồng đến từ Nam Mỹ. Cá rồng bạch kim là loài cá được lai tạo, chọn lọc từ loài cá ngân long. 

Giá bán kỷ lục của cá ngân long bạch kim này được ghi nhận là khoảng hơn 9 tỷ đồng, với giá trị trung bình rơi vào khoảng 100 triệu cho đến 300 triệu. 

Tuy nhiên, ngân long bình thường lại tương đối rẻ, bạn có thể dễ dàng mua được ngân long chưa trưởng thành với mức giá khoảng 150.000-300.000 một con. 

Về cá ngân long

Mức độ chăm sócTrung bình
Tính cáchKhá dữ
Màu sắcTrắng
Tuổi thọ10 – 15 năm
Kích thướcLên tới 120 cm
Chế độ ănSăn mồi
Tên khoa học Osteoglossum bicirrhosum
Kích thước bể tối thiểu250 lít cho cá chưa trưởng thành, 800 lít cho cá trưởng thành
Bể nuôi Dòng chảy nhẹ với nhiều không gian thoáng

Cá Ngân Long có tên khoa học là Osteoglossum bicirrhosum. Chúng có môi trường sống tự nhiên ở các khu vực ngập nước, có nước đen hoặc là nước trắng tại Bắc Mỹ. 

Chúng có thể được tìm thấy ở sông Amazon, Oyapock và Essequibo. 

Môi trường ngoài tự nhiên của chúng nông, có nước chảy chậm. Loài cá này sẽ không thể sống được tại nơi có nước chảy xiết. 

Tuổi thọ

Cá ngân long là loài sống thọ. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống được 10-15 năm. Ngoài tự nhiên chúng có thể sống được tới 20 năm. 

Ngoại hình của cá

Cá ngân long

Cá ngân long có ngoại hình vô cùng đặc trưng, bạn có thể nhận ra ngay khi nhìn. Chúng có thân hình dài, mảnh với vây lưng và vây hậu môn nối liền với vây đuôi. Bộ vây nối liền này giúp chúng càng nhìn giống dải lụa hơn. 

Cá ngân long chưa trưởng thành có thể sẽ có vạch cam vàng trên thân. 

Cá rồng có mồm lớn với miệng ở phía bên trên. Đặc điểm cơ thể như vậy giúp cho chúng có thể đớp và nuốt con mồi dễ hơn. 

Chúng có bộ vảy lớn bạc bao phù toàn thân. Khi cá trưởng thành, bộ váy có thể hơi ngả đỏ, xanh lá hoặc là xanh dương. 

Phân biệt giới tính của cá ngân long sẽ tương đối khó bởi chúng không có ngoại hình khác biệt quá nhiều. Chúng đều có chung màu sắc và kích thước. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là cá đực sẽ thường gầy hơn và có vây hậu môn dài hơn. 

Tập tính của cá

Cá ngân long có hai chiếc râu nhỏ ở phía trước miệng. Bộ râu này có thể được dùng để cảm nhận rung động của côn trùng hoặc là các loại con mồi khác. Một khi chúng phát hiện con mồi, cá có thể nhảy ra để đớp chúng. 

Cá rồng là loài cá nhảy khỏe, đôi khi người ta còn thấy chúng có thể nhảy cao đến mức đủ để bắt được các loài chim bé. Vậy nên khi nuôi loài cá này bạn cần phải có nắp hoặc là lưới đậy bể để tránh chúng nhảy ra ngoài. 

Cá rồng là dòng cá săn mồi và cũng có kích thước vô cùng lớn vậy nên bạn cần xem xét kỹ trước khi nuôi cá rồng chung với các loài cá khác. 

Theo kinh nghiệm của mình thì cá ngân long sẽ hiền hơn một chút so với các dòng cá rồng khác như là huyết long, kim long,… Tuy nhiên bạn vẫn cần phải tránh nuôi chúng chúng với các loài cá quá bé. 

Cách chăm sóc cho cá rồng ngân long

Cá rồng là loài tương đối khó chăm sóc, vậy nên bạn cần nghiên cứu kỹ hoặc là cân nhắc nuôi các loài cá khác nếu như bạn là người mới nuôi. 

Cá rồng cần phải được đáp ứng một số nhu cầu thiết yếu để có thể sống khỏe. Chúng cần được nuôi trong bể đủ lớn với bộ lọc đủ khỏe nhưng không tạo dòng chảy quá mạnh. 

Kích thước bể và môi trường nuôi

Để nuôi cá ngân long chưa trưởng thành thì bạn cần phải có bể khoảng 250 lít. Với cá trưởng thành là bể tầm 800 lít. Cá ngân long sẽ có tốc độ phát triển nhanh vậy nên bạn nên chuẩn bị bể to ngay từ đầu để có thể đảm bảo được không gian sống cho cá.
Nuôi cá ngân long trong bể quá bé có thể khiến cho chúng gặp nhiều vấn đề, có thể kể đến là cá bị chậm lớn, stress, dễ bị bệnh. 

Cá ngân long có thân hình dài vậy nên bể cần phải đủ rộng để cho chúng có thể quay đầu được. Công thức đơn giản để tính kích thước bể nuôi cá là chiều dài bể ít nhất phải bằng 3 lần chiều dài của cá. Chiều rộng bể nên khoảng 1.5 chiều dài của cá. 

Cá ngân long sẽ hoạt động chủ yếu ở tầng mặt vậy nên chiều cao bể sẽ không quá quan trọng. 

Bạn có thể sử dụng thêm nền, đá và lũa để trang trí cho bể, mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hạn chế trang trí nhiều để giúp cá có nhiều không gian mở để bơi lội. 

Bể nuôi cá cũng cần phải có nắp hoặc là lưới đậy để tránh việc cá nhảy ra ngoài. 

Thông số nước

Cá ngân long khá nhạy cảm với thay đổi thông số nước cũng như là chất lượng nước kém. Vậy nên bạn cần phải có một bộ lọc tốt và thực hiện thay khoảng 10% nước mỗi tuần. 

Để có thể biết được mình có nên thay nước thường xuyên không thì bạn có thể thực hiện kiểm tra chỉ số NO3 có trong nước. 

Đôi khi nước nhìn sạch không có nghĩa là nước sạch. Các loại chất độc vô hình nhiều khi có thể bị tích tụ trong bể và làm bẩn nước. 

Xem thêm: Quá trình cycle bể cá

Nếu bạn phát hiện thấy NO3 đang vượt mức 50 ppm thì bạn cần phải thực hiện thay nước ngay. 

Cá ngân long sẽ thích nước trung tính, với độ pH vào khoảng 6.0 – 8.0. 

Độ cứng không quá quan trong khi nuôi loài cá nào. 

Khi nuôi cá thì bạn nên giữ cho nhiệt độ bể nằm trong ngưỡng khoảng 23 đến 28 độ C. 

Cá ngân long ăn gì?

Cá ngân long có thể được coi là cá săn mồi và cũng có thể là cá ăn tạp. Ngoài tự nhiên, thực đơn chính của chúng sẽ bao gồm các loài côn trùng, cá nhỏ hơn, ốc, thậm chí là các loài vật khác như là ếch, rắn, chim nhỏ,…. 

Chúng sẽ thích ăn mồi sống và cấu tạo của miệng cũng như là cơ thể của cá phù hợp để giúp chúng có thể săn mồi. 

Cách thức săn mồi của cá sẽ hơi giống cá sấu. Chúng sẽ bơi chậm và đợi ở gần mặt nước. Một khi chúng phát hiện có con mồi chúng sẽ phóng nhanh, có thể phóng lên cả phía trên mặt nước và đớp gọn lấy con mồi. 

Để nuôi cá khỏe mạnh thì bạn cần phải mô phỏng lại thực đơn ngoài tự nhiên của cá giống nhất có thể. 

Bạn có thể cho chúng ăn các loại côn trùng, cá mồi nhỏ, giun, trùn huyết, ếch nhái, hoặc các loại động vật giáp xác khác. 

Nếu muốn, bạn cũng có thể tập cho cá ăn thức ăn viên. Tuy nhiên, tập cho cá ăn thức ăn viên có thể sẽ hơi khó một tẹo, nhiều khi chúng có thể kén chọn và bỏ ăn nếu không được cho ăn mồi tươi sống. 

Xem thêm: Cách tập cho cá rồng ăn thức ăn viên. 

