aquasetup

8 loại bèo thủy sinh đẹp, phổ biến nhất

Mục lục

Bèo thủy sinh là loại cây được đánh giá thấp. Nếu có thể thì bạn nên nuôi bèo, ngoài làm đẹp cho bể thủy sinh thì chúng còn có tác dụng lọc nước tuyệt vời. Bèo có thể giúp xử lý được chất độc tích tụ trong nước như là nitrate. Khi nuôi các loại cây phát triển nhanh như là bèo thì bạn sẽ thậm chí không cần phải thay nước thường xuyên nữa. 

Bên dưới là danh sách các loại bèo thủy sinh đẹp bạn có thể cân nhắc để mua cho bể của mình. 

1. Bèo nhật (Limnobium laevigatum)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo nhật (lazada) hay còn được gọi là bèo rễ dài là một loài cây bạn có thể dễ dàng trồng nếu bể có ánh sáng cao. Bèo nhật nói riêng và các loại bèo nói chung đều không cần đất nền và CO2 để sống. 

Loại bèo này rất dễ sinh sản, nếu điều kiện môi trường thuận lợi thì chỉ cần một cây bèo cũng đủ để sinh sản khắp bể của bạn. Khi đó rễ của nó cũng mọc dài ra, có thể dài đến hơn 20cm, nếu bạn có những bể cá thấp thì rễ bèo sẽ mọc dài xuống dưới nền và hút dinh dưỡng từ đó. 

Bèo nhật thích ánh sáng cao và nước chảy chậm nên phù hợp để trồng tại các chậu cá ngoài trời hơn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể trồng nó trong bể cá trong nhà nếu muốn. 

Cây có thể giúp xử lý vấn đề về rêu hại, giúp loại bỏ chất độc và dinh dưỡng dư thừa trong bể cá. 

2. Bèo rễ đỏ (Phyllantus fluitans)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo rễ đỏ (lazada) là loại bèo phổ biến để nuôi trong bể cá hơn so với bèo nhật. Chúng có bộ rễ rộng to và có màu đỏ giống như tên gọi vậy. Không chỉ rễ mà lá của bèo cũng có thể chuyển đỏ nếu có điều kiện ánh sáng tốt. 

Loại bèo này cũng có khả năng sống khỏe, có thể nhanh chóng lan ra khắp bể của bạn trong khoảng thời gian ngắn. 

Bèo rễ đỏ phù hợp để trồng trong các loại bể có dòng chảy chậm và ít động trên mặt nước. 

Các loại bèo nói chung đều giúp hút dinh dưỡng dư thừa trong nước, xử lý được vấn đề về rêu hại và cung cấp chỗ trú ẩn cho các loài tép và cá nhỏ. 

3. Bèo tấm (Lemna minor)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo tấm (lazada) là một loại bèo có chức năng lọc nước và che sáng tuyệt vời khác cho bể thủy sinh. Bèo có lá nhỏ và có tốc độ phát triển, sinh sôi nhanh. Tuy vậy bạn chỉ nên trồng bèo tấm trong những bể cá bé và có dòng chảy yếu bởi vì loại bèo này rất dễ bị thổi bay khắp bể. Hơn hết nữa tại chúng phát triển nhanh nên bèo sẽ dễ mắc vào khắp nơi nếu bạn không cẩn thận. 

Bèo có kích thước vô cùng nhỏ nên phù hợp để thả trong những bể cá mini. Mình không thích nuôi loại bèo này trong bể to lắm bởi chúng dễ dính khắp nơi nếu không cẩn thận.

Trừ những điều trên ra thì bèo tấm vẫn là loại bèo tuyệt vời và đẹp để nuôi trong bể thủy sinh.

4. Bèo cái (Pistia stratiotes)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo cái hay còn được gọi là bèo tai tuọng là loại bèo bắt nguồn từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bèo cái cũng là loài cây phát triển nhanh, sống khỏe, cần ánh sáng cao để có thể phát triển. Bèo cái tương đối lớn so với các loại bèo khác nằm trong danh sách này, với lá cây có thể cao tới 14cm. Vậy nên bạn chỉ nên nuôi bèo cái trong những bể thủy sinh lớn hoặc là bể ngoài trời. 

5. Bèo ong (Salvinia)

Các loại bèo thủy sinh

Họ bèo ong (lazada) gồm nhiều loại bèo khác nhau như là bèo tại chuột lớn, bèo tai chuột, bèo vảy ốc,… Chúng đều là loại bèo thuộc chi salvinia hay còn gọi là chi bèo ong. Các loại bèo ong thủy sinh có thể kể đến là:

  • Bèo tai chuột lớn (Salvinia molesta)
  • Bèo tai chuột (Salvinia minima)
  • Bèo vảy ốc (Salvinia natans)

Các loại bèo này có đặc điểm chung là lá mới mọc lên sẽ phát triển thành cụm với kết cấu nhìn giống như tổ ong. Lá bèo có hình oval và có lông ở mặt dưới. 

6. Bèo tía rễ đỏ (Lemna polyrrhiza)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo tía rễ đỏ (lazada) hay còn gọi là bèo tấm tía là một loại bèo cùng chi với bèo tấm (chi Lemna). Bèo tía rễ đỏ thường mọc thành thảm bèo ngoài tự nhiên, che lấp hết bề mặt nước tại khu vực lớn. 

Lá bèo có kích thước lớn hơn bèo tấm thường, vào khoảng 0.5-1 cm. Phần phía trên mặt lá có màu xanh, đôi khi hơi có ánh đỏ. Trong khi đó mặt dưới lá sẽ có màu đỏ thẫm. 

Bèo tía rễ đỏ là loại bèo nhỏ, phát triển nhanh, phù hợp để nuôi trong bể thủy sinh có kích thước trung bình bé. 

7. Bèo hoa dâu (Azolla filiculoides)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo hoa dâu (lazada) là tên một chi bèo phổ biến với tên khoa học là Azolla. Loại bèo hoa dâu phổ biến nhất là bèo hoa dâu Azolla filiculoides. Chúng có nguồn gốc từ khu vực nước ấm nhiệt đới của Mỹ, Châu Á và Châu Âu. 

Bèo hoa dâu là loài bèo phát triển nhanh với kích thước lá vào khoảng 1-2cm. Bèo có màu xanh hơi ánh đỏ ở bên cạnh. Bèo hoa dâu thích bể với ánh sáng mạnh và dòng chảy yếu. 

8. Bèo hoa dâu đỏ (Azolla rubra)

Các loại bèo thủy sinh

Bèo hoa dâu đỏ (lazada) có ngoại hình khá tương đồng với bèo hoa dâu thường, chỉ khác là chúng có màu đỏ đậm. Giống như các loại bèo khác, bèo hoa dâu đỏ là loại bèo phát triển nhanh và thích bể có dòng chảy chậm. 

Mẹo: Sử dụng vòng cho cá ăn

Các loại bèo thủy sinh

Trong trường hợp bể cá của bạn có dòng chảy quá mạnh nhưng bạn vẫn muốn nuôi bèo thì bạn có thể sử dụng vòng cho cá ăn (lazada) hoặc là các loại vòng nổi khác. Làm vậy sẽ tránh được việc bèo bị dòng nước thổi đi khắp nơi và chúng có thể phát triển được.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *