aquasetup

Cách nuôi ốc mượn hồn biển

Mục lục

Cách nuôi ốc mượn hồn biển

Tại các bãi biển ở Việt Nam hoặc trên thế giới có lẽ không khó để bạn có thể phát hiện các vỏ ốc có ốc mượn hồn bên trong. Tuy nhiên, khác với các loại ốc mượn hồn bạn thấy bán làm cảnh, ốc mượn hồn biển cân nước mặn để sống. 

Nếu bạn đang có một bể cá nước mặn thì tuyệt vời, bạn có thể nuôi ốc mượn hồn trong đó. Ốc mượn hồn là công nhân dọn vệ sinh chăm chỉ, chúng có thể giúp xử lý các loại thức ăn thừa và cặn hữu cơ trong bể.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có bể nước mặn và muốn nuôi ốc nhặt từ biển về thì mình khuyên bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị trước khi làm vậy. Bạn sẽ không thể nuôi chúng nếu thiếu bể nước mặn. Để làm bể nước mặn thì cũng cần phải đầu tư kha khá và cũng cần phải có kiến thức để chăm sóc. 

Nếu bạn muốn nuôi ốc mượn hồn thì mình khuyên bạn nên bắt đầu trước với ốc mượn hồn cạn. Chúng sẽ yêu cầu về chi phí chăm sóc ít hơn và chăm sóc chúng sẽ ít cần tìm hiểu hơn. 

Trong trường hợp bạn vẫn muốn nuôi ốc biển thì bạn hãy đọc thêm bài viết này. 

Về ốc mượn hồn

Ốc mượn hồn là loài giáp xác thuộc họ Paguroidea. Chúng có tên gọi như vậy là bởi vì chúng sống nhờ vỏ ốc của các loài ốc khác. Phần thân bên trong của ốc mượn hồn rất mềm, vậy nên chúng cần phải có vỏ ốc để có thể tự bảo vệ bản thân. 

Ốc mượn hồn không thể tự tạo vỏ cho riêng mình. Do đó, khi chúng phát triển lớn hơn thì ốc cũng sẽ cần phải tìm một chiếc vỏ mới. 

Ốc mượn hồn có thể được tìm thấy ở gần như mọi khu vực biển trên khắp thế giới. Chúng có thể sống ở khu vực nước mặn, trên cạn hoặc là nước mặn. Các loại ốc mượn hồn cảnh bạn thấy bán làm cảnh thường là ốc cạn. 

Ốc mượn hồn cạn có chế độ chăm sóc đơn giản và ít tốn kém hơn so với ốc mượn hồn biển. Ốc mượn hồn cũng có loại sống ở nước ngọt, tuy nhiên, chúng vô cùng hiếm và chỉ tồn tại duy nhất một loài ốc mượn hồn như vậy. Mình khá chắc bạn sẽ không thấy loài ốc này được bán làm cảnh. 

Làm bể nuôi ốc mượn hồn biển

Thông số nước

Ốc mượn hồn biển thường được tìm thấy tại bờ biển hoặc khu vực rạn san hô do đó chúng có cùng nhu cầu về môi trường nước đối với các loài cá biển khác. 

Nhiệt độ lý tưởng để nuôi ốc mượn hồn biển là vào khoảng 22°C – 26°C. Độ pH lý tưởng để nuôi ốc là vào khoảng 8.1-8.4. Độ mặn của bể nên vào khoảng 1.021 – 1.028, đây cũng là độ mặn của nước biển. 

Để có thể pha nước biển thì bạn hãy mua những loại muối pha nước biển chuyên dụng, tránh sử dụng muối i ốt hoặc các loại muối đã qua xử lý. 

Sau đó bạn hãy pha muối vào nước với tỉ lệ 35g muối cho mỗi 1L nước

Kích thước bể

Độ lớn của bể sẽ phụ thuộc vào số lượng ốc mượn hồn bạn định nuôi. Để nuôi 1-2 con ốc mượn hồn thì bạn cần bể có thể tích tối thiểu vào khoảng 30 lít. 

Nền và đồ trang trí

Ốc mượn hồn cần có nền để có thể đào, trốn và đá để cung cấp nơi trốn, nơi trèo. Bạn có thể sử dụng cát hoặc vỏ sò nghiền làm nền. Đồ trang trí thì bạn có thể sử dụng đá, vỏ sò hoặc là cây giả. 

Ánh sáng

Ốc mượn hồn cần có ánh sáng để có thể duy trì được đồng hồ sinh học. Bạn cần cho ốc ánh sáng định kỳ hàng ngày để có thể mô phỏng lại được ánh sáng tự nhiên. 

Chăm sóc cho ốc

Giống như khi nuôi cá, bạn cần phải chăm sóc cho bể định kì để loại bỏ chất độc tích tụ. Bể cần được châm thêm nước lọc RO để không làm tăng khoáng cũng như độ mặn trong nước. 

Ngoài ra, bạn cũng cần phải thay nước cho bể định kì với nước muối pha sẵn. 

Chế độ ăn của ốc mượn hồn

Ốc mượn hồn là loài ăn tạp và cần có chế độ ăn đa dạng để tránh việc chúng bị thiếu hụt chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực đơn của ốc nên bao gồm cả thực vật lẫn thức ăn từ động vật. Ngoài ra thức ăn cần phải giàu canxi và các loại chất khoáng khác để ốc có thể lột xác và phát triển lớp vỏ ngoài cứng, khỏe mạnh. 

Bạn nên cho ốc ăn hàng ngày với lượng thức ăn ít, vừa đủ. Các loại thức ăn tốt có thể kể đến là rong biển khô, hoa quả, rau củ luộc và một ít thịt hải sản.
Bạn cũng có thể cho ốc ăn các loại đồ ăn đông lạnh như là artemia. 

Bạn cần tránh cho ốc ăn quá nhiều và cần phải hút thức ăn thừa ra khỏi bể nếu ốc không ăn hết. Thức ăn thừa có thể phân hủy nhanh chóng và làm cho bể bị tích tụ chất độc gây hại. 

Ốc mượn hồn lột xác

Giống như các loài giáp xác khác như cua, tôm,.. Ốc mượn hồn cũng sẽ cần phải lột xác khi chúng phát triển. Khi ốc lớn lên, lớp vỏ ngoài của chúng sẽ không lớn theo, khi đó chúng cần phải lột lớp vỏ cũ ra và phát triển lớp vỏ mới to hơn.

Lột xác cũng giúp ốc mượn hồn loại bỏ các loại động vật kí sinh và các loại sinh vật có hại khác ở trên lớp vỏ cũ. 

Dấu hiệu ốc mượn hồn lột xác có thể kể đến là chúng không hoạt động nhiều, dành nhiều thời gian để trốn và có thể có màu sắc nhạt hơn. 

Để giúp quá trình lột xác diễn ra thuận tiện hơn thì bạn cần tránh tác động vào ốc trong khoảng thời gian này. Hơn hết nữa, bạn cũng cần phải cho chúng nhiều chỗ trốn nhất có thể. 

Hành vi bình thường của ốc mượn hồn

Ốc mượn hồn là loài hay tò mò, thích đi khám phá xung quanh để tìm thức ăn và mở rộng lãnh thổ. 

Bạn cần phải cho chúng nhiều chỗ để bò như là đá, cành cây, cây giả. 

Ốc mượn hồn là loài sống cộng đồng, vậy nên chúng cần phải được nuôi theo nhóm. Tuy nhiên, một số loài ốc mượn hồn vẫn sẽ thích sống một mình hơn. Vậy nên bạn có thể nghiên cứu về loài ốc mượn hồn định nuôi để cho chúng môi trường sống phù hợp. 

Ốc mượn hồn dù sống cộng đồng nhưng đôi khi chúng vẫn sẽ hung hăng với con cùng loài nếu bể bị thiếu tài nguyên như là thức ăn. Để tránh trường hợp này xảy ra thì bạn hãy cho ốc ăn thường xuyên với lượng thức ăn nhỏ, ngoài ra, bạn cũng nên cho chúng đầy đủ không gian sống. 

Ốc mượn hồn cũng sẽ có thể bị stress và bị làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để ngăn chặn tình trạng stress ở ốc thì bạn hãy cho chúng môi trường sống ổn định, được chăm sóc thường xuyên. 

Các yếu tố như là thông số nước, thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng nên được giữ nguyên và được cung cấp đều mỗi ngày. 

Kết lại

Ốc mượn hồn biển là loài cần chế độ chăm sóc kỹ hơn so với ốc nước. Tuy nhiên, khi bạn có thể cho chúng các yếu tố ốc cần thì ốc mượn hồn biển sẽ sống khá khỏe, ít bị bệnh tật. 

Chúng cũng có thể trở thành công nhân dọn vệ sinh chăm chỉ cho các bể cá cảnh nước mặn. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *