Để tìm loài cá nuôi chung với cá sóc đầu đỏ thì tương đối dễ bởi chúng là loài cá hiền lành, có thể sống được với mọi loài cá hiền lành có chung kích cỡ khác.
Trong bài viết này, cá bảy màu và cá mún là loài cá phù hợp để nuôi chung với sóc đầu đỏ và sẽ không bao giờ có thể xảy ra vấn đề gì. Cá sóc đầu đỏ cũng có thể sống chung được với các loại cá đẻ con khác.
Lưu ý rằng Cá sóc đầu đỏ dù hiền lành nhưng vẫn có kích thước lớn hơn so với các loài tetra khác như là cá neon và ember tetra. Nhiều người sẽ có nuôi tép trong bể thủy sinh, vậy nên bạn vẫn cần phải để ý nếu muốn nuôi cá sóc đầu đỏ trong trường hợp này. Nếu bể của bạn ít chỗ trốn thì các con tép bé sẽ dễ trở thành mồi cho cá.
Dưới là các loài cá bạn có thể nuôi chung với sóc đầu đỏ
1. Cá neon
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 21-27°C
- Độ pH: 6.0-7.0
- Độ cứng: 50 – 100 ppm
Cá neon có thể được coi là dòng cá tetra phổ biến nhất hiện nay. Loài cá nhỏ nhắn, ưa hoạt động này có thể được nuôi chung cùng với cá sóc đầu đỏ bởi nhiều lý do. Đầu tiên là chúng hiền lành, không tranh giành thức ăn và lãnh thổ với cá sóc đầu đỏ. Hai là dù chúng muốn gây sự thích chúng cũng quá bé để làm vậy.
Cá neon chỉ đạt đến kích thước trung bình vào khoảng 3cm. Bạn nên nuôi cá neon theo đàn để chúng cảm thấy thoải mái hơn.
2. Ember tetra
- Kích thước: 2-3cm
- Tích cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nước: 23–29°C
- pH: 6.0–7.0 pH
- Độ cứng: 90—200 ppm
Tiếp tục với danh sách là một loài cá tetra nhỏ khác. Cá ember tetra là loài cá đặc biệt ưa thích của mình cho những bể cá bé.
Chúng có kích thước nhỏ, chỉ lên tới 2-3cm. Kích thước này là đủ to để không bị cá sóc đầu đỏ có thể ăn được. Chúng đều có chung môi trường sống tự nhiên giống nhau nên sẽ có môi trường yêu thích, thức ăn và tập tính tương tự. Cá ember tetra có màu cam đỏ, có thể là điểm nhấn nổi bật trong những bể trồng nhiều cây xanh.
Về tính cách thì cá ember tetra nói riêng và các loại tetra khác nói chung khá hiền lành, sẽ không bảo vệ lãnh thổ cũng như tấn công cá khác, phù hợp để nuôi chung với cá sóc đầu đỏ. .
3. Neon đen
- Kích thước: 4 cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
- Độ pH: 5.5-7.5
- Độ cứng nước: 50—150 ppm
Cá neon đen là một trong những loài cá tetra bị đánh giá thấp, không được nổi tiếng bằng cá neon thường. Tuy vậy, chúng vẫn là một trong những loài cá được ưa thích nhất của mình. Dù cho tên gọi có vẻ giống nhau nhưng cá neon đen có họ hàng khá xa so với cá neon thường và chúng có nhiều điểm khác biệt. Cá neon đen khỏe hơn, có kích thước to và thân hình mập hơn một tẹo so với neon thường.
Chúng thường bạo hơn, bơi ở tầng phía trên bể hơn so với cá neon thường. Do có kích thước lớn hơn một tẹo và tính cách bạo dạn hơn nên trước mình cũng gặp chút khó khăn khi nuôi chung chúng với cả tép. Cá neon sẽ thỉnh thoảng rỉa và ăn tép nếu tép vừa miệng của chúng. Nhưng nhìn chung thì cá neon vẫn là loài cá hiền lành và có thể được nuôi chung với sóc đầu đỏ.
4. Bảy màu
- Kích thước: 4 cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
- Độ pH: 7.0-8.0
- Độ cứng nước: 70—140 ppm
Cá bảy màu là lựa chọn tốt để nuôi chung với cá sóc đầu đỏ bởi chúng hiền lành và có kích thước bé. Cá bảy màu là loài cá ưa hoạt động, tuy nhiên sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ làm phiền đến các loài cá khác.
Nếu bạn muốn chọn nuôi những con cá sặc sỡ hơn thì bạn có thể nuôi bảy màu đực. Hoặc nếu bạn muốn bể mang nét tự nhiên hơn thì bạn có thể xem xét mua các dòng bảy màu như là bảy màu rừng hay còn gọi là bảy màu endler.
Nhìn chung thì cá bảy màu sẽ sống hòa hợp với cá bình tích và bạn sẽ không cần lo về việc nuôi chung hai loài cá này với nhau.
5. Mún
- Kích thước: 4cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
- Độ pH: 7.0-8.0
- Độ cứng nước: 70—140 ppm
Cá mún cũng là một loài cá hiền, có thể được nuôi chung với nhiều loài khác, bao gồm cả cá sóc đầu đỏ và cá bảy màu. Chúng sống tốt nhất khi được nuôi trong bể có kích thước trung bình lớn và được nuôi theo đàn.
Cá mún có có màu sắc nổi bật, có thể là điểm nhấn ấn tượng trong bể trồng nhiều cây xanh. Thông thường cá mún sẽ có màu đỏ cam, nhưng bạn vẫn có thể tìm được các loại màu đen, trắng, vàng, xanh,…
Bạn cần lưu ý là cá mún nói riêng và các dòng cá đẻ con nói chung đều có tốc độ sinh sản nhanh, vậy nên nếu bạn không có biện pháp kiểm soát thì số lượng cá sẽ bị bùng phát.
6. Cá bình tích
- Kích thước: 12cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nước: 22° C đến 26° C
- Độ pH: 7.5 đến 8.5
- Độ cứng: 200—300 ppm
Cá bình tích là loài cá lớn, lớn hơn so với các loài cá đẻ con khác như là cá bảy màu hoặc cá mún, có thể lên tới 12cm. Tuy vậy, cá bình tích là loài cá hiền lành vậy nên bạn vẫn có thể nuôi chung chúng với các loại cá nhỏ hơn như là cá sóc đầu đỏ.
Do chúng là các loài cá lớn vậy nên bạn nên nuôi cá bình tích trong những bể có kích thước tối thiểu là 40 lít. Ngoài ra bạn nên nuôi chúng theo tỉ lệ là 3 cái 1 đực. Nếu bạn nuôi quá nhiều cá đực thì chúng có thể tấn công lẫn nhau khi đến lúc sinh sản hoặc cá cái bị làm phiền quá mức, dẫn đến việc cá bị stress.
7. Sặc gấm
- Kích thước: 5cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 50—150 ppm
Cá sặc gấm là loài cá đến từ khu vực Nam Á. Chúng thích sống trong khu vực nước chảy chậm và có nhiều màu sắc khác nhau.
Cá sặc gấm còn có thể có màu xanh, đen, nâu,…
Loài cá này thường hiền lành và bạn có thể nuôi chung chúng với các loài cá khác không quá lớn hoặc quá hung dữ. Vậy nên bạn có thể cân nhắc nuôi chung cá sặc gấm với cá sóc đầu đỏ.
Tuy nhiên bạn nên tránh nuôi cá sặc gấm với các loài có màu sắc quá rực rỡ. Lý do bởi cá đực đôi khi có thể trở nên hung dữ trong mùa sinh sản và chúng có thể nhầm lẫn các loài cá đó với con đực cùng loài khác.
8. Cá chuột
- Kích thước: 4 cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 23-26°C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 50—150 ppm
Cá chuột có tích cách hiền lành, thường xuyên hoạt động dưới đáy bể, là bạn cùng bể vô cùng phù hợp với cá sóc đầu đỏ cũng như vô số các loài cá khác. Lý do là bởi cả hai loài này đều là loài cá hiền lành và sẽ không bao giờ làm phiền đến nhau.
Chúng là loài sống tầng đáy, bạn nên cho cá chuột ăn các loại thức ăn chìm chuyên dụng riêng và các loại thực phẩm tươi sống giàu protein để chúng có thể phát triển tốt nhất.
Bạn cũng nên lưu ý rằng cá chuột là loài cá bơi theo đàn, bạn cần phải nuôi chúng theo số lượng tối thiểu là 6 con để cá có thể thoải mái, hoạt động nhiều hơn và hạn chế tình trạng cá bị stress. Nếu nuôi cá với số lượng ít thì cá chuột sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để trốn trong hốc đá, tán cây. Nuôi cá để làm gì nếu bạn không thể ngắm chúng đúng không?
9. Cá rìu vạch
- Kích thước: 4cm
- Tính cách: hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 23-26°C
- Độ pH: 6.0-7.0
- Độ cứng nước: 20-200
Cá rìu vạch là loài cá cảnh nước ngọt thuộc họ Gasteropelecidae và có mối tương đồng với họ cá tetra như là các loài neon, sóc đầu đỏ hoặc cá nana. Ngoài tự nhiên, cá búa rìu sống tại các khu vực Nam và Trung Mỹ.
Bạn có thể dễ dàng thấy được tại sao chúng lại có tên gọi như vậy. Cá rìu vạch có thân hình mảnh, với vây ngực kéo dài ra nhìn như một chiếc rìu. Phần cơ ngực của cá khỏe, vì vậy chúng có thể nhảy rất cao khỏi mặt nước, để trốn chạy kẻ thù hoặc để săn mồi.
Chúng thích nước tại khu vực nhiệt đới do môi trường sống của chúng nằm ở đó. Vậy nên bạn giữ nước nuôi cá ở nhiệt độ ấm với độ pH hơi mang tính axit. Tuy vậy, cá vẫn có thể sống được ở các mức độ pH và độ cứng khác nhau.
Khi nuôi cá rìu vạch bạn nên nuôi chúng theo đàn từ 6-12 con bởi chúng là loài cá bơi theo đàn.
10. Diếc anh đào
- Kích thước: 5cm
- Tích cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nước: 23–26°C
- pH: 6.0–7.0 pH
- Độ cứng: 70—140 ppm
Cá diếc anh đào cũng là một loại cá thủy sinh phổ biến không kém. Chúng có là loài cá hiền lành, có kích thước nhỏ và hoàn toàn có thể nuôi chung với cá sóc đầu đỏ.
Cá diếc anh đào giống như tên gọi, có màu đỏ rực với sọc đen chạy dọc từ đầu tới cuối thân. Màu sắc cũng như tính cách hòa đồng có thể giúp cá là lựa chọn tuyệt vời để nuôi trong các bể thủy sinh trồng nhiều cây cối.
11. Cá trâm
- Kích thước: 2cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 20-28°C
- Độ pH: 6.8-7.8
- Độ cứng: 20—90 ppm
Cá trâm là loài cá thủy sinh nhỏ. Chúng chỉ có thể đạt tới kích thước trưởng thành khoảng trên 1cm và thường được bán theo bầy khoảng 50-100 con.
Thậm chí đôi lúc cá trâm còn được bán để làm cá mồi cho các loài cá lớn hơn.
Tuy ngoại hình nhỏ bé nhưng chúng có thể có màu sắc vô cùng đẹp, bạn có thể nhìn rõ hơn khi chúng bơi thành đàn trong bể.
12. Cá trâm galaxy
- Kích thước: 2-2.5cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 20-24°C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 75—300 ppm
Bạn có thể để ý tên gọi cá Trâm galaxy có chi họ cá chép, cùng với loài cá trâm và cá tam giác.
Loài cá này được tìm thấy vào năm 2006 và từ đó đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng thủy sinh bởi kích thước nhỏ, màu sắc ấn tượng và bản chất hiền lành của chúng.
Cá trâm galaxy sống ở những khu vực ao hồ có nước sạch vậy nên bạn cần phải có một bộ lọc tốt để có thể nuôi và chăm sóc được cho chúng.
13. Cá tam giác
- Kích thước: 4cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-27°C
- Độ pH: 6.0-7.5
- Độ cứng: 50—150 ppm
Cá tam giác là loài cá phù hợp để nuôi trong bể cộng đồng. Chúng có tích cách hiền lành và không có kích thước quá lớn (tầm khoảng 4-5cm).
Nếu bạn nuôi chúng với số lượng nhỏ thì chúng sẽ rất nhát và giành hầu hết thời gian trong ngày để trốn. Vậy nên bạn cần phải nuôi cá tam giác theo nhóm ít nhất là 6 con.
Bạn lưu ý rằng cá tam giác là loài cá bơi nhanh, thích dòng chảy mạnh. Và giống như các loài cá bơi nhanh khác, cá tam giác rất dễ nhảy ra ngoài. Vậy nên khi nuôi cá tam giác thì bạn nên có nắp đậy bể hoặc trồng thêm các loại cây trên mặt nước như là bèo.
14. Cá sọc ngựa
- Kích thước: 4cm
- Tính cách: hiền lành
- Nhiệt độ nước: 20 °C – 27 °C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng: 50ppm – 140ppm
Loại cá sọc ngựa phổ biến nhất hiện nay là sọc ngựa dạ quang. Đó là một dòng cá sọc ngựa được chọn lọc và biến đổi gen từ cá sọc ngựa ngoài tự nhiên để có được màu sắc sặc sỡ và có thể cũng sẽ có bộ vây dài và đẹp hơn. Tuy vậy, dù là loại cá sọc ngựa nào thì về mặt bản chất chúng đều giống nhau.
Chúng là loài cá ưa hoạt động, bơi theo đàn và thích sống ở khu vực nước có dòng chảy mạnh. Sai lầm lớn nhất của nhiều người khi mua cá sọc ngựa là nuôi chúng trong những bể có kích thước bé. Vì cá bơi nhanh nên bạn cần phải nuôi cá sọc ngựa trong những bể có thể tích từ 50 lít trở lên.
Ngoài ra thì cá sọc ngựa cũng không quá lớn và chúng là loài cá hiền lành nên bạn hoàn toàn có thể nuôi chung cá sọc ngựa với cá sóc đầu đỏ.