Bạn chỉ cần cho cá ngân long trưởng thành ăn một lần một ngày là đủ rồi. Mỗi lần cho cá ăn bạn hãy cho chúng lượng thức ăn đủ để cá có thể ăn hết trong vòng 2 phút. 

Cá ngân long nuôi chung với cá gì?

Cá rồng – loài cá mang vẻ đẹp quý phái nhưng cũng không kém phần hung dữ. Chúng có thể ăn thịt bất kì loại cá nào vừa miệng chúng. Vậy nên tìm bạn cùng bể cho cá rồng có thể là việc tương đối khó khăn.

Mặc dù cá ngân long có thể hiền hơn các loài cá rồng khác nhưng chúng vẫn khá dữ. Bạn chỉ nên nuôi chung chúng với các loài đủ lớn, có thể tự bảo vệ bản thân và sống ở tầng bể khác thì càng tốt. Các loài cá phù hợp để nuôi chung với cá ngân long có thể kể đến là: 

  • 1. Cá chuột mỹ
  • 2. Cá đuối nước ngọt (cá sam)
  • 3. Cá hổ indo
  • 4. Cá hồng két
  • 5. Cá pleco thường
  • 6. Cá lông gà
  • 7. Cá lóc cảnh
  • 8. Cá pacu
  • 9. Cá bút chì
  • 10. Cá oscar
  • 12. Cá ngân sa
  • 13. Cá kim ngân

Nuôi cá rồng sinh sản

Bạn sẽ rất khó để có thể nuôi cá ngân long sinh sản tại nhà. Mỗi năm chúng sẽ chỉ sinh sản một lần, vào mùa mưa giữa tháng 12 và tháng 1. Hầu hết cá ngân long hiện nay đều chỉ được nuôi sinh sản tại các trại cá ở Nam Mỹ. 

Quá trình sinh sản của chúng phải kéo dài một đến hai tháng. Khi vào thời điểm sinh sản, chúng sẽ xòe vây ra, bơi theo vòng tròn và rỉa vây nhau. Sau đó chúng sẽ ghép cặp và xây tổ để cá cái có thể đẻ trứng. 

Sau đó cá đực sẽ thụ tinh cho trứng và ngậm trứng vào trong miệng. Chúng sẽ ngậm trứng trong khoảng 2 tháng cho đến khi cá con nở và cá con tiêu thụ hết dinh dưỡng từ noãn hoàn. 

Khi cá con ra khỏi miệng cá đực thì chúng sẽ tương đối lớn. 

Bạn hãy nuôi cá con bằng artemia hoặc là trùn huyết và cho chúng ăn 2-3 lần một ngày. 

Các loại bệnh phổ biến ở cá ngân long

Cá ngân long khi đã quen với bể thì sẽ sống khá khỏe và hiếm khi bị bệnh nếu môi trường nước đủ sạch. Tuy nhiên nếu bạn nuôi chúng trong bể quá bé, ít khi được chăm sóc thì cá sẽ thường xuyên bị bệnh hơn. 

Một trong những bệnh phổ biến ở ngân long có thể kể đến là:

  • Cá bị lở miệng
  • Cá bị nấm
  • Cá bị túm đuôi
  • Cá bị xù vảy

Với loại bệnh nào cũng vậy, để có thể điều trị cho cá thì đầu tiên bạn cần phải giải quyết nguyên nhân gây bệnh đã. Bạn cần phải sử dụng bộ lọc đủ tốt để nuôi cá cộng với chăm sóc bể định kì để luôn giữ cho nước bể ở tình trạng tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải cho cá ăn vừa đủ, và dọn dẹp thức ăn thừa khi cá không ăn hết. 

Kết lại: bạn có nên nuôi cá ngân long không?

Cá ngân long rõ ràng không phải là loài cá phù hợp cho người mới nuôi. Lý do là chúng cần được chăm sóc, nuôi trong bể lớn và chúng có tuổi thọ cao, cần chế độ chăm sóc và cho ăn khá cụ thể. 

Bạn chỉ nên mua và nuôi cá khi có thể cung cấp cho cá nhu cầu sống cần thiết và chuẩn bị tâm lý để có thể chăm sóc cho chúng trong vòng nhiều năm về sau. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *