aquasetup

Tổng quan cách xử lý lũa thủy sinh

Mục lục

xử lý lũa thủy sinh

Lũa thủy sinh là phần quan trọng không thể thiếu nếu bạn muốn làm bể cá mang thêm nét tự nhiên. Sử dụng lũa cho vào bể cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những bước trong bài viết này là được. 

Các lưu ý đầu khi chọn lũa

Bước đầu tiên là chọn loại lũa cho bể cá. Dù là lũa nhặt ngoài tự nhiên hay lũa mua ngoài cửa hàng thì bạn đều cần phải lưu ý những điều sau:

1. Loại lũa sử dụng

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lũa ngoài tự nhiên để dùng cho bể cá. Tuy nhiên, không phải loại lũa nào cũng nên được dùng. Lý do bởi:

  • Mọi loại lũa đều sẽ rữa sau khi được sử dụng một thời gian. Lũa rữa sẽ khiễn cho bể bị đục. Vấn đề này có thể dễ dàng được xử lý bằng cách dùng bộ lọc tốt với vật liệu lọc cơ học như là bông lọc đầy đủ. 
  • Lũa tùy vào từng loại sẽ nhả tannin ít hoặc nhiều vào nước và làm vàng/ nâu nước. Tannin sẽ làm giảm pH bể một tẹo và không làm độc nước. Nếu cảm thấy khó chịu bởi nước vàng thì trong vài tuần đầu khi mới làm bể bạn cần phải chăm chỉ thay nước. 
  • Bạn không được sử dụng lũa tươi để cho vào bể cá. Mặc dù một số loại lũa vô hại nhưng mà một số khác có thể chứa nhựa có độc và có thể gây chết cá (điển hình là gỗ thông). 
  • Lũa khi mới cho vào bể có thể nổi. Lũa cứng sẽ dễ chìm hơn lũa mềm. Khi mới cho vào bể bạn cần phải đặt vật nặng lên để giúp lũa chìm cho đến khi chúng ngấm đủ nước. Hoặc bạn cũng có thể ngâm lũa trước để chúng dễ chìm hơn. 

2. Không gian trong bể

Lũa có thể cung cấp nơi trốn cho cá, tép. Tuy nhiên, có thanh lũa quá to trong bể cũng sẽ giới hạn không gian bơi lội cho cá, đặc biệt là nếu bạn có bể cá nhỏ. 

Hơn nữa, bạn cũng nên tránh sử dụng lũa có cạnh quá sắc hoặc quá nhọn nếu bạn nuôi cá có bộ vây dài như cá betta. Bộ vây của chúng có thể dễ dàng bị mắc vào cành lũa và bị rách. 

3. Chăm sóc cho bể

Để bể cá có thể ổn định và sạch thì bạn cần phải chăm sóc bể định kì. Việc chăm sóc bể sẽ bao gồm thay nước, hút cặn đáy và thỉnh thoảng lau kính, cọ rêu,…

Việc có nhiều vật trang trí như là lũa, đá sẽ khiến việc chăm sóc bể khó hơn một tẹo. Nếu vướng víu quá thì bạn thậm chí sẽ phải cần nhấc hẳn đá hoặc lũa ra để hút cặn đáy bể. 

4. Mục đích của thanh lũa

Lũa có thể được dùng để làm nơi trốn cho cá/ tép, sử dụng để làm hạ pH bể hoặc để làm nơi gắn cây thủy sinh. 

Vậy nên tùy vào mục đích và phong cách thủy sinh bạn định làm mà sẽ có loại lũa phù hợp. 

Cách xử lý lũa thủy sinh

Vậy là bạn đã tìm thấy một thanh lũa hoàn hảo. Bước tiếp theo là gì? 

Bạn cần phải làm sạch lũa và ngâm lũa trước nếu muốn chúng chìm trong bể dễ hơn. Nếu bạn nhặt lũa ngoài tự nhiên thì bạn cần phải có thêm một số bước xử lý khác. 

Bước 1: Phơi khô lũa (đối với lũa tự nhiên)

Có nhiều nhầm tưởng trên mạng hiện nay cho rằng bạn không sử dụng được lũa nhặt ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, bất kì mọi loại gỗ đều có thể được sử dụng cho bể cá nếu bạn biết cách xử lý. 

Đúng thật là một số loại gỗ tự nhiên có độc như là gỗ thông hoặc tuyết tùng để xua đuổi côn trùng. Không có bất kỳ loại gỗ nào, bao gồm cả gỗ thông có thể giết cá khi với điều kiện gỗ đã chết và được phơi nắng trong vài tháng. 

Dù một số loại cây có lá độc như là đào, đỗ quyên,..  gỗ của những loài cây này sẽ không có hoặc có rất ít độc. Cá phải ăn một lượng lớn gỗ mới có khả năng bị nhiễm độc. Và gần như không có loài cá nào ăn gỗ cả, trừ một số loại cá pleco. 

Gỗ thông có chứa tinh dầu nhựa thông. Loại tinh dầu này độc đối với cá những sẽ dễ bay hơi. Cây tuyết tùng cũng có chứa Polyphenol giúp xua đuổi côn trùng nhưng loại chất này cũng dễ bay hơi. Các loại chất độc trong gỗ/lũa chết sẽ biến mất hết nếu được phơi dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. 

Vậy nên, nếu bạn nhặt được gỗ tươi ngoài tự nhiên thì bạn sẽ không thể sử dụng chúng được ngay. 

Thay vì đó, bạn hãy phơi khô lũa nơi có nhiều ánh nắng trong khoảng 2 tháng hoặc hơn trước khi sử dụng. 

Bước 2: Loại bỏ bụi, đất bẩn

Đối với lũa mua ngoài cửa hàng thì có lẽ bạn không cần phải thực hiện bước này bởi lũa phần lớn đã được xử lý hộ bạn. 

Đôi khi, lũa chưa được xử lý có thể vẫn còn bám nhiều đất, bụi bẩn. Đầu tiên bạn hãy gõ mạnh vào lũa để đất, cát có thể rơi ra ngoài. 

Sau đó bạn hãy dùng bàn chải khô bỏ đi để cọ bề mặt lũa. Trong bước này bạn hãy cọ lũa sạch nhất có thể để loại bỏ hết được đất đá bám trên lũa. 

Bước 3: Cọ giấy ráp

Đôi khi, lũa tự nhiên có thể vẫn còn vỏ cây. Bạn cần phải loại bỏ vỏ cây đi để tránh chúng bị rữa ra trong bể. 

Loại giấy ráp bạn dùng nên là loại mịn. Nếu vỏ của lũa dày thì bạn hãy dùng giấy ráp loại thô hơn. Cuối cùng để loại bỏ vết xước thì bạn hãy kết thúc bằng cách chà loại giấy ráp mịn. 

Bước 4: Ngâm lũa

Bước cuối cùng là rửa qua và ngâm lũa. 

Đôi khi lũa khi cho vào bể có thể bị nổi. Bước ngâm lũa có thể giúp cho lũa nhả bớt tannin và đồng thời giúp chúng ngấm nước hơn trước khi cho vào trong bể. 

Bạn có thể ngâm lũa vài ngày hoặc một hai tuần nếu muốn và sau đó cho lũa vào bể chính. 

Bạn cần phải khử trùng lũa không? Lũa bị nhớt trắng thì sao?

xử lý lũa thủy sinh

Bạn không cần thiết phải khử trùng lũa. Lý do là bởi chúng chứa ít vi khuẩn, mầm bệnh hơn nhiều so với các loại cá/ ốc bạn cho vào bể. 

Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể thấy nhớt trắng xuất hiện vài ngày sau khi bạn thả thanh lũa mới vào trong bể. Khi cho vào trong nước, phần vỏ ngoài của gỗ sẽ mềm ra, cùng với các mầm nấm có sẵn trên đó, rêu trắng sẽ xuất hiện để ăn phần vỏ gỗ đang phân hủy. 

Nhớt trắng sau đó có thể tạo thành những lớp màng bao phủ quanh thân gỗ. Đôi khi nhìn có thể rất khủng khiếp. Đây là vấn đề phổ biến và không có gì đáng lo lắng. Lớp màng trắng này sẽ không làm ảnh hưởng gì đến bể cả.

Chúng còn có thể làm nguồn thức ăn bổ dưỡng cho cá hoặc tép.

Để xử lý thì bạn có thể để nguyên như vậy, lớp nhớt trắng này sẽ tự biến mất khi bể ổn định. Để đẩy nhanh quá trình thì bạn có thể nuôi thêm một số loài ăn nhớt trắng như là tép, ốc táo, cá bút chì, cá otto, cá pleco,…

Bạn có cần phải luộc lũa không?

Bạn không cần và cũng không nên luộc lũa trước khi cho vào bể. 

Nhiều nơi đang khuyên bạn làm vậy và thật sự thì đây là thông tin khá sai. Luộc lũa đúng là có thể giúp lũa ngấm nước hơn và loại bỏ mầm bệnh. Tuy nhiên, làm vậy cũng có thể phá hủy cấu trúc bên trong lũa và khiến cho chúng bị rữa nhanh hơn. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *