Bạn thấy trên mạng những bể cá có cây thủy sinh tươi tốt, có thể nhả bong bóng liên tục vào nước, nhìn vô cùng đẹp mắt. Tuy vậy, bạn không thể làm cây thở như vậy trong bể của mình? Có nhiều yếu tố có thể khiến cho cây có thể thở được và mình sẽ nói rõ hơn trong bài viết này.
Hiện tượng cây thở là gì?
Đầu tiên là ai cũng biết cây có quang hợp, kể cả cây thủy sinh. Khi chúng quang hợp vào ban ngày, cây sẽ giải phóng oxy. Đôi khi bong bóng khí oxy có thể đi ra khỏi lá cây dưới dạng giọt bong bóng.
Lý do là bởi cây giải phóng nhiều oxy nhanh hơn tốc độ oxy có thể hòa tan và trong nước bể. Từ đó tạo nên hiện tượng cây thở, tạo nên các giọt bong bóng nhỏ trong nước.
Cây thở có sống khỏe không? Liệu chúng không thở thì sao?
Thông thường, cây thủy sinh thở khi chúng tạo ra nhiều oxy hơn bình thường, tức là cây quang hợp hiệu quả hơn. Khi cây thở tức là chúng đang sống khỏe. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa rằng cây không thở thì chúng đang không khỏe.
Nếu nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp thì cây kể cả khi tạo ra nhiều oxy, lượng oxy đó có thể bị hấp thụ vào nước nhanh hơn, dẫn đến tình trạng cây không thở.
Lượng oxy cũng không phân bố đều trong bể. Thông thường thì dưới đáy bể sẽ có ít oxy hơn trên mặt bể. Đây là lý do bạn sẽ thường xuyên thấy cây thở ở gần mặt nước hơn.
Kết luận lại là: Cây thở là cây đang phát triển tốt, nhưng không phải loài cây nào phát triển tốt cũng sẽ thở.
Lý do cây thủy sinh không thở
Cây thủy sinh không thở sẽ do nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
- Nồng độ oxy trong nước thấp: Như đã nhắc đến bên trên, khi nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp, lượng oxy cây tạo ra sẽ nhanh chóng bị hấp thụ vào nước và không tạo thành giọt được.
- Bể thiếu CO2: CO2 là chất quan trọng đối với quá trình quang hợp của cây, thiếu CO2 có thể khiến cho cây không quang hợp hiệu quả được.
- Bể chiếu sáng ít: Giống như CO2, ánh sáng cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình quang hợp.
- Loại cây thủy sinh thở ít: Một số loại cây thủy sinh phát triển chậm sẽ có quá trình quang hợp chậm hơn, vậy nên chúng sẽ hiếm khi tạo đủ oxy để hình thành những giọt bong bóng nhỏ được.
- Bể có dòng chảy mạnh
Cách để giúp cho cây thủy sinh thở
Để giải thích thì mình sẽ viết công thức hóa học trong quá trình quang hợp của cây thủy sinh trước, đó là: 6 CO2 + 12 H2O + photon → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O. Nói một cách đơn giản hơn thì là CO2 + Nước + Ánh sáng → Đường (để tạo năng lượng cho cây) + Oxy + Nước.
Vậy để cây có thể thở được thì bạn cần phải bơm thêm CO2 và tăng thêm sáng cho bể. Dưới đây là 7 cách giúp cây thủy sinh của bạn có thể thở được:
1. Tăng CO2
CO2 tan trong nước dễ hơn nhiều so với Oxy. Vậy khi bạn bơm thêm CO2 vào bể, khí sẽ có thể nhanh chóng hòa lần vào trong nước, tạo nguyên liệu cho cây quang hợp.
Bạn nên sử dụng bộ CO2 bình nhôm (lazada), tuy đắt hơn so với các giải pháp CO2 khi mua nhưng bạn sẽ tiết kiệm hơn nhiều về lâu dài. Nếu bạn không có không gian cũng như điều kiện để mua bình nhôm, đổi bình hoặc bơm mới thì bạn có thể sử dụng các loại bộ chế.
Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống CO2 cho bể thủy sinh
2. Tăng cường độ sáng
Nhiều loại đèn thủy sinh có chức năng chỉnh cường độ sáng. Tăng cường độ sáng lên có thể giúp quá trình quang hợp xảy ra hiệu quả hơn.
Lưu ý: Bạn nên tăng sáng từ từ để cây có thể làm quen được dần đần với mức ánh sáng mới. Bạn cũng nên chỉ tăng sáng đến mức vừa đủ để cây thủy sinh có thể dùng hết được. Nếu không thì bể sẽ rất dễ bị bùng phát rêu hại. Một số loại rêu khó trị như là rêu chùm đen có thể sẽ xuất hiện nếu bạn không cẩn thận.
3. Thực hiện thay lượng lớn nước
Đôi khi bạn có thể thấy cây thủy sinh thở khi vừa mới thay một lượng lớn nước trong bể cá. Lý do là bởi nước máy thường chứa nhiều khí bên trong. Vậy nên khi thêm nước mới vào bể, nồng độ khí hòa tan cao sẽ giúp cho bong bóng khí ở lá cây dễ hình thành hơn.
Để dễ hơn thì bạn có thể sử dụng nước lọc RO. Nhờ cơ chế lọc của nước mà khi đi ra, nước sẽ chứa nhiều không khí hòa tan hơn, từ đó giúp cây dễ dàng thở hơn.
4. Tăng nhiệt độ bể (bạn cần cẩn thận khi tăng)
Bể cá ấm sẽ dễ có cây thủy sinh thở hơn. Lý do là bởi nước ấm có khả năng giữ khí kém hơn nước mát, từ đó khiến cho khí khó hòa tan vào nước ấm hơn, khiến cây có thể thở dễ dàng hơn. Lưu ý là bạn cần tránh tăng nhiệt độ quá nhanh và đảm bảo cây thủy sinh và cá có thể sống tốt trong mức nhiệt độ bạn điều chỉnh.
5. Trồng nhiều cây thủy sinh
Có hệ thống cây thủy sinh dày đặc trong bể sẽ giúp bạn dễ quan sát được hiện tượng cây thở hơn. Lý do là bởi bể trồng nhiều cây thủy sinh luôn có lượng oxy dồi dào trong nước, từ đó khiến cho bong bóng khí dễ hình thành từ lá cây hơn.
Đó cũng là lý do bạn sẽ thấy nhiều bể hà lan – loại bể trồng nhiều cây cắt cắm có cây thở mạnh.
Xem thêm: Các loại cây thủy sinh cắt cắm
6. Giảm dòng chảy của nước
Nếu lọc của bạn có dòng chảy quá mạnh, dòng nước có thể cuốn oxy trên lá cây đi trước khi chúng kịp hình thành bong bóng. Cách giải quyết khá đơn giản, bạn chỉ cần giảm dòng đi trong vòng 1 tiếng là được.
7. Tỉa và trồng lại cây cắm cắm
Tỉa và trồng lại ngọn của cây cắt cắm không chỉ khiến cây mọc bụi đẹp hơn mà còn giúp cây con phát triển khỏe mạnh hơn. Bạn sẽ thường xuyên thấy cây thở khi vừa mới được cắt và trồng mới. Thật ra trong trường hợp này cây chỉ thở do khí bị thoát ra từ thân và lá bị cắt mà thôi.
8. Trồng các loại cây dễ thở
Một số loại cây có thể tạo oxy nhanh hơn các loài cây khác, có thể kể đến là:
- Cây vảy ốc (lazada)
- Rong la hán (lazada)
- Cây lệ nhi (lazada)
- Cây rau đắng biển
- …
Kết lại
Cây thủy sinh không thở không phải là vấn đề gì nghiêm trọng cũng như không phải là dấu hiệu cho thấy cây đang không khỏe, có thể chỉ là do nồng độ oxy hòa tan trong bể của bạn đang thấp mà thôi.
Để cây có thể thở khỏe mạnh thì bạn có thể giúp cây quang hợp tốt hơn hoặc là làm tăng nồng độ khí hòa tan trong bể. Bạn có thể giúp cây quang hợp bằng cách tăng sáng, tăng CO2 cho bể. Để tăng nồng độ khí hòa tan trong nước thì bạn hãy thay nước, tăng nhiệt độ, trồng nhiều cây thủy sinh. Ngoài ra việc giảm dòng chảy và trồng các loại cây thủy sinh phát triển nhanh cũng giúp bạn dễ dàng quan sát được hiện tượng cây thở hơn.