aquasetup

Chi tiết cách trồng cây đước thủy sinh 

Mục lục

Đước thủy sinh

Bạn có lẽ cũng đã thấy cây đước (lazada) được trồng trong những bể cá trên mạng xã hội, video,… Bạn có lẽ cũng đã thấy cây đước ở ngoài tự nhiên hoặc trên các chương trình, phim ảnh quay ở khu vực bãi biển, các khu vực nước lợ. Tưởng tượng cảnh có thể trồng được một cây đước nhỏ với bộ rễ phát triển, bám xuống dưới nền cùng tán lá vươn lên cao thì khá là thú vị đúng không?

Bạn hoàn toàn có thể trồng cây đước trong bể cá tại nhà, dù là bể nước ngọt hay nước mặn. Tuy nhiên, để làm vậy thì bạn cần phải lưu ý thêm một số thứ mình sẽ nhắc đến thêm trong bài viết này. 

Về cây đước

Cây thủy sinh thường có dạng thân thảo, thân leo. Tuy nhiên, cây đước là trường hợp ngoại lệ, chúng là loại cây thân gỗ. Thực chất, bạn cũng không thể gọi cây được là cây thủy sinh được bởi chúng chỉ phát triển bộ rễ xuống phía dưới nước thay vì toàn bộ cây. 

Cây đước là loài cây mọc thành các bụi ngoài tự nhiên, tại các bờ biển, khu vực nước lợ, khu vực cát, bùn,… nơi mà không loài cây nào khác có thể sống được. 

Chúng sở hữu cơ chế lọc nước tuyệt vời, giúp chúng có thể lọc muối từ nước biển và thải muối thông qua lá. 

Hiện nay có khoảng 100 loại đước khác nhau, phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Đước chỉ sống tại những khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới bởi chúng không chịu được lạnh. Cây đước có khả năng phát triển bộ rễ lớn, phát triển từ thân và cắm thẳng xuống bùn/ cát. Bộ rễ lớn giúp chúng có thể cố định, không bị di chuyển bởi sóng/ thủy triều, giúp cản dòng chảy của nước, giảm tốc độ xói mòn của đất, cung cấp nơi sống cho hệ sinh vật đa dạng. 

Thông thường đước được bán dưới dạng mầm cây. Khi cây đước ra quả một thời gian, mầm hạt sẽ từ từ mọc dài ra từ đó, mầm cây có thể tự quang hợp để phát triển. Khi chúng đạt đủ độ dài thì mầm sẽ rụng xuống nước. Mầm cây có thể trôi nổi cả năm trước khi chúng trôi vào vị trí phù hợp để có thể bám rễ. Khi cây sẵn sàng phát triển rễ thì cấu trúc bên trong mầm cây sẽ thay đổi để cây có thể nổi được theo chiều dọc thay vì ngang và giúp cây dễ bám rễ xuống lớp bùn/ cát hơn. 

Cây đước có thể sống trong bể nước ngọt không?

Đước là loài cây sống khỏe và có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ cũng như là nước mặn. 

Lý do bạn không thấy cây đước mọc tại các khu vực nước ngọt ngoài tự nhiên là bởi đước là loài cây mọc chậm, cần nhiều thời gian để phát triển. Khi mọc tại nước ngọt, đước có thể dễ dàng bị các loài cây mọc nhanh khác cạnh tranh, lấy hết dinh dưỡng và không gian sống. 

Hơn hết nữa, đước cần thủy triều để giúp di chuyển hạt cây đi, giúp chúng sinh sôi thay vì chỉ phát triển ở một khu vực. 

Nếu trồng trong bể nước ngọt thì chúng sẽ vẫn có thể phát triển và sinh sống khỏe mạnh.

Cách trồng cây đước trong bể

Okay, nói về cây đước như vậy là đủ rồi, vậy bây giờ làm sao để trồng chúng vào trong bể? 

Đầu tiên là bạn không cần phải nhét hạt cây xuống dưới đất hay là trồng chúng. Bạn chỉ cần phải cho cây ngập nước một ít ở phía bên dưới và để cây theo chiều thẳng đứng là được. 

Cây khi đó sẽ tự phát triển bộ rễ xuống dưới nền. 

Bạn có thể ngâm cây ở trong lọ trước để chúng có thể ra rễ trước khi nuôi trong bể thủy sinh. 

Một khi cây đã bắt đầu ra rễ con và lá bắt đầu nhú ra ở phía đầu thì bạn có thể bắt đầu trồng cây vào trong bể. 

Khi trồng cây vào trong bể, bạn cần cố định cây gần mặt nước, không phải là chìm hoàn toàn trong nước hoặc là vùi xuống. 

Bạn cần để cho rễ cây có thể tự tìm đường xuống đáy bể. Làm vậy có thể giúp cây phát triển bộ rễ khỏe, dày đặc. Cây phải cần vài tháng để rễ của chúng có thể bám được xuống phía dưới nền. 

Cách chăm sóc cho cây

Thông số nước nuôi cây

Cây đước có thể dễ dàng sống sót tại điều kiện trong nhà và thông số nước bình thường để nuôi cá. Thông số tối ưu để trồng cây đước là:

  • Nhiệt độ: nhiệt đới, vào khoảng 23-28 độ C
  • Độ pH: 7.0 – 8.4
  • Độ cứng: 8 – 12 dKH
  • Độ mặn: 0 – 1.024 dg (với 1.024 dg là độ mặn tương đương với nước biển)

Ánh sáng

Bạn có thể dùng bất kì loại ánh sáng nào cũng được, đèn huỳnh quang, led, ánh sáng tự nhiên cũng được. Tuy vậy, bạn cũng cần phải lưu ý, nên cho đước nhiều ánh sáng nhất có thể để cây phát triển tốt. Lượng sáng tốt là vào khoảng 12 tiếng mỗi ngày. 

Nếu bạn trồng đước trong bể bạn có thể trồng dưới dạng nước nông như hình dưới. 

Đước thủy sinh

Hoặc bạn cũng có thể mua một cái giá đến có thể treo đèn được lên cao, giúp chiếu sáng toàn bộ phần lá phía trên của cây đước. 

Bạn nên tránh đặt lá cây đước quá sát mặt đèn bởi làm vậy có thể khiến lá cây bị cháy. 

Cắt tỉa

Bạn có lẽ không cần phải cắt tỉa quá nhiều bởi loài cây này phát triển cực chậm. Cây sẽ đạt kích thước cây trong nhà bình thường vào khoảng 1 năm. Sau khoảng thời gian đó, bạn có thể tiến hành tỉa và uốn cây như cây bonsai bình thường để cây có hình dạng và kích thước mong muốn (Uốn và tỉa bonsai không phải là chuyên môn của mình lắm nên xin phép bỏ qua phần này :D)

Dinh dưỡng

Cây cần bộ nền dày để có thể bám rễ và hấp thụ dinh dưỡng từ đó. Bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho nền bằng phân nước hoặc tốt hơn là phân nhét nếu bể đã làm một thời gian và cây có dấu hiệu phát triển chậm lại.

Lưu ý

Đước thủy sinh

Bạn chỉ nên nuôi đước trong điều kiện nước nhất định. Ví dụ như là bạn chỉ nên trồng đước trong nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, tránh trường hợp trồng chúng trong nước lợ rồi di chuyển chúng sang bể nước ngọt. 

Một khi cây đã lớn, phát triển thì đước sẽ thích nghi kém đi với thay đổi môi trường. Làm vậy có thể khiến cây bị stress và thậm chí có thể chết. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